9
|
Chủ nhiệm nhiệm vụ:
Họ và tên: Nguyễn Văn Hải
Năm sinh: 1979; Nam/ Nữ: Nam
Học hàm, học vị: Tiến Sĩ
Chức vụ: Trưởng Phòng công tác chính trị và sinh viên.
Điện thoại: 0888866339
Tên tổ chức đang công tác: Trường Đại học Giao thông vận tải
Địa chỉ tổ chức: số 3 phố Cầu Giấy, P.Láng Thượng, Q.Đống Đa, Hà Nội.
Địa chỉ nhà riêng: P510, khu TT 2,1ha, tổ 7, P. Cống Vị, Q. Ba Đình, TP. Hà Nội.
|
15
|
Tóm tắt kết quả thực hiện nhiệm vụ:
- Xây dựng một số tiêu chí xã thông minh trên cơ sở xã nông thôn mới, áp dụng thử nghiệm sản phẩm của đề tài tại xã An Thạnh 1, huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng, Bộ tiêu chí xã nông thôn mới thông minh đã được xây dựng là cơ sở để đánh giá Xã thông minh, có thể áp dụng cho các xã khác ở trong và ngoài tỉnh Sóc Trăng.
- Xây dựng mô hình hệ thống chiếu sáng công cộng thông minh sử dụng điện năng lượng mặt trời, Hệ thống bao gồm trạm điện năng lượng mặt trời có chức năng hòa lưới điện quốc gia và các phụ tải kết nối đến trạm, bao gồm: đèn chiếu sáng công cộng cho tuyến đường chính của xã, cổng chào điện tử, bảng điện tử hiển thị thông tin và văn phòng 1 cửa của Ủy ban nhân dân xã An Thạnh 1. Có thể điều khiển và giám sát từ xa các hoạt động của hệ thống, hệ thống điện năng lượng mặt trời phát điện năng đã được lắp đặt và đi vào hoạt động từ tháng 1 năm 2021, theo số liệu quan sát mỗi tháng đã tiết kiệm tiền điện cho Ủy ban nhân dân xã An Thạnh 1 khoảng 2 triệu đồng, nguồn điện còn được cấp vào lưới điện Quốc gia. Ước tính khoảng 4 năm là có thể thu hồi vốn. Ngoài ra, toàn bộ dữ liệu về tiêu thụ điện năng và phát điện hòa lưới, cũng như các thông tin về vận hành hoạt động cho các hệ thống điện kết nối đến trạm đều được lưu trữ trên server, từ đó có được nguồn cơ sở dữ liệu để đánh giá tình hình sử dụng điện của đơn vị cũng như khả năng phát điện của trạm theo thời gian, đồng thời từ đó cũng dễ dàng xác định được tiêu thụ điện năng của các tải để có thể xác định lỗi tải, kịp thời khắc phục để đảm bảo an toàn và tránh lãng phí điện năng. Hệ thống cũng đem lại hiệu quả gián tiếp là giúp người dân làm quen, tiệm cận và chủ động sử dụng công nghệ năng lượng mới. Từ khi lắp đặt hệ thống của đề tài, đã có 50% hộ dân của xã chủ động đầu tư lắp đặt, sử dụng các hệ thống điện mặt trời với các quy mô khác nhau, Bảng thông tin điện tử cho phép chủ động cập nhật để hiển thị các thông tin cần cung cấp từ cơ quan nhà nước đến quần chúng, giúp người dân dễ dàng nắm bắt được các thông tin. Nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm, góp phần thúc đẩy phát triển xã hội, Hệ thống điện năng lượng mặt trời hoạt động tự động giúp đem lại tiện ích cho người quản lý, tiết kiệm điện năng và vận hành an toàn, Giao diện quản lý giám sát trên máy chủ hiển thị trực quan trạng thái cung cấp điện năng đến các phụ tải, tại đậy cũng cho phép điều khiển bật/tắt các phụ tải. Ngoài ra, các số liệu thu thập được lưu trữ trên máy chủ và có thể truy xuất, vẽ biểu đồ về công suất sinh ra từ điện năng lượng mặt trời cũng như công suất tiêu thụ của tải kết nối vào hệ thống. Theo số liệu đo lường thực tế, mỗi tháng hệ thống cung cấp trung bình 1.500 kWh vừa cung cấp cho các phụ tải, vừa hòa vào lưới điện quốc gia.
- Xây dựng mô hình hệ thống tưới cây thông minh ứng dụng giải pháp IoT và điện năng lượng mặt trời, Hệ thống tưới cây thông minh được lắp đặt thử nghiệm tại vườn xoài của chủ hộ Phan Thanh Tồng, một điển hình về phát triển trồng vườn kết hợp khai thác du lịch của xã. Vườn xoài có diện tích 1ha, gồm 2 loại xoài: xoài Chu và xoài Đài Loan, số lượng khoảng 200 gốc, thời gian trồng trung bình 20 năm, xoài Đài Loan trồng được khoảng 7-10 năm, khu vực vườn được chia thành 10 liếp, mỗi liếp khoảng 20 gốc xoài. Với đặc điểm đó, áp dụng công nghệ tưới phun mưa tại gốc cây là phù hợp (vừa đảm bảo việc cung cấp nước đúng và đủ cho cây, vừa tiết kiệm nước). Tại mỗi gốc xoài được lắp đặt 02 đầu tưới phun mưa, đầu tưới lắp trên cây cắm có chiều cao 50cm và cắm cách gốc cây từ 60cm đến 100cm (tùy vào địa hình tại mỗi gốc cây). Kết quả đạt được: Tiết kiệm nguồn nước và chi phí tưới, năng lượng tiêu thụ khoảng 1KWh điện năng tương đương chi phí chưa đến 2 nghìn đồng, Giảm nhân công lao động, Tăng năng suất và chất lượng sản phẩm cây trồng, Sản lượng trước đây đạt trung bình khoảng 25 tấn/ năm, sau khi áp dụng hệ thống tưới thông minh, sản lượng trung bình đạt 30 tấn/năm (tăng 5 tấn/năm so với trước đây).
- Xây dựng chương trình phần mềm trên máy chủ và phần mềm ứng dụng trên điện thoại thông minh, xây dựng module phần mềm kết nối thu thập dữ liệu giữa server và thiết bị đầu cuối, xây dựng module phần mềm giao diện người dùng, lữu trữ và truy xuất cơ sở dữ liệu, xây dựng phần mềm ứng dụng người dùng trên điện thoại thông minh, Phần mềm được thiết kế của đề tài có đầy đủ các chức năng, giao diện người dùng thân thiện và trực quan, dễ dàng áp dụng cho các hệ thống tưới hoặc các trạm điện khác nhau, hoặc các hệ thống tưới/ trạm điện có thể được quản lý và giám sát tập trung trên một phần mềm, giao diện cũng cho phép cài đặt để cấp quyền truy nhập cho người dùng khác nhau.
- Lắp đặt thử nghiệm, vận hành, hiệu chỉnh và hoàn thiện hệ thống, Thử nghiệm và hoàn thiện tại phòng thí nghiệm, Thử nghiệm và hoàn thiện tại thực địa, Lắp đặt thử nghiệm và hoàn thiện hệ thống tại trạm điệm, Lắp đặt thử nghiệm và hoàn thiện hệ thống tưới cây. Tổ chức hội thảo tại tại UBND xã An Thạnh 1, huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng và tại Trường Đại học giao thông vận tải Hà Nội; Tổ chức tập huấn cho các cán bộ từ địa phương và cán bộ thực hiện đề tài.
|