Banner Ngày 23/4/2024
Thông báo về kết quả trúng tuyển kỳ tuyển dụng viên chức của Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ tỉnh Sóc Trăng năm 2023. ( 04/03/2024 )

1

Tên nhiệm vụ: Ảnh hưởng của các loại vật liệu túi bao trái và liều lượng phân Canxi Chlorua (CaCl2) đến chất lượng trái vú sữa tím ở huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng

2

Cấp quản lý nhiệm vụ: Tỉnh

3

Mã số nhiệm vụ (nếu có):

4

Thuộc chương trình (nếu có):

5

Cơ quan chủ trì nhiệm vụ: Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ tỉnh Sóc Trăng

Điện thoại:  0299.3826435

Địa chỉ: Số 20A, đường An Dương Vương, Phường 10, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng

Họ và tên thủ trưởng tổ chức: Lê Trung Tâm

6

Cơ quan phối hợp nghiên cứu (nếu có): Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Kế Sách; Trường Cao đẳng Cộng đồng Sóc Trăng; Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện Kế Sách

7

Cơ quan cấp trên trực tiếp của CQ chủ trì: Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Sóc Trăng

8

Bộ/ngành hoặc tỉnh/thành phố chủ quản: 

9

Chủ nhiệm nhiệm vụ:

Họ và tên: Nguyễn Thị Thuở

Năm sinh: 1981;  Nam/ Nữ: Nữ

Học hàm, học vị: Tiến sĩ

Chức vụ: Giám đốc

Điện thoại: 0944 287 833

Tên tổ chức đang công tác: Trung tâm Nghiên cứu, Ứng dụng Khoa học Kỹ thuật và Chuyển giao Công nghệ - Trường Cao đẳng Cộng đồng Sóc Trăng

Địa chỉ tổ chức: Số 139, Tỉnh lộ 934, thị trấn Mỹ Xuyên, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng

Địa chỉ nhà riêng: Số 43 ấp Hà Bô, xã Tài Văn, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng

10

Đồng Chủ nhiệm:

11

Danh sách cá nhân tham gia nghiên cứu:

1. ThS. Lê Trung Tâm

2. KS. Vũ Quan

3. ThS. Vũ Bá Quan

4. ThS. Nguyễn Thị Bích Hằng

5. KS. Phạm Công Định

6. KS. Nguyễn Lê Hải Đăng

7. ThS. Trần Văn Toàn

12

Năm viết BC: 2022

Nơi viết BC: Sóc Trăng

13

Số trang: 50 trang + phu lục

14

Mục tiêu của nhiệm vụ:

* Mục tiêu chung:

Nghiên cứu các loại vật liệu túi bao trái và liều lượng, thời điểm bón phân canxi chlorua (CaCl2) góp phần nâng cao giá trị trái vú sữa tím ở huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng.

* Mục tiêu cụ thể:

- Xác định được loại túi bao trái, thời điểm bao trái phù hợp để kiểm soát và quản lý ruồi đục trái hiệu quả, đồng thời bảo đảm năng suất, mẫu mã, màu sắc trái vú sữa tím.

- Xác định liều lượng phân bón canxi chlorua (CaCl2) sử dụng và thời điểm phun có hiệu quả để hạn chế tình trạng nứt trái, chạy chỉ trên trái vú sữa tím.

15

Tóm tắt kết quả thực hiện nhiệm vụ:

- Đơn vị chủ trì phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Kế Sách và các đơn vị ở địa phương thu thập số liệu thứ cấp và phỏng vấn, lấy ý kiến của 30 hộ nông dân trồng vú sữa tím ở xã Trinh Phú và xã Xuân Hòa thuộc huyện Kế Sách; về Diện tích trồng; Tuổi cây vú sữa tím hiện tại; Khoảng cách trồng cây vú sữa tím trong vườn; Năng suất, Trọng lượng trái vú sữa tím, Giá bán, tiêu thụ; Tình hình sâu, bệnh hại và nứt trái trên trái vú sữa tím; Biện pháp ứng phó của nông dân đối với ruồi đục trái và nứt trái trên trái vú sữa tím.

- Bố trí thí nghiệm đánh giá hiệu quả các loại túi, thời điểm bao trái tại huyện Kế Sách: Bố trí 10 nghiệm thức theo kiểu thừa số 2 nhân tố gồm bao trái với 3 loại túi bao (Túi nilon trong cỡ 16x20 cm, Túi vải xốp, Túi ½ vải xốp và ½ nilon trong) và vào 3 thời điểm (90 ngày, 120 ngày và 150 ngày sau khi đậu trái) và 1 nghiệm thức đối chứng. Theo dõi, chăm sóc quá trình phát triển của trái trong thí nghiệm. Tiến hành thu thập mẫu trái vào thời điểm thu hoạch: thu mẫu trái của 10 nghiệm thức x 3 lặp lại x 10 trái/lặp lại.  Lấy chỉ tiêu: Số trái/Tỉ lệ trái bị ruồi đục trái tấn công bằng các dấu hiệu bên ngoài, Cân trọng lượng trái, Đo đường kính trái, Đặc điểm của trái như mẫu mã, màu sắc vỏ trái.

- Bố trí thí nghiệm xác định liều lượng phân bón Canxi Chlorua (CaCl2) trên trái vú sữa tím tại huyện Kế Sách: Bố trí 7 nghiệm thức theo kiểu thừa số 2 nhân tố gồm 3 mức hàm lượng phân CaCl2 (0,5%, 2,0% và 4,0%) và 2 thời điểm phun (số lần phun là 2 lần, 90 và 120 ngày, 120 và 150 ngày sau khi đậu trái) và 1 nghiệm thức đối chứng. Bao trái bằng túi nilong trong sau 2 lần phun CaCl2. Theo dõi, chăm sóc quá trình phát triển của trái trong thí nghiệm. Tiến hành thu thập mẫu trái vào thời điểm thu hoạch: thu mẫu trái của 7 nghiệm thức x 3 lặp lại x 10 trái/lặp lại. Lấy chỉ tiêu: Số trái/Tỉ lệ trái bị nứt; Số trái/Tỉ lệ trái bị chạy chỉ; Độ Brix; Trọng lượng trái.

- Kết quả nghiên cứu các loại vật liệu túi bao trái và thời điểm bao trái có ảnh hưởng đến tất cả các các yếu tố theo dõi trên chất lượng trái vú sữa tím như ruồi đục trái, nứt trái, trọng lượng, đường kính và độ ngọt của trái.

- Tình trạng vú sữa tím bị ruồi đục trái tấn công và trái bị nứt diễn ra rộng khắp ở các vườn vú sữa tím của các hộ được điều tra và với một tỉ lệ gây hại khá cao, 80% số hộ đối với ruồi (giòi) đục trái và 90% đối với tình trạng nứt trái. Để khắc phục tình trạng ruồi đục trái, 100% số hộ cho rằng bao trái là biện pháp hiệu quả nhất. Để khắc phục hiện tượng nứt trái vú sữa tím, 93,3% số hộ áp dụng biện pháp phun phân canxi.

- Sử dụng vật liệu nilon trong bao trái cho tỉ lệ ruồi đục trái thấp (khoảng 3,3%), trọng lượng trái cao (235 g), độ ngọt cao (brix 14,2). Bên cạnh đó, túi nion trong có giá thành thấp nhất trong các loại túi, có thể bao được cho các trái trên cao bằng dụng cụ bao trái tại địa phương. Do đó, sử dụng vật liệu nilon trong để bao trái vừa thuận tiện, đảm bảo năng suất, chất lượng trái phù hợp với thị trường trong và ngoài nước.

- Bao trái ở thời điểm 90 ngày sau đậu trái (SĐT) cho tỉ lệ ruồi đục trái thấp (không phát hiện ruồi đục trái), độ ngọt cao (trên 14,0), đảm bảo năng suất, chất lượng trái phù hợp với thị trường trong và ngoài nước.

- Phun canxi chlorua (CaCl2) nồng độ 2,0% vào lúc 90 và 120 ngày SĐT cho thấy trái có tỉ lệ nứt trái thấp, không bị ruồi đục, không bị chạy chỉ; trọng lượng (215 g), đường kính (72,2 mm) và độ ngọt (brix 13,7) cao đạt tiêu chuẩn, phù hợp với thị trường trong và ngoài nước.

16

Lĩnh vực nghiên cứu: 40106

17

Từ khóa chủ đề: 

18

Nơi lưu giữ báo cáo: VN-SKHCNSTG

THÔNG TIN ĐĂNG KÝ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

19

- Tổng kinh phí thực hiện: 123.835.500đồng, trong đó:

+ Kinh phí hỗ trợ từ SNKH: 99.835.500 đồng.

+ Nguồn khác: 24.000.000 đồng

- Tình hình cấp kinh phí từ nguồn SNKH:

+ Kinh phí ngân sách cấp từ SNKH: 98.984.500 đồng

- Kinh phí còn lại theo hợp đồng: 851.000 đồng

20

Thời gian thực hiện:

- Theo Hợp đồng đã ký kết: 11 tháng (từ tháng 11/2021 đến hết tháng 9/2022)

- Thực tế thực hiện: từ  tháng 11/2021 đến tháng 9/2022

- Được gia hạn:

21

  Quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu số: 137/QĐ-SKHCN, ngày 30/10 /2022 của Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Sóc Trăng.

22

Ngày họp hội đồng nghiệm thu chính thức: 08/10/2022

23

Các sản phẩm giao nộp:

1. Quy trình canh tác sử dụng phân bón Canxi Chlorua (CaCl2) có hiệu quả để hạn chế tình trạng nứt trái, chạy chỉ trên trái vú sữa tím: 01.

2. Quy trình bao trái vú sữa tím với loại túi bao trái và thời điểm bao trái phù hợp để kiểm soát, quản lý ruồi đục trái hiệu quả, đồng thời bảo đảm năng suất, kích cỡ, màu sắc trái vú sữa tím: 01.

3. Báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện đề tài: 01 .

4. Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện đề tài: 01.

24

Ngày nộp hồ sơ đăng ký KQNC:

25

Ngày cấp đăng ký KQNC: 09/11/2022

26

Số Giấy chứng nhận đăng ký giao nộp kết quả KQNC: 12/KQNC-SKHCN ngày 09/11/2022

  • slideshow_large
  • slideshow_large
  • slideshow_large
  • slideshow_large
  • slideshow_large
Truy cập hôm nay : 18
Truy cập trong 7 ngày :52
Tổng lượt truy cập : 6,361