Banner Ngày 24/4/2024
Thông báo về kết quả trúng tuyển kỳ tuyển dụng viên chức của Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ tỉnh Sóc Trăng năm 2023. ( 04/03/2024 )

1. 10 sự kiện khoa học và công nghệ nổi bật năm 2021

Ngày 28/12/2021, Câu lạc bộ Nhà báo khoa học và công nghệ (KH&CN) Việt Nam đã công bố kết quả cuộc bình chọn 10 sự kiện KH&CN nổi bật năm 2021. Đây là hoạt động thường niên, thể hiện sự tôn vinh của giới báo chí đối với hoạt động KH&CN nước nhà. 10 sự kiện đã được lựa chọn thuộc 6 lĩnh vực: cơ chế chính sách, khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, nghiên cứu ứng dụng, tôn vinh nhà khoa học, hội nhập quốc tế.

Lĩnh vực cơ chế chính sách

1. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII Đảng Cộng sản Việt Nam xác định “khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo” là một trong các đột phá chiến lược

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đưa ra 3 nhóm giải pháp đột phá chiến lược để tiếp tục phát triển đất nước nhanh và bền vững. Ở nhóm thứ 2, Nghị quyết nêu rõ: “Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; ưu tiên phát triển nguồn nhân lực cho công tác lãnh đạo, quản lý và các lĩnh vực then chốt trên cơ sở nâng cao, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện, cơ bản về chất lượng giáo dục, đào tạo gắn với cơ chế tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ nhân tài, đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng và phát triển mạnh khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phát huy giá trị văn hoá, sức mạnh con người Việt Nam, tinh thần đoàn kết, tự hào dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Đây là lần đầu tiên, Văn kiện Đại hội Đảng xác định “khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo” là một trong các đột phá chiến lược để xây dựng và phát triển đất nước. Qua đó khẳng định, “khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo” không chỉ là động lực mà còn là trụ cột cho phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Lĩnh vực khoa học xã hội

2. Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ 6

Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ 6 với chủ đề “Việt Nam chủ động hội nhập và phát triển bền vững”, diễn ra trong 2 ngày (28 và 29/10/2021) đã thu hút sự tham dự của 600 nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế, trao đổi về 10 lĩnh vực trọng tâm như lịch sử, kinh tế, chính trị, quan hệ quốc tế, văn hóa, xã hội, môi trường… Ban tổ chức Hội thảo đã nhận được 730 tham luận của các học giả, chuyên gia, nhà khoa học trong nước và quốc tế, trong đó chọn được 400 bài tham luận để đưa vào kỷ yếu và 120 báo cáo toàn văn.  Hội thảo là cơ hội quý báu để tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu, hợp tác khu vực và quốc tế; cùng nhau chia sẻ những bài học kinh nghiệm để giải quyết những vấn đề chung của đất nước và nhân loại, góp phần thắt chặt quan hệ hợp tác hữu nghị giữa các dân tộc.

 

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cùng các nhà khoa học tại Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ 6.

Lĩnh vực khoa học tự nhiên

3. Công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam giành Giải Đặc biệt Giải thưởng Đổi mới sáng tạo châu Á

Công trình “Phát triển và ứng dụng hệ cảm biến sinh học để xác định nhanh BOD và độ độc trong nước” do nhóm nghiên cứu của TS Phạm Thị Thùy Phương (Viện Công nghệ Hóa học, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam) thực hiện, đã giành Giải Đặc biệt (Best Innovation Award) của Giải thưởng Đổi mới sáng tạo châu Á (Asia Innovation Award) năm 2021. TS Phạm Thị Thùy Phương và các cộng sự đã nghiên cứu tạo ra hệ cảm biến sinh học cho phép xác định giá trị BOD (Biochemical Oxygen Demand) và độc tính trong nước chính xác với hệ số biến thiên thấp, thời gian phân tích nhanh, dễ sử dụng… để xác định nhanh chất lượng nước thải. Với chi phí đầu tư và vận hành thấp, hệ cảm biến sinh học này được kỳ vọng có thể ứng dụng trong các hệ thống quan trắc môi trường tự động và liên tục. Qua đó, đánh giá chất lượng nước trực tiếp tại nguồn, hướng đến mục tiêu cảnh báo sớm nhằm giảm thiểu những sự cố môi trường, góp phần bảo vệ sự sống dưới nước và trên mặt đất.

Lĩnh vực nghiên cứu  ứng dụng

4. Mô hình thành phố thông minh của Viettel được công nhận hiệu quả và sáng tạo nhất thế giới

Ngày 26/10/2021, Ban tổ chức Giải thưởng Truyền thông thế giới (World Communication Awards) 2021 đã công bố, mô hình thành phố thông minh do Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông quân đội (Viettel) phát triển là hiệu quả và sáng tạo nhất thế giới. Viettel là doanh nghiệp Việt Nam duy nhất có trong danh mục đề cử và chiến thắng tại Giải thưởng này, vượt lên các tên tuổi lớn như China Telecom Global, KT Corporation, ZARIOT secured SIMs trong cùng hạng mục. Giải thưởng thành phố thông minh (The Smart Cities Award) là hạng mục nhằm tìm kiếm một giải pháp hoạt động hiệu quả và sáng tạo, đem lại lợi ích cho người dân và doanh nghiệp hướng tới cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân và tăng hiệu quả điều hành của chính quyền thành phố. Đến nay đã có 30 tỉnh/thành phố ký kết thỏa thuận hợp tác với Viettel trong việc ứng dụng công nghệ xây dựng thành phố thông minh.

5. Công trình kè chống sạt lở bờ biển huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Công trình kè chống sạt lở bờ biển khu du lịch khu vực Làng Chài, xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa  - Vũng Tàu vừa được nghiệm thu, bàn giao và đưa vào sử dụng giai đoạn 3 với tổng chiều dài khoảng 1,3 km.

Thực trạng bờ biển huyện Xuyên Mộc từ lâu đã được các cơ quan, chuyên gia ngành thuỷ lợi, hội đồng khoa học trong và ngoài tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và huyện Xuyên Mộc đánh giá là bị sạt lở cục bộ rất nghiêm trọng. Dọc bờ biển dài 40 km ở Xuyên Mộc hiện đang sử dụng các biện pháp xử lý tình thế cấp bách tạm thời để giảm thiểu sóng xâm lấn sâu vào trong đất liền. Với công nghệ mới, giải pháp kỹ thuật, sản phẩm tiên tiến, biện pháp thi công kè của Công ty Cổ phần khoa học công nghệ Việt Nam (Busadco) đã trị được sóng, gió, dòng chảy, bảo vệ bờ một cách ổn định, bền vững; bảo đảm khả năng chống ăn mòn trong môi trường biển, đáp ứng được yêu cầu phòng chống thiên tai trong điều kiện ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Công trình đáp ứng được yêu cầu quy hoạch dự án đầu tư xây dựng các công trình  kiên cố phía sau kè phải đạt cốt nền xây dựng là > +2,5 m.

6. Áo hạ nhiệt, chống nóng cho nhân viên y tế phòng, chống dịch Covid - 19

Đây là sản phẩm do các nhà khoa học của Viện Ứng dụng Công nghệ (Bộ KH&CN) nghiên cứu và đưa vào sản xuất thử nghiệm. Áo được làm từ vải không dệt, tráng Polyphenyl Ether (có tác dụng chống nước và “biết thở”). Bộ phận quan trọng nhất trên áo là tổ hợp vật liệu chuyển pha gồm hỗn hợp polyme và muối ăn, là những chất không độc hại, đã được chứng nhận hợp chuẩn tại 3 thị trường Mỹ, EU và Nhật Bản, có chức năng hạ nhiệt, được gắn trên thân trước và sau áo. Túi đựng gel được thiết kế đặc biệt, dạng cấu trúc tổ ong giúp làm giảm sự tiếp xúc trực tiếp giữa cơ thể và vật liệu để tăng thời gian giữ nhiệt, kéo dài khoảng nhiệt độ bão hòa. Khi áo hết mát, có thể vệ sinh và khử khuẩn bề mặt áo bằng cồn, sau đó để trong ngăn đông tủ lạnh khoảng bốn giờ cho lần sử dụng tiếp theo. Áo có tổng trọng lượng là 1,7 kg, có khả năng giữ nhiệt trong vòng 3 giờ. Ngoài ứng dụng trong lĩnh vực y tế, áo còn phù hợp cho các lĩnh vực lao động khác như cầu đường, xây dựng, xử lý chất thải, khai khoáng…

 

Áo hạ nhiệt do các nhà khoa học Viện Ứng dụng Công nghệ (Bộ KH&CN) nghiên cứu, sản xuất.

7. “Mũ cách ly di động” Việt Nam được WIPO vinh danh

“Mũ cách ly di động - Vihelm” là sáng chế của 3 bạn trẻ (Đỗ Trọng Minh Đức, Trần Nguyễn Khánh An và Nguyễn Hoàng Phúc). Vihelm được thiết kế trên nguyên lý hoạt động của mặt nạ có tên PAPR, lọc không khí với các tiêu chuẩn được toàn cầu công nhận và có độ an toàn gấp 100 lần so với khẩu trang N99. Tuy nhiên, PAPR có nhược điểm không đeo được lâu vì nếu bị ngứa đầu hay mặt thì không sao gãi được. Vì lẽ đó, PAPR ít khi được dùng cho phòng chống dịch bệnh. Để khắc phục nhược điểm này, nhóm sáng chế Vihelm đã gắn thêm một găng tay đặc biệt ở đáy mũ, giúp người dùng gãi mặt, dụi mắt hay thậm chí ăn uống mà vẫn giữ cách ly đường hô hấp với môi trường bên ngoài. Nhờ đó người dùng có thể đội mũ thoải mái liên tục trong suốt một ca làm việc (khoảng 4 giờ) mà không lo bị ngứa hay nóng, trong khi nguy cơ lây nhiễm giảm tới 99,9% (đánh giá thử nghiệm của nhóm nghiên cứu, phát triển). Sản phẩm “Mũ cách ly di động” đã được đăng ký bản quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam và bảo hộ quốc tế, được Bộ Y tế Việt Nam công nhận đạt chuẩn nhóm A và được phép lưu hành trên thị trường.

Lĩnh vực tôn vinh nhà khoa học

8. GS.VS Châu Văn Minh được Pháp và Belarus vinh danh

GS.VS Châu Văn Minh (Chủ tịch Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam) đã vinh dự nhận Huân chương Bắc đẩu Bội tinh của Cộng hòa Pháp và Huy chương của Viện Hàn lâm Khoa học quốc gia Belarus vì những thành tích xuất sắc trong khoa học và đóng góp không ngừng trong thúc đẩy hợp tác KH&CN với các nước này. Đây là Huân chương thứ 18 mà Viện Hàn lâm Khoa học quốc gia Belarus trao tặng từ trước tới nay cho các cá nhân, tập thể có thành tích khoa học xuất sắc của Belarus và quốc tế.

Lĩnh vực hợp tác quốc tế

9. Vải thiều Lục Ngạn và thanh long Bình Thuận được Nhật Bản cấp Bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý

Việc đăng ký thành công chỉ dẫn địa lý cho 2 sản phẩm nông sản nêu trên tại Nhật Bản là kết quả thực hiện bản ghi nhớ hợp tác giữa Cục Sở hữu trí tuệ và Cục Công nghiệp thực phẩm Nhật Bản về cam kết thúc đẩy bảo hộ chỉ dẫn địa lý của 2 nước. Thành công này cho thấy vai trò đắc lực của sở hữu trí tuệ trong việc hỗ trợ các sản phẩm Việt Nam có thêm lợi thế cạnh tranh và xuất khẩu; đồng thời Cục Sở hữu trí tuệ cũng thu nhận được nhiều kinh nghiệm quý báu trong công tác hỗ trợ các đặc sản địa phương của Việt Nam vươn ra thế giới.

10. Ấn tượng Techfest 2021

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn ra phức tạp, triển lãm trực tuyến Techfest247 đã được ủng hộ nhiệt tình của cộng đồng, thu hút hơn 2,5 triệu lượt người tham dự trực tiếp và trực tuyến; hơn 120 sự kiện đã được tổ chức. Nền tảng Techfest 247 đã có 997 gian hàng, 711 sản phẩm đăng ký giao thương, 11.558 lượt tham quan. Đặc biệt với chuỗi hoạt động kết nối đầu tư đã hỗ trợ gần 350 startup tiếp cận hơn 100 nhà đầu tư và quỹ đầu tư trong nước, quốc tế và tổng số tiền quan tâm đầu tư là hơn 15 triệu USD.

https://vjst.vn/vn/tin-tuc/5784/10-su-kien-khoa-hoc-va-cong-nghe-noi-bat-nam-2021.aspx

 

2. Các công ty khởi nghiệp Đông Nam Á đáng chú ý trong năm 2022

Như những câu chuyện về khởi nghiệp và tài chính ở Đông Nam Á đã được kể, từ hay nhất mà tôi có thể nghĩ đến để mô tả năm 2021 là “Wow!”. Năm 2021 là năm mà các nhà đầu tư trên thế giới không chỉ bắt đầu chú ý đến hệ sinh thái công nghệ địa phương mà họ còn bắt đầu đầu tư tiền thật vào các hệ sinh thái khởi nghiệp này.

 

Được hỗ trợ bởi LP quốc tế, các công ty mạo hiểm tập trung vào Đông Nam Á như Alpha JWC, AC Ventures và Jungle Ventures đã huy động được số tiền lớn nhất. Ken đã báo cáo rằng, các công ty của Mỹ như A16z, Valar Ventures, Hedosophia và Goodwater Capital cũng đã thành lập hoặc lên kế hoạch thành lập các văn phòng khu vực nhằm tăng cường sự quan tâm đến hệ sinh thái khởi nghiệp Đông Nam Á, chẳng hạn như đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng của Grab và Sea.

Báo cáo tổng hợp từ Golden Gate Ventures cũng dự báo số lượng quan tâm kỷ lục, một phần là do sự gia tăng các vòng B và C. Khu vực Đông Nam Á khá rộng lớn và phức tạp, bao gồm 11 quốc gia, nhưng rõ ràng có sự khác biệt đáng kể giữa Singapore, Myanmar, Lào, Việt Nam, Philippines, Indonesia, v.v.

Như một trung tâm tài chính toàn cầu, hệ sinh thái khởi nghiệp Singapore đang ở hạng mục riêng khi so sánh với các nước láng giềng. Đặc biệt, Indonesia là nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới và là quốc gia đông dân nhất Đông Nam Á với dân số 273,5 triệu người, cần đặc biệt lưu ý. Trong năm 2021, cả hai quốc gia đã cho ra một lượng Kỳ Lân đáng kể. Ví dụ, ở Singapore, Ninja Van, Carousell, Carro và Nium nằm trong số những công ty khởi nghiệp đạt được trạng thái Kỳ Lân. Trong khi các công ty khởi nghiệp của Singapore có xu hướng tập trung vào các quốc gia Đông Nam Á khác, thì ngược lại, những nhà sáng lập tại Indonesia lại có kế hoạch trung hoặc dài hạn để mở rộng ra quốc tế, nhưng hầu hết là có kế hoạch tập trung mở rộng trong nước ít nhất là trong năm tới hoặc lâu hơn. Indonesia không chỉ rất rộng lớn mà còn phức tạp về mặt địa lý, với hơn 17.000 hòn đảo, trong đó có khoảng 6.000 người sinh sống. Các công ty khởi nghiệp có xu hướng mở ra ở khu vực Greater Jakarta trước khi mở rộng sang các thành phố Cấp 1 khác như Bandung và Surabaya, tuy nhiên, nhiều công ty đang chú ý đến các thành phố nhỏ hơn, đặc biệt là các công ty khởi nghiệp fintech và thương mại điện tử .

Dưới đây là một số ngành tăng trưởng vào năm 2021 và đáng chú ý trong năm 2022
Ứng dụng đầu tư Một số ứng dụng đầu tư, chủ yếu là thế hệ millennials và các nhà đầu tư bán lẻ lần đầu, đã huy động được một khoản tiền nhỏ vào đầu năm 2021. Tuy nhiên, vài tháng sau họ đã huy động được nhiều tiền hơn. Một số ví dụ bao gồm những người tập trung vào mật mã Pinto có trụ sở tại Indonesia, cố vấn Robo Bybit, Agive When Puruan và Syfe cơ sở Singapore .. Một loạt các ứng dụng đầu tư, nhiều ứng dụng nhắm đến các nhà đầu tư bán lẻ lần đầu, đã huy động ở các vòng đầu tư nhỏ vào đầu năm 2021. Tuy nhiên, một vài tháng sau, họ đã nhanh chóng nhận được nguồn tài trợ tiếp theo lớn hơn. Một số ví dụ bao gồm Pinto, Bybit, Agive, Pluang có trụ sở tại Indonesia và Syfe có trụ sở tại Singapore.

Trong khi tỷ lệ đầu tư bán lẻ vẫn còn tương đối thấp ở Indonesia, con số đó đang tăng lên do sự quan tâm ngày càng lớn đến việc lập kế hoạch tài chính trong thời kỳ đại dịch và sự phổ biến của những người có ảnh hưởng đến chứng khoán, bất chấp những lo ngại về tính hợp pháp của một số ứng dụng đầu tư. Các công ty khởi nghiệp tập trung vào DNVVN của Indonesia tìm hiểu sâu hơn về fintech Theo thống kê của chính phủ Indonesia, 62 triệu DNVVN tại nước này chủ yếu là các doanh nghiệp từ nhỏ đến trung bình. Một số nhà sáng lập đã cho rằng, những doanh nghiệp này có thể bị định giá thấp, đặc biệt là các doanh nghiệp gia đình và doanh nghiệp tư nhân có xu hướng bị định giá thấp hơn. Bất kể con số chính xác là bao nhiêu, các doanh nghiệp vừa và nhỏ mang lại cơ hội sinh lợi cho các công ty khởi nghiệp công nghệ, vì nhiều người sử dụng bảng tính Excel hoặc sổ cái giấy để xử lý công việc kế toán của họ. Đáng chú ý nhất là BukuWarung và BukuKas, hai ứng dụng kế toán cạnh tranh này đều đã huy động được số tiền đáng kể trong năm 2021. Hai công ty khởi nghiệp giống nhau ở chỗ, họ ban đầu tập trung vào việc giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ số hóa, nhưng cuối cùng, cả hai đều có kế hoạch mở rộng danh mục sản phẩm của mình sang các dịch vụ tài chính như cho vay vốn lưu động, sử dụng dữ liệu mà người dùng đã nhập vào phần mềm của họ để đánh giá mức độ tín nhiệm. Một số công ty khởi nghiệp khác nhắm mục tiêu đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ bao gồm quyền truy cập tiền lương kiếm được và nền tảng quản lý tiền lương GajiGesa và Wagely.
Thương mại xã hội Những người sinh sống ở các thành phố lớn nhất của Indonesia có nhiều lựa chọn về nền tảng thương mại điện tử, nhưng ở các vùng sâu vùng xa thì ít hơn. Điều này một phần là do cơ sở hạ tầng logistic bị phân mảnh, mặc dù các công ty khởi nghiệp đang làm việc trên đó bao gồm SiC epat, Advocatics, Calgo và Waresix, điều này có nghĩa là sẽ rất tốn kém và mất thời gian để nhận hàng. Chính vì vậy, các công ty khởi nghiệp thương mại xã hội như Super, Evermos và KitaBeli xuất hiện, với hy vọng sẽ nhân rộng thành công Pinduoduo ở Trung Quốc và Meesho ở Ấn Độ. Tất cả đều tập trung vào nhu cầu thiết yếu hàng ngày như hàng tiêu dùng và thực phẩm dịch chuyển nhanh, đồng thời, sử dụng mô hình thương mại xã hội để làm cho chuỗi cung ứng hoạt động hiệu quả hơn và giá cả phải chăng hơn, vì đơn đặt hàng được thực hiện theo từng đợt bởi những người sống trong cùng cộng đồng. Điều đó có nghĩa họ cũng là một phần của các công ty khởi nghiệp logistic. Các công cụ tổng hợp thương mại điện tử Các công ty khởi nghiệp mua lại các thương hiệu thương mại điện tử nhỏ, như Thrasio, đã thu hút được rất nhiều nguồn vốn ở Hoa Kỳ và Châu Âu trong vài năm. Nhưng các công ty tổng hợp thương mại điện tử phải mất một thời gian dài nữa để tiếp cận Đông Nam Á. Năm nay, hai công ty tổng hợp thương mại điện tử đã chính thức ra mắt với nguồn vốn đầu tư mạo hiểm đều tăng ở các vòng tiếp theo sau đó vài tháng. Trong khi nhiều công ty tổng hợp thương mại điện tử tập trung vào người bán trên Amazon, thì Una Brands lại tự gọi mình là "lĩnh vực bất khả thi". Không có thị trường thống trị trên khắp Châu Á Thái Bình Dương, vì vậy nó đã phát triển một hệ thống tìm kiếm thương hiệu trên các nền tảng như Tokopedia,
Lazada, Shopee, Rakuten và eBay. Mặt khác, Rainforest tập trung vào những người bán hàng trên Amazon tại Châu Á, nhưng phân biệt với các công ty tổng hợp khác với mục tiêu trở thành phiên bản trực tuyến của tập đoàn hàng tiêu dùng Newell Brands. Với rất nhiều người bán thương mại điện tử có trụ sở tại Châu Á mong đợi cả Una Brands và Rainforest đều phát triển và các công cụ tổng hợp khác sẽ ra mắt.

Cục Thông tin KH&CN Quốc gia – Bộ KH &CN

Bản tin “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo”, Số 04.2022

3. Công bố Quỹ đầu tư Startup công nghệ lên tới 60 triệu USD

Với tổng vốn có thể cam kết đầu tư lên tới 60 triệu USD, Quỹ ThinkZone II là quỹ đầu tư mạo hiểm vào startup công nghệ có quy mô lớn nhất do các tập đoàn và doanh nhân Việt Nam góp vốn. Theo đó, Quỹ sẽ đầu tư vào các startup công nghệ từ nhiều lĩnh vực trong giai đoạn từ ươm mầm (Pre-Seed) tới Series A (lên tới 3 triệu USD cho 1 startup).

 

Đội ngũ của Quỹ ThinkZone (Ảnh: TL)

Quỹ ThinkZone II được sáng lập bởi ThinkZone Ventures, là Quỹ đầu tư khởi nghiệp nội địa có quy mô lớn nhất Việt Nam do các tập đoàn, các doanh nhân Việt Nam góp vốn gồm IPA Investments Corporation, Phú Thái Holdings, Stavian Group cùng các nhà đầu tư khác. 

Với tổng vốn có thể cam kết đầu tư lên tới 60 triệu USD, Quỹ ThinkZone II là quỹ đầu tư mạo hiểm vào startup công nghệ có quy mô lớn nhất do các tập đoàn và doanh nhân Việt Nam góp vốn. ThinkZone Ventures sẽ đầu tư vào các startup công nghệ từ nhiều lĩnh vực trong giai đoạn từ ươm mầm(Pre-Seed)tới Series A (lên tới 3 triệu USD cho 1 startup). Với nguồn lực tài chính mạnh mẽ, ThinkZone Fund II sẵn sàng đồng hành cùng các nhóm Người sáng lập có tầm nhìn xa, có đam mê, có hoài bão để tạo sản phẩm giúp giúp thay đổi tích cực trong xã hội.

Bên cạnh nguồn lực tài chính, điểm khác biệt lớn nhất của ThinkZone Fund II so với các quỹ đầu tư khác là nguồn hỗ trợ khổng lồ từ những tập đoàn, doanh nhân tầm cỡ từ nhiều lĩnh vực tại thị trường Việt Nam như IPA Investments, Phú Thái Holdings, Stavian Group. Các startup nhận đầu tư từ ThinkZone Ventures sẽ có tiềm năng lớn được hợp tác, hỗ trợ bởi nguồn lực  về tài chính, sản xuất, phân phối, bán lẻ,… bởi các doanh nghiệp, tập đoàn lớn này.

Song song với việc khởi động ThinkZone Fund II, ThinkZone sẽ đẩy mạnh triển khai chương trình ThinkZone Accelerator nhằm hỗ trợ các startup công nghệ giai đoạn sớm đang trong quá trình kiểm chứng sản phẩm - thị trường. Đây là hoạt động then chốt mà ThinkZone tập trung nhằm tạo ra các startup đột phá, kiếm chứng các mô hình mới, từ đó ThinkZone Fund II có thể sẵn sàng đầu tư vào các startup này ở những vòng gọi vốn sau.Nguồn lực hỗ trợ cho startup từ ThinkZone Accelerator bao gồm khoản đầu tư 50.000 đến 200.000 USD/startup, cùng mạng lưới gói hỗ trợ lớn từ các đối tác và chuyên gia đầu ngành.

Khi tham gia ThinkZone Accelerator, các startup sẽ được tiếp cận tới nhiều gói hỗ trợ đa dạng về sales & marketing, tuyển dụng, công nghệ,… với tổng giá trị hơn 150.000 USD/startup. Đây đều là gói hỗ trợ đến từ các đối tác lớn trong hệ sinh thái khởi nghiệp như Amazon Web Services, Deloitte, Goldsun Media Group, FPT Play, Vietnambiz, MISA, HubSpot...

Ngoài ra, các startup nhận vốn đầu tư của quỹ còn được hỗ trợ về chuyên môn bởi các chuyên gia từ nhiều lĩnh vực trong mạng lưới của ThinkZone, cũng như kết nối với các đối tác doanh nghiệp lớn như VNDirect, Phuthai Holding, Stavian Group, Viettel, Be Group, G-Group, Unilever... để đẩy mạnh quá trình tăng trưởng.

Thành lập từ 2019, ThinkZone Ventures là quỹ đầu tư mạo hiểm vào các startup công nghệ trong giai đoạn Pre-seed tới Series A.Quỹ đầu tư đa dạng nhiều lĩnh vực như tài chính, giáo dục, y tế, vận tải, chuyển đổi số doanh nghiệp,…, và được báo TechinAsia xếp hạng là Top 1 quỹ đầu tư năng động nhất tại Việt Nam. Sau 3 năm thành lập, ThinkZone đã đầu tư vào 11 startup công nghệ với tổng định giá hơn 110 triệu USD, trong đó tiêu biểu là GIMO - Nền tảng chi và nhận lương linh hoạt đã gia nhập Y Combinator khóa W2022, EMDDI - Nền tảng điều vận taxi lớn nhất Việt Nam với 30,000 xe trên hơn 50 tỉnh thành, eJOY – Edtech startup cung cấp giải pháp học tiếng Anh đa nền tảng với 1 triệu người dùng trên toàn cầu, hay Educa – Edtech startup có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á với hơn 5 triệu người dùng,...

https://dangcongsan.vn/kinh-te/cong-bo-quy-dau-tu-startup-cong-nghe-len-toi-60-trieu-usd-604659.html

 

4. “Khởi nghiệp cùng Kawai 2022” – cơ hội phát triển cho các đề án kinh doanh xuất sắc

“Khởi nghiệp cùng Kawai 2022” - cuộc thi khởi nghiệp dành cho người trẻ lớn nhất miền Bắc chính thức được phát động.

Được tổ chức bởi CLB Nhà Doanh nghiệp Tương lai (thuộc Đoàn trường đại học Ngoại Thương), “Khởi nghiệp cùng Kawai” là cuộc thi tìm kiếm ý tưởng kinh doanh dành cho người trẻ từ 18 - 25 tuổi, dưới sự tài trợ của Quỹ học bổng Kawai, Nhật Bản.

Sau 16 năm tổ chức, “Khởi nghiệp cùng Kawai” đã góp phần truyền cảm hứng và tạo nên phong trào khởi nghiệp cho các bạn trẻ trên cả nước. Đây cũng là đòn bẩy giúp phát huy tiềm năng sáng tạo và mở ra cơ hội phát triển bền vững cho các đề án kinh doanh xuất sắc.

Năm nay, do dịch COVID-19 tại Hà Nội đang diễn biến phức tạp, buổi phát động "Khởi nghiệp cùng Kawai 2022" được tổ chức trong không gian đóng và giới hạn thành phần tham dự.

 

“Khởi nghiệp cùng Kawai 2022” đã chính thức được phát động - Ảnh: BTC

Theo PGS. TS Phạm Thu Hương - Phó hiệu trưởng Trường đại học Ngoại Thương, từ những ngày đầu còn gặp nhiều khó khăn trong khâu tổ chức, chưa tạo được tiếng vang lớn trong cộng đồng khởi nghiệp, giờ đây "Khởi nghiệp cùng Kawai" đã thực sự vượt lên trên khuôn khổ của một cuộc thi sinh viên, chuyên nghiệp trong tổ chức, vượt trội về chất lượng đề án.

Đặc biệt, PGS. TS Phạm Thu Hương nhận định cuộc thi đã trở thành một sân chơi hữu ích, một bệ phóng vững chắc cho những ý tưởng kinh doanh sáng tạo, tạo môi trường học tập và rèn luyện lành mạnh, góp phần đẩy mạnh phong trào thanh niên lập thân, lập nghiệp và nâng cao chất lượng đào tạo ngành quản trị kinh doanh.

16 năm hình thành và phát triển, cuộc thi đã thu hút hàng ngàn đề án tham dự và chắp cánh cho nhiều dự án đã trở nên quen thuộc với các bạn sinh viên. Riêng trong năm 2021, có hơn 150 đề án ấn tượng.

“Nằm trong mối quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản, cuộc thi là một chương trình vô cùng ý nghĩa, thể hiện tinh thần hợp tác, hữu nghị tốt đẹp, sự quan tâm tới việc phát triển thế hệ trẻ – vốn là truyền thống của hai quốc gia”, PGS. TS Phạm Thu Hương cho biết.

 

Cuộc thi năm nay có điểm mới so với những năm trước - Ảnh: BTC

Training and Networking ngay từ vòng 1

Tại buổi phát động cuộc thi, Nguyễn Đức Khoa - Chủ tịch CLB Nhà Doanh nghiệp Tương lai chia sẻ: “Ở Khởi nghiệp cùng Kawai năm nay, chúng tôi đề cao giá trị của kiến thức, kỹ năng và hy vọng các thí sinh sẽ học được nhiều nhất có thể để xây dựng doanh nghiệp bền bỉ, dài lâu”.

Được biết, Khởi nghiệp cùng Kawai 2022 có nhiều điểm khác biệt so với những năm trước. Cụ thể, nếu như vòng thi đầu tiên của những năm trước chỉ bao gồm sự kiện ghép đội trực tuyến - “Profile Kết nối khởi nghiệp” cùng “Ngày hội thông tin” phát động cuộc thi, thì năm nay BTC sẽ xây dựng thêm chuỗi “Training & Networking” (online).

Theo BTC, thí sinh vẫn sẽ được nhận các giá trị về chuyên môn và cơ hội giao lưu, kết nối dù chưa vào vòng trong, với 2 buổi đào tạo về Blockchain và Kiểm chứng sản phẩm, giúp thí sinh nắm bắt xu hướng khởi nghiệp mới và nắm rõ từng bước xây dựng/kiểm thử sản phẩm trước khi startup.

Ngoài ra, các thí sinh còn được tham dự sự kiện Networking, tạo không gian cho thí sinh tham quan các booth startup khác nhau, và ghép đội ngay tại chương trình.

Đáng chú ý, khi tham gia vào “Khởi nghiệp cùng Kawai” mùa thứ 17, đội thi sẽ được tham gia vào cộng đồng KAC - Kawai Alumni Community, gồm hơn 300 đối tác, cựu startup đến từ cuộc thi.

Cùng với đó là chuỗi ươm tạo 15 buổi training cường độ cao. Lấy cảm hứng từ các vườn ươm khởi nghiệp, BTC phối hợp với các đơn vị bảo trợ chuyên môn như ThinkZone Ventures và Vietnam Silicon Valley Accelerator để xây dựng chuỗi training trên 15 buổi, trải dài từ Nghiên cứu thị trường, Product Management, Công nghệ, Sales and Marketing, Tài chính và Định giá startup…

https://1thegioi.vn/khoi-nghiep-cung-kawai-2022-co-hoi-phat-trien-cho-cac-de-an-kinh-doanh-xuat-sac-178663.html

5. Hệ sinh thái khởi nghiệp Philippines

Theo Báo cáo xếp hạng hệ sinh thái StartupBlink, với sự gia tăng chậm và ổn định, Philippines hiện đang ở vị trí thứ 53 trong bảng xếp hạng với tổng số 3 thành phố nằm trong bảng xếp hạng StartupBlink, khu vực Manila là thành phố hứa hẹn nhất.

 

Là trung tâm hệ sinh thái khởi nghiệp của Philippines, Manila đứng ở vị trí thứ 88 trong 100 thành phố khởi nghiệp hàng đầu. Chưa kể đến việc khu vực Manila xếp vị trí 17 trong số 20 hệ sinh thái khởi nghiệp tốt nhất châu Á.

Xếp hạng quan trọng này cho thấy môi trường đầy hứa hẹn và hệ sinh thái khởi nghiệp đáng kinh ngạc mà đất nước này sở hữu.

Những lợi thế của hệ sinh thái Philippines:

• Nằm trong top 20 của hệ sinh thái khởi nghiệp tốt nhất Châu Á

• Có nền kinh tế phát triển nhanh thứ hai châu Á

• Là nước có dân số nói tiếng Anh giỏi

• Có ngành dọc đầy hứa hẹn, đặc biệt là Fintech

• Nhận được hỗ trợ của Chính phủ và có đạo luật về Khởi nghiệp Đổi mới Sáng tạo

Tổng quan Hệ sinh thái khởi nghiệp của Philippines

Trong ba năm qua, Philippines ngày càng khuyến khích các doanh nghiệp và công ty khởi nghiệp đầu tư vào hệ sinh thái. Là nền kinh tế phát triển nhanh thứ hai ở châu Á với dân số trung lưu ngày càng tăng, đất nước này là một địa điểm đắc địa cho các công ty khởi nghiệp. Với nhiều chương trình tăng tốc, chương trình ươm tạo và các chính sách của chính phủ, đất nước này đang chuyển mình thành một trung tâm hệ sinh thái khởi nghiệp với cơ hội kinh doanh ngày càng tăng trong nhiều ngành khác nhau.

Khác với các hệ sinh thái khởi nghiệp khác, một số lợi thế rõ ràng của Philippines bao gồm dân số trẻ và năng động, trình độ tiếng Anh cao và chi phí sinh hoạt thấp hơn nhiều so với các quốc gia khác. Trên thực tế, chi phí sinh hoạt rẻ hơn 57% so với ở London, với GDP trên đầu người là 3.102 USD.

Đất nước này đã chuyển trọng tâm để trở thành một thị trường toàn cầu và quốc tế. Các hành động của Chính phủ đưa ra nhằm khuyến khích các công ty khởi nghiệp phát triển mạnh mẽ trong môi trường và hệ sinh thái. Đạo luật Đổi mới Sáng tạo của Philippines và Đạo luật Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo đã cung cấp cho các doanh nghiệp nhỏ và các công ty khởi nghiệp khả năng tiếp cận nguồn vốn, cơ hội thương mại tốt hơn, loại bỏ các rào cản gây cản trở sự tăng trưởng của chúng. Điều này cho phép các công ty khởi nghiệp phát triển hơn nữa, khuyến khích ngành công nghiệp đổi mới sáng tạo và tạo ra lợi thế cạnh tranh hơn cho các công ty khởi nghiệp ở Philippines.

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19, Philippines đã đầu tư vào hệ sinh thái khởi nghiệp, duy trì nền kinh tế ổn định và cung cấp cho các doanh nghiệp cơ hội phát triển.

Những cơ hội đầu tư

Là nước có nền kinh tế phát triển nhanh thứ hai ở châu Á với dân số ở tầng lớp trung lưu ngày càng tăng, quốc gia này đang thu hút rất nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư tiềm năng. Khi đất nước này tiếp tục tập trung phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp ổn định, những cơ hội đầu tư sẽ tiếp tục diễn ra cho các công ty tiềm năng ở Philippines và khuyến khích các công ty khởi nghiệp đến đó.

Các nhà đầu tư đã xác định fintech, công nghệ y tế và chăm sóc sức khỏe, và sông nghệ giáo dục là những lĩnh vực hứa hẹn nhất trong hệ sinh thái của Philippines. Ngành Giải trí và Truyền thông Trực tuyến của Philippines cũng đã thành công khi báo cáo tỷ lệ tăng trưởng hàng năm là 42% kể từ năm 2015. Vào năm 2020, Philippines được báo cáo là tổ chức của hơn 700 công ty khởi nghiệp công nghệ, 120 không gian làm việc chung, 50 nhà đầu tư thiên thần, 40 nhà đầu tư mạo hiểm và 35 cơ sở ươm tạo và tăng tốc khởi nghiệp.

Phản ứng với COVID-19

Philippines được xếp hạng cao do đã ứng phó tốt với đại dịch COVID-19, đứng ở vị trí thứ 29 trên toàn cầu. Khu vực Manila đứng ở vị trí thứ 64, một vị trí mạnh và vượt trội so với thành phố chính của Philippines. Trong suốt Đại dịch toàn cầu, Philippines đã cố gắng duy trì đà tăng trưởng của mình. Hệ sinh thái vẫn khá ổn định và đầu tư công và tư tiếp tục cho phép hệ sinh thái khởi nghiệp phát triển.

Philippines xếp hạng trên bảng xếp hạng Đổi mới sáng tạo Coronavirus cao hơn so với vị trí thứ 53 mà họ nắm giữ trong Báo cáo xếp hạng hệ sinh thái StartupBlink. Những con số này cho thấy Philippines đã phòng chống virus cũng như duy trì nền kinh tế tương đối ổn định để các công ty khởi nghiệp và doanh nghiệp tiếp tục phát triển.

Ngoài việc duy trì nền kinh tế ổn định, Chính phủ Philippines đã giới thiệu “Chương trình trợ cấp tiền lương cho doanh nghiệp nhỏ”. Chương trình này được công bố nhằm giúp các doanh nghiệp giữ nhân viên của mình bằng cách trả lương cho các công ty con trong suốt thời gian cách ly kéo dài hơn 2 tháng.

Bên cạnh đó, một cơ sở Tài trợ Phục hồi Doanh nghiệp trị giá 20 triệu USD đã được thành lập để cung cấp các khoản vay cho các doanh nghiệp nhỏ nhằm tăng cường hỗ trợ trong suốt đại dịch. Hơn nữa, có nhiều chương trình tăng tốc và vườn ươm đã được thiết lập trong hệ sinh thái Philippines nhằm tập trung hỗ trợ cho các công ty khởi nghiệp và các doanh nghiệp nhỏ hơn hoặc siêu nhỏ.

Các công ty khởi nghiệp hàng đầu

PayMongo: đã huy động được khoản tài trợ kỷ lục 2,7 triệu USD trong vòng hạt giống và nhận được sự hỗ trợ từ các công ty như Y Combinator và PayPal, nhanh chóng định hình cách thức hoạt động và kinh doanh của các doanh nghiệp ở Đông Nam Á.

Kumu: với 3,5 triệu người dùng đăng ký, 47 triệu lần truy cập mỗi tháng, trở thành ứng dụng xã hội có doanh thu cao nhất ở Philippines. Đây là một nền tảng livestream ưu tiên tiếng nói của hơn 100 triệu người Philippines và cộng đồng trên khắp thế giới, cho phép người sử dụng gặp gỡ những người mới, kiếm tiền và chơi trò chơi.

Coins.ph: nền tảng hỗ trợ blockchain hàng đầu Đông Nam Á, tiên phong trong việc sử dụng blockchain để thực hiện các giao dịch trực tuyến nhanh hơn và an toàn hơn. Công ty có một trong những mạng lưới phân phối tiền mặt lớn nhất cả nước, hoạt động thông qua hơn 33.000 địa điểm đối tác. Khách hàng sử dụng tiền xu có quyền truy cập vào ví di động và các dịch vụ như chuyển tiền, thời gian chuyển phát nhanh trên điện thoại di động, thanh toán hóa đơn và mua sắm trực tuyến tại hơn 100.000 thương nhân.

Kalibrr - Kalibrr: công ty công nghệ có trụ sở tại Philippines đang chuyển đổi cách thức ứng viên tìm việc hay cách thức các công ty tuyển dụng nhân tài.

Trang web giúp bạn kết nối bạn với những công việc phù hợp với kỹ năng và kinh nghiệm của bạn. Nó được hỗ trợ bởi Y Combinator, Learn Capital, Kickstart Ventures, Siemer Ventures Funder’s Club và Omidyar Network.

Investagrams: ứng dụng hoạt động như hướng dẫn thị trường chứng khoán cho những người muốn đầu tư và tìm hiểu về cổ phiếu. Trọng tâm của ứng dụng này là giáo dục, đồng thời, cung cấp mạng lưới và các công cụ phân tích cho các nhà đầu tư mới bắt đầu. Tìm cách mở rộng sang giao dịch, nó hiện đang cung cấp một nền tảng giao dịch ảo để dạy các chủ tài khoản về cách quản lý thị trường chứng khoán biến động.

Những trung tâm hỗ trợ và sáng kiến

Luật Khởi nghiệp và Đổi mới Sáng tạo - được xây dựng để củng cố, thúc đẩy và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp ở Philippines.

Vườn ươm Doanh nghiệp Công nghệ (TBI) - Vườn ươm này nhằm mục đích hỗ trợ những người hỗ trợ hệ sinh thái để từ đó giúp các doanh nghiệp và các công ty khởi nghiệp bắt đầu hoạt động kinh doanh của họ.

Trợ cấp nghiên cứu khởi nghiệp - Hỗ trợ tài chính và các nguồn lực kinh doanh để thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp.

Startup Pinay - cung cấp hỗ trợ tập trung cho các công ty khởi nghiệp do phụ nữ lãnh đạo để giúp họ phát triển trong bối cảnh công nghệ do nam giới thống trị.

Trung tâm tác động Manila (Impact Hub Manila) - Chương trình ươm tạo được thiết kế để phát triển các ý tưởng kinh doanh thành các dự án bền vững.

Impact Hub là một phần của mạng lưới doanh nhân lớn nhất trên thế giới. Đây là một trung tâm ươm tạo tập trung vào các doanh nghiệp có mục đích, những người có ý tưởng mạo hiểm, có tiềm năng tác động đến cuộc sống trên quy mô lớn.

Các tổ chức chính

Bộ Công Thương - Chính phủ thông qua Bộ Công Thương (DTI) đã tạo ra Chương trình P3. Một chương trình được thiết lập để giúp đỡ các doanh nhân trên khắp đất nước bằng cách cung cấp các khoản vay chỉ với lãi suất 2,5% hàng tháng. Chương trình này cho phép các công ty khởi nghiệp hưởng lợi từ một nguồn vốn thay thế cho phép họ phát triển và mở rộng kinh doanh.

Trung tâm đổi mới sáng tạo QBO - Tổ chức chuyên hỗ trợ các công ty khởi nghiệp Philippines bằng cách kết nối và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp địa phương, đồng thời, khuyến khích công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Các giải pháp KMC (KMC Solutions) - KMC đang hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp của  Philippines, với chuỗi co-working lớn nhất cả nước và một số chương trình ươm tạo khởi nghiệp.

Bất chấp quy mô lớn, đất nước nhỏ bé này có một hệ sinh thái khởi nghiệp mới nổi rất hứa hẹn.

Philippines cung cấp cho các doanh nghiệp và các công ty khởi nghiệp một nền kinh tế ổn định, lực lượng lao động năng động và các chính sách hỗ trợ của Chính phủ. Đất nước này có nhiều trung tâm đổi mới sáng tạo và các chương trình hỗ trợ các công ty khởi nghiệp trong giai đoạn phát triển ban đầu.

Sự vươn lên và tăng trưởng đều đặn là một chỉ số tuyệt vời cho thấy những tiến bộ đạt được ở Philippines, biến đất nước này thành một trung tâm và hệ sinh thái khởi nghiệp phát triển mạnh mẽ. Cuối cùng, đất nước yiu nhỏ bé nhưng hùng mạnh này mang lại rất nhiều cơ hội cho những người trong hệ sinh thái khởi nghiệp.

Cục Thông tin KH&CN Quốc gia – Bộ KH &CN

Bản tin “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo”, Số 07.2022

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

  • slideshow_large
  • slideshow_large
  • slideshow_large
  • slideshow_large
  • slideshow_large
Truy cập hôm nay : 18
Truy cập trong 7 ngày :57
Tổng lượt truy cập : 6,371