Banner Ngày 4/5/2024
Thông báo về kết quả trúng tuyển kỳ tuyển dụng viên chức của Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ tỉnh Sóc Trăng năm 2023. ( 04/03/2024 )

PHIẾU THÔNG TIN VỀ ỨNG DỤNG KẾT QUẢ

THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

I. PHẦN THÔNG TIN CHUNG

1.1. Tên dự án: Ứng dụng tưới tiết kiệm nước vào sản xuất rau an toàn tại thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng

1.2. Loại hình nhiệm vụ (đánh dấu vào mục phù hợp):

a) Đề tài khoa học và công nghệ

c) Dự án SXTN

b) Đề án khoa học

d) Dự án khoa học và công nghệ

1.3. Tổ chức chủ trì dự án/Tổ chức được giao quyền sở hữu, quyền sử dụng

kết quả:

- Tổ chức chủ trì dự án: Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN tỉnh Sóc Trăng.

- Tổ chức được giao quyền sở hữu, quyền sử dụng kết quả: Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN tỉnh Sóc Trăng.

1.4. Họ và tên chủ nhiệm dự án: Th.s Trần Ngọc Hiếu

1.5. Ngày được nghiệm thu, đánh giá chính thức: 28/12/2017

1.6. Giấy đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ số: 11/KQNC-SKHCN

 Ngày cấp: 29/12/2017; Cơ quan cấp: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Sóc Trăng.

1.7. Bộ/Ngành/UBND tỉnh chủ quản của tổ chức chủ trì dự án:

1.8. Mô tả nội dung ứng dụng kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ:

(Mô tả ngắn gọn những ứng dụng của kết quả của nhiệm vụ: đã ứng dụng như thế nào; ứng dụng vào lĩnh vực, hoạt động gì; có chuyển giao công nghệ không)

Kết quả dự án, là cơ sở để Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai các dự án khoa học và công nghệ cấp tỉnh, mô hình sản xuất có liên quan như:

- Dự án “Xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn ứng dụng công nghệ cao và tiêu thụ rau, quả an toàn tại tỉnh Sóc Trăng”: Dự án đã được nghiệm thu, đơn vị chủ trì đã tiếp nhận quy trình và xây dựng mô hình sản xuất cải xanh, xà lách (diện tích 0,02 ha), cà chua cherry socola, cà chua cherry đỏ, cà chua savior và cà chua gốc ghép (diện tích 0,03 ha) trong nhà lưới, ứng dụng hệ thống tưới nhỏ giọt, tưới phun, hệ thống giám sát nhiệt độ, độ ẩm và kích hoạt hệ thống tưới tiết kiệm nước thông qua điện thoại di động, với diện tích 0,05 ha; Quy trình sơ chế, rau quả an toàn; ngành chức năng đã cấp mã số, mã vạch cho sản phẩm rau an toàn, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm để sản xuất và kinh doanh sản phẩm (sản xuất, sơ chế và mua bán rau, củ, quả), Giấy xác nhận sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn. Đã sản xuất và tiêu 749kg cải xanh, 581 kg cải xà lách, 94 kg cà chua cherry socola, 90 kg cà chua cherry đỏ, 344 kg cà chua savior, 304 kg cà chua gốc ghép; thu mua và tiêu thụ được 7.238kg rau (cải xanh, xà lách, cải ngọt, cải thìa,...) được cấp Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP của Tổ hợp tác sản xuất rau an toàn Ngọc Minh, xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên.

- Dự án “Xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn ứng dụng công nghệ tưới tự động tại huyện Thạnh Trị tỉnh Sóc Trăng”: Dự án đã được nghiệm thu, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thạnh trị đã phối hợp với Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn trong nhà lưới ứng dụng công nghệ tưới tự động thông qua điều khiển bằng điện thoại di động (giám sát nhiệt độ, độ ẩm trong nhà lưới để đưa ra cảnh báo khi vượt ngưỡng cài đặt và kích hoạt hệ thống tưới) cho 02 loại rau xà lách và cải thìa, năng suất cải xà lách đạt 1.248kg/0,05 ha; cải thìa đạt: 1.132kg/0,05 ha, thu lợi nhuận cao hơn mô hình truyền thống trung bình khoảng 1.571.000 đồng/vụ. Mô hình của dự án còn giúp làm giảm nhân công lao động, góp phần cho việc phát triển diện tích sản xuất trong điều kiện thiếu lao động ở nông thôn như hiện nay. Bên cạnh đó, đơn vị chủ trì đã tổ chức Hội thảo giới thiệu, quảng bá mô hình và xây dựng Báo cáo phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của mô hình.

- Phối hợp với Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Long Phú, Kế Sách, Mỹ Tú triển khai 03 mô hình trồng nấm Bào Ngư ứng dụng công nghệ tưới tự động từ nguồn kinh phí sự nghiệp KH&CN hỗ trợ có mục tiêu.

Phòng Kinh tế thị xã Vĩnh Châu tham khảo kết quả dự án xây dựng Thuyết minh dự án “Xây dựng mô hình trồng hành tím xen canh gối vụ ớt sừng vàng Châu Phi trong nhà lưới ứng dụng công nghệ tưới tự động tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng”: Hiện nay, dự án đã được nghiệm thu, vụ hành tím thương phẩm năng suất đạt 1.227 kg/0,05 ha; ớt sừng vàng Châu Phi năng suất đạt 780 kg/0,05 ha; vụ hành tím giống năng suất đạt 700 kg/0,05 ha cao hơn so với mô hình đối chứng (mô hình đối chứng đạt lần lượt là 1.144 kg/0,05 ha; 360 kg/0,05 ha và 610 kg/0,05 ha). Việc ứng dụng hệ thống tưới phun tự động trong nhà lưới kiểm soát được thời gian, lượng nước tưới phù hợp với cây trồng, giúp tiết kiệm được 80 - 90% thời gian tưới trong ngày và tiết kiệm từ 48 - 74% lượng nước tưới cho cây, hạn chế sâu bệnh, mô hình không chỉ giúp cho cây trồng sinh trưởng phát triển tốt mà còn giúp nâng cao năng suất cây trồng.  Qua 3 vụ trồng hành tím thương phẩm, ớt sừng vàng Châu Phi và hành tím giống, lợi nhuận hơn 31 triệu đồng/năm, cao hơn gần 10 triệu đồng so với đối chứng, giúp tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao thu nhập, đặc biệt là giúp người dân tiếp cận, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong canh tác, nâng cao nhận thức việc sử dụng tiết kiệm nguồn nước tưới và phát triển sản xuất trong điều kiện thiếu nguồn lao động như hiện nay.

II. PHẦN THÔNG TIN THEO LOẠI HÌNH NHIỆM VỤ

(Lựa chọn nội dung của phần thứ hai tùy theo loại hình nhiệm vụ)

Áp dụng đối với Dự án khoa học và công nghệ

2.1. Quy mô hoặc sự phát triển của sản phẩm, quy trình công nghệ dựa từ kết quả của Dự án khoa học và công nghệ:

Kết quả dự án là cơ sở để một số địa phương như: Thị xã Ngã Năm, Vĩnh Châu; huyện Thạnh Trị, Mỹ Xuyên có các kế hoạch triển khai xây dựng các mô hình sản xuất có liên quan đến việc ứng dụng tưới tiết kiệm nước trong sản xuất rau màu từ nguồn vốn sự nghiệp nông nghiệp, sự nghiệp KH&CN tỉnh, sự nghiệp KH&CN hỗ trợ có mục tiêu, vốn đối ứng của nông dân,… nhằm triển khai, ứng dụng, nhân rộng các tiến bộ khoa học và công nghệ trong sản xuất rau màu trong nhà lưới, nhà màng, áp dụng các giải pháp tưới tiết kiêm nước, cụ thể:

- Từ việc triển khai thí điểm dự án “Ứng dụng tưới tiết kiệm nước vào sản xuất rau an toàn tại thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng”, diện tích 0,02 ha, đến nay thị xã Ngã Năm đã triển khai nhân rộng 10 mô hình nhà lưới kết hợp với tưới phun/tưới nhỏ giọt và 01 mô hình tưới phun (không có nhà lưới), tổng diện tích khoảng 0,535 ha/10 hộ (Báo cáo của Phòng kinh tế thị xã Ngã Năm).

- Từ năm 2018 đến nay, thị xã Vĩnh Châu đã triển khai 19 mô hình nhà lưới kết hợp với tưới phun/tưới nhỏ giọt và 01 mô hình tưới phun (không có nhà lưới), tổng diện tích là 0,995 ha/10 hộ (Số liệu từ Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thị xã Vĩnh Châu). Trong đó, có mô hình trồng hành tím xen canh gối vụ ớt sừng vàng Châu Phi trong nhà lưới ứng dụng công nghệ tưới tự động, với diện tích 0,05 ha thuộc dự án khoa học và công nghệ cấp tỉnh “Xây dựng mô hình trồng hành tím xen canh gối vụ ớt sừng vàng Châu Phi trong nhà lưới ứng dụng công nghệ tưới tự động tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng”, do Phòng Kinh tế thị xã Vĩnh Châu chủ trì thực hiện.

- Năm 2019, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thạnh Trị triển khai mô hình sản xuất rau an toàn ứng dụng công nghệ tưới tự động,với diện tích 0,05 ha thuộc dự án khoa học và công nghệ cấp tỉnh “Xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn ứng dụng công nghệ tưới tự động tại huyện Thạnh Trị tỉnh Sóc Trăng”.

- Ngày 28/7/2022, Hội Nông dân tỉnh Sóc Trăng đã ban hành Kế hoạch số 184-KH/HNDT và phối hợp với huyện Mỹ Xuyên triển khai dự án “Ứng dụng hệ thống tưới phun tự động trên rau màu”(không có nhà lưới) tại Tổ Hợp tác trồng màu - Ấp Trà Mẹt, xã Tham Đôn, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng, tổng diện tích là 1,16 ha.

Qua đó, đã mở rộng diện tích sản xuất rau màu theo hướng an toàn, hữu cơ kết hợp ứng dụng tưới tiết kiệm nước, góp phần triển khai hiệu quả các cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, năng suất, chất lượng, hiệu quả, bền vững, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống người dân.

2.2. Hiệu quả kinh tế của Dự án:

Qua kết quả khảo sát và số liệu báo cáo của Phòng Kinh tế thị xã Ngã Năm, thị xã Vĩnh Châu và Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Thạnh Trị, chi phí sản xuất, doanh thu, lợi nhuận bình quân của 13 mô hình/13 hộ nông dân ứng dụng phương pháp tưới tiến kiệm nước trong sản xuất rau màu có nhà lưới, nhà màng và không có nhà lưới lần lượt là 119,9 triệu đồng/1.000/m2/năm; 185,4triệu đồng/1.000/m2/năm;65,6 triệu đồng/1.000/m2/năm (Mục 2, Phụ lục I).Qua đó,cho thấy việc nhân rộng và duy trì kết quả dự án đã mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho người dân.

 

XÁC NHẬN CỦA TỔ CHỨC

  • slideshow_large
  • slideshow_large
  • slideshow_large
  • slideshow_large
  • slideshow_large
Truy cập hôm nay : 15
Truy cập trong 7 ngày :38
Tổng lượt truy cập : 6,407