12/12/2022 Lượt xem: 167
1. Khởi động cuộc thi khởi nghiệp quy mô quốc gia cho học sinh trường nghề Đây là lần thứ 3 cuộc thi Startup Kite được tổ chức, trở thành nơi học sinh, sinh viên khối giáo dục nghề nghiệp trên cả nước mang tới những ý tưởng, sản phẩm, dự án kinh doanh tiềm năng.
Sinh viên Trường cao đẳng Lý Tự Trọng TP.HCM xếp chữ tên cuộc thi Startup Kite tại buổi phát động - Ảnh: TRỌNG NHÂN Sáng 24-6, tại TP.HCM, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động - thương binh và xã hội) tổ chức lễ phát động cuộc thi "Ý tưởng khởi nghiệp học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp" - Startup Kite 2022. Startup Kite 2022 sẽ diễn ra từ tháng 5 đến tháng 11-2022. Giám khảo gồm các chuyên gia giáo dục và những doanh nhân giàu kinh nghiệm sẽ đánh giá những sản phẩm, dự án của sinh viên trên các tiêu chí như tính mới, tính khả thi, tính chuyên môn, tính hiệu quả kinh tế,… Cuộc thi năm nay được Bộ Lao động - thương binh và xã hội tổ chức thành 3 vòng, gồm vòng sơ tuyển, bán kết và chung kết. Dự kiến lễ trao giải Startup Kite 2022 sẽ được tổ chức vào tháng 11-2022 tại TP.HCM. Ông Đỗ Năng Khánh phát biểu tại buổi lễ - Ảnh: TRỌNG NHÂN Tại buổi lễ phát động, ông Đỗ Năng Khánh - phó tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp - cho biết qua 2 năm tổ chức, cuộc thi Startup Kite đã thu hút được 2.818 ý tưởng, dự án, trong đó 105 dự án vào vòng chung kết, 73 dự án đoạt giải. Bước ra từ cuộc thi, nhiều mô hình đang trong những giai đoạn hiện thực hóa và đi vào thị trường như sản phẩm "Máy đo thân nhiệt và rửa tay sát khuẩn tự động" của Trường cao đẳng Lý Tự Trọng TP.HCM được xuất sang Mỹ, hay dự án "Thành lập hợp tác xã dệt thổ cẩm Lâm Bình" hút du khách của Trường cao đẳng nghề Kỹ thuật - công nghệ Tuyên Quang,… Theo ông Khánh, đưa hoạt động khởi nghiệp vào trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp sẽ thúc đẩy tinh thần đổi mới sáng tạo, chủ động tự kiến tạo việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp.
Đại diện ban tổ chức và ban giám khảo ra mắt tại buổi lễ - Ảnh: TRỌNG NHÂN "Đó cũng là động lực cho các trường nâng cao chất lượng, gắn kết hơn với các doanh nghiệp để mở ra thêm nhiều cơ hội cho sinh viên", ông Khánh nói. Theo ông Khánh, các trường cao đẳng, trung cấp thuộc khối giáo dục nghề nghiệp nên xem công tác hỗ trợ khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên là nhiệm vụ quan trọng, từng bước xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp trong nhà trường. Đây là những bước đi cần thiết nhằm thay đổi nhận thức của xã hội về học nghề, giúp Việt Nam trở thành một quốc gia mạnh về đào tạo nghề trên thế giới. https://tuoitre.vn/ 2. VSBC - Tiên phong xây dựng mô hình “Cộng đồng doanh nhân kiểu mới” Sở hữu cộng đồng hơn 67.000 thành viên với hàng nghìn chủ doanh nghiệp, hội viên hoạt động kết nối trực tiếp mỗi tháng tại nhiều tỉnh thành trên cả nước. CLB Doanh nhân khởi nghiệp Việt Nam (VSBC) không đơn thuần chỉ hỗ trợ kết nối giao thương mà còn là nơi kiến tạo hệ sinh thái giá trị bền vững cho cộng đồng doanh nhân khởi nghiệp Việt Nam. “Đầu tư cho cộng đồng cũng chính là đầu tư cho chính mình…” Ngày 15/06/2022, tại Hội trường Trung tâm Hội nghị Thành Ủy 272 (số 272 Võ Thị Sáu, phường 7, quận 3, TP. HCM) đã diễn ra Lễ ra mắt Hội đồng Khoa học pháp lý Viện Nghiên cứu pháp luật bảo vệ doanh nghiệp và người tiêu dùng & CLB Doanh nhân khởi nghiệp Việt Nam – VSBC. Tham dự chương trình có ông Thang Văn Phúc – Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội Vụ. Ông Nguyễn Minh Hồng – Nguyên Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; ông Nghiêm Vũ Khải – Đại biểu quốc hội khóa XI,XII,XIV, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam. Cùng lãnh đạo các Sở, ban, ngành tại TP. HCM và hơn 400 chủ doanh nghiệp tại nhiều tỉnh thành cùng hội tụ về. Với ý nghĩa và những giá trị kiến tạo thực tế đã được chứng minh, sự kiện ra mắt của VSBC được sự đồng hành tài trợ của rất nhiều doanh nghiệp thành viên như Dang Winery House, Info Finance, Viện thẩm mỹ Vinbeauty, Net Group Communications…
Lễ ra mắt Hội đồng Khoa học pháp lý Viện Nghiên cứu pháp luật bảo vệ doanh nghiệp và người tiêu dùng & CLB Doanh nhân khởi nghiệp Việt Nam – VSBC VSBC là tên viết tắt của CLB Doanh nhân khởi nghiệp Việt Nam, là cộng đồng tập hợp các cá nhân, nhóm, tổ chức và doanh nghiệp quan tâm đến hoạt động khởi nghiệp, trong mục tiêu hợp tác với nhau để phát triển kinh doanh và thúc đẩy phát triển hoạt động khởi nghiệp ở Việt Nam. Ra đời với mục đích kiến tạo hệ sinh thái giá trị bền vững - VSBC với bộ máy quản trị tại nhiều tỉnh thành trên cả 3 miền đã thực hiện hàng chục sự kiện kết nối giao thương mỗi tuần cho cộng đồng chủ doanh nghiệp. Hệ thống các chương trình truyền hình độc quyền hỗ trợ truyền thông miễn phí cho doanh nghiệp. Nền tảng công nghệ sàn kết nối giao thương VSBC Voucher, tạo cơ chế giúp doanh nghiệp thành viên ưu tiên hợp tác cùng nhau; hỗ trợ kết nối gỡ rối pháp lý cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh; hệ thống sanbox hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại cả 3 miền. Với những giá trị trên VSBC đã và đang từng bước xây dựng một hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, đúng và đủ, lấy công nghệ, đổi mới sáng tạo làm phương tiện, lấy lực lượng trẻ làm nòng cốt, lấy lợi ích cộng đồng – xã hội làm định hướng. Phát biểu tại buổi lễ bà Trần Thị Hồng Châu (Chủ tịch Hội đồng quản lý Viện nghiên cứu pháp luật bảo vệ doanh nghiệp và người tiêu dùng) khẳng định: “Một đất nước muốn phát triển giàu đẹp và phát triển bền lâu thì cần phải có sức trẻ, niềm tin, nhiệt huyết, năng lực chuyên môn cũng như tinh thần ham học hỏi của tất cả các bạn trẻ”. Và chính VSBC sẽ là cầu nối dẫn lối cho những hoạt động nghiên cứu phát triển khởi nghiệp cũng như tinh thần đam mê, khát vọng kinh doanh của thế hệ trẻ Việt Nam. Mong muốn xây dựng cộng đồng doanh nhân cùng Startup “Ra đời vào nửa cuối của năm 2020 trong bối cảnh đại dịch ảnh hưởng đến cộng đồng khởi nghiệp và lúc đó cộng đồng khởi nghiệp ở Việt Nam cũng đang bộc lộ rất nhiều vấn đề. Trong khi đó, bối cảnh kinh tế - thị trường đang đứng trước ngưỡng cửa thay đổi mạnh mẽ bởi covid-19 và chiến tranh thương mại. Đó chính là lí do vì sao mà tôi sáng lập ra CLB Doanh nhân khởi nghiệp Việt Nam” – ông Nguyễn Văn Hậu - Chủ tịch CLB Doanh nhân khởi nghiệp Việt Nam chia sẻ. VSBC là cộng đồng tập hợp các cá nhân, nhóm, tổ chức và doanh nghiệp quan tâm đến hoạt động khởi nghiệp. VSBC là một tổ chức xã hội, hoạt động hoàn toàn phi lợi nhuận và là cộng đồng doanh nhân trên nền tảng digital đầu tiên, lớn nhất vận hành theo mô hình xã hội hóa công tác quản trị về cả 63 tỉnh, thành phố với mục đích hỗ trợ, thúc đẩy hệ sinh thái startup ở Việt Nam bền vững hơn, góp phần hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia. “Là người đầu tiên sáng lập ra CLB Doanh nhân khởi nghiệp Việt Nam sự kiện lần này thực sự là bước ngoặt... hơn ai hết tôi cảm nhận được đây là động lực, là niềm tự hào cũng như trách nhiệm lớn lao trong việc làm sao thúc đẩy các chương trình, hoạt động, sự kiện, nhiệm vụ... thậm chí là sứ mệnh để đóng góp nhiều hơn, nhiều hơn nữa trong việc tác động và góp ích kết nối kinh doanh, thúc đẩy cộng động doanh nghiệp Việt Nam phát triển nhiều hơn và phải bền vững”. – Ông Nguyễn Văn Hậu - Chủ tịch CLB Doanh nhân khởi nghiệp Việt Nam. Với mô hình xây dựng cộng đồng doanh nhân cùng khởi nghiệp – VSBC hứa hẹn sẽ là vườn ươm hiệu quả giúp các “hạt mầm” startup vượt qua được các giai đoạn đầu đời non nớt và phát triển mạnh mẽ. https://thuonghieucongluan.com.vn/ 3. Gia tốc khởi nghiệp cho sinh viên ngay từ năm nhất: Khát vọng vươn tầm quốc tế Dù chỉ mới đi vào hoạt động được hai năm nhưng dự án hỗ trợ khởi nghiệp đặc biệt dành riêng cho sinh viên UpYouth đã tạo dựng được hệ thống mạng lưới với trên 3.000 thành viên. Đội ngũ cốt cán có gần 100 thành viên đến từ các trường đại học quốc tế hàng đầu như Trường Đại học Cornell, Trường Đại học Brown… Với quy mô quốc tế, UpYouth đã hỗ trợ các dự án khởi nghiệp thu hút hàng triệu USD đầu tư. Ít ai có thể nghĩ đây lại là dự án khởi nghiệp của các bạn sinh viên, trong đó Trần Tuấn Minh đồng sáng lập dự án hiện đang là sinh viên năm nhất của trường Đại học VinUni. Bên cạnh UpYouth, VinUni còn có nhiều start-up sinh viên với nhiều ý tưởng sáng tạo mang tính thực tiễn cao dù mới chỉ đào tạo đến khóa sinh viên thứ 2. Những dự án sinh viên vươn tầm quốc tế Điểm chung dễ nhận thấy của các dự án khởi nghiệp của sinh viên VinUni là luôn tìm các giải pháp mới, mang giá trị cộng đồng lớn, phạm vi đối tượng tác động phủ rộng và mục tiêu hướng đến không chỉ "phủ sóng" Việt Nam mà vươn tầm quốc tế. Trần Tuấn Minh (bên trái), đồng sáng lập dự án UpYouth, sinh viên năm nhất trường Đại học VinUni, chia sẻ trong buổi ra mắt vườn ươm khởi nghiệp đầu tiên tại Việt Nam dành cho các tech-startup trẻ do UpYouth phối hợp với Trung tâm khởi nghiệp Trường Đại học VinUni tổ chức. Nhà sáng lập dự án UpYouth cho hay dự án hướng tới đối tượng sinh viên non trẻ trong độ tuổi 18-25 tuổi, là những người tập trung rất nhiều…không: không kinh nghiệm, không mối quan hệ, không vốn đầu tư, không kiến thức chuyên sâu, tầm nhìn hạn chế. Thứ duy nhất họ có là ý tưởng sáng tạo và khát khao khởi nghiệp. Tuy nhiên, với rất nhiều "không", tỷ lệ thất bại của các start-up sinh viên rất lớn. Việc thiếu vốn cũng khiến cho rất nhiều dự án của sinh viên "chết yểu", chỉ dừng lại trên giấy, kể cả sau khi đã khẳng định được tính khả thi sau các cuộc thi khởi nghiệp. UpYouth ra đời và đáp ứng nhu cầu thực tế bức thiết và tiếp sức cho các start-up sinh viên khi cung cấp người hướng dẫn đồng hành, chuyên gia cố vấn, đối tác, quỹ đầu tư, hỗ trợ đào tạo chuyên sâu. Với những nguồn lực thực chiến chất lượng khi "bắt tay" với các start-up đã có tên tuổi như Cool Mate, TopCV, Finhay… với nội dung huấn luyện được xây dựng dựa trên các vườn ươm lớn trên thế giới như Y Combinator, TechStar… UpYouth đã nhanh chóng thu hút không chỉ các sinh viên trong nước mà cả các sinh viên quốc tế, hình thành một cộng đồng sinh viên khởi nghiệp toàn cầu. Tiến sĩ Phí Thị Linh Giang, Giám đốc Trung tâm khởi nghiệp Trường Đại học VinUni chia sẻ về mô hình hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp tại VinUni trong Hội nghị Đổi mới dạy và học. Tương tự như UpYouth, dự án về ứng dụng công nghệ thông tin để giải quyết vấn đề tâm lý học đường của Trần Tuệ Nhi (sinh viên năm thứ 2 ngành Khoa học máy tính, trường Đại học VinUni) cũng đặt mục tiêu sẽ không chỉ "phủ sóng" tất cả các trường cấp 2, 3 ở trong nước mà còn vươn tới các quốc gia có nhiều áp lực học tập như Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản. Tuệ Nhi cho hay dự án phát triển ứng dụng có khả năng số hóa quy trình tư vấn tâm lý học đường, bao gồm ba bước: phòng ngừa, can thiệp nhóm và trị liệu cá nhân; các chương trình huấn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề tâm lý. Nhóm cũng phát triển hệ thống AI có khả năng đánh giá, dự báo tâm lý để kịp thời phát hiện được những khó khăn tâm lý của học sinh. "Chúng em cũng đang ứng dụng AI vào sản phẩm kính thông minh cảm xúc, có khả năng nhận diện cảm xúc của người đeo kính qua các dấu hiệu sinh học trên khuôn mặt", Tuệ Nhi hào hứng chia sẻ. Với khát vọng vươn tầm quốc tế, nhiều sinh viên VinUni đã chủ động mang dự án khởi nghiệp của mình "đi đánh xứ người" để gọi vốn đầu tư. Mới đây, Nguyễn Minh Tuấn, sinh viên năm hai VinUni vừa nhận được tài trợ từ một trong những hệ sinh thái tiền điện tử tốt nhất thế giới - NEAR Foundation (quỹ phi lợi nhuận về blockchain có trụ sở tại Thụy Sĩ) và Filecoin Foundation (tổ chức độc lập quản lý mạng lưới đồng Filecoin), tài trợ tổng gần 100.000 USD (tương đương gần 2,3 tỷ VNĐ) để thực hiện dự án phát triển một nền tảng số ứng dụng công nghệ Blockchain nhằm xác thực thông tin cá nhân. Tuấn đặt mục tiêu thành lập công ty tại Singapore vào tháng 9 tới, gọi vốn 2 triệu USD cho vòng đầu tiên và định giá doanh nghiệp khoảng 20 triệu USD.
Sinh viên VinUni trong sự kiện Hackathon, hợp lực để làm một dự án khởi nghiệp, đây là cách các em thi qua môn Agile Innovation - môn học bắt buộc về Đổi mới sáng tạo tại trường, nơi trang bị cho các em nền tảng quan trọng cho tư duy khởi nghiệp. Dự án Icheck của sinh viên Trần Diễm Quỳnh (năm 2 ngành Kinh Doanh quản trị) cùng đồng đội trong nhóm TAMU đã vinh dự lọt vào top 20 toàn cầu và đạt giải thưởng Ý tưởng kinh doanh có tác động tích cực đến xã hội tại vòng 1 của cuộc thi Sáng tạo Kinh doanh xã hội toàn cầu - Social Business Creation (SBC) 2022 và chuẩn bị tranh tài ở vòng 2. Môi trường thúc đẩy khởi nghiệp, sáng tạo Chia sẻ về quá trình phát triển dự án khởi nghiệp của mình, Tuệ Nhi cho hay em may mắn khi được học ở môi trường có tính chất quốc tế và luôn thúc đẩy, khuyến khích sinh viên khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo từ rất sớm như VinUni. "Nhiều trường coi sinh viên năm nhất là rất non nớt nhưng ở VinUni, các thầy cô luôn tin tưởng sinh viên đồng thời sẵn sàng đồng hành, hỗ trợ hết mình", Tuệ Nhi chia sẻ. Chia sẻ về điều này, TS. Phí Thị Linh Giang, Giám đốc Trung tâm khởi nghiệp, trường Đại học VinUni cho hay ngay từ khi thành lập, VinUni đã đặt tinh thần khởi nghiệp là cốt lõi và là một trong những trụ cột chính của giáo dục đại học. Điều này được thể hiện rõ trong chương trình đào tạo cũng như chiến lược hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp rất hệ thống, chuyên nghiệp và khác biệt của đại học này. Cụ thể, ngay từ năm đầu tiên vào trường, các sinh viên dù học bất cứ chuyên ngành nào cũng sẽ được "gieo" tinh thần và tư duy khởi nghiệp qua môn học bắt buộc về đổi mới sáng tạo. Đây cũng là chương trình giáo dục khởi nghiệp chung được thiết kế bởi Đại học Cornell, top 20 đại học hàng đầu thế giới - đối tác chiến lược của VinUni. Sinh viên chỉ cần có ý tưởng sẽ được các Trung tâm Khởi nghiệp VinUni hỗ trợ. Với lợi thế tỷ lệ sinh viên trên giảng viên rất thấp, chỉ 1/7, các giảng viên có thể quan tâm đến dự án của từng em. Những dự án chất lượng, có tính khả thi cao sẽ được nhà trường đưa vào chương trình "ươm tạo" kéo dài ba tháng và hỗ trợ tài chính 2,000 USD để có thể triển khai ra sản phẩm. Những dự án triển vọng có thể tiếp tục được đầu tư lên tới 10,000 USD. "Tại VinUni, các dự án không chỉ dừng lại sau một cuộc thi mà Trung tâm Khởi nghiệp sẽ đồng hành cùng các em trong suốt 4 năm, thậm chí vẫn tiếp tục hỗ trợ sau khi sinh viên đã ra trường. Về lâu dài, các cựu sinh viên có thể quay trở lại hỗ trợ sinh viên khóa sau để hình thành cộng đồng lớn và tạo vòng tuần hoàn khởi nghiệp", TS. Linh Giang chia sẻ. Cũng theo bà Giang, với định hướng trở thành đại học nghiên cứu đẳng cấp quốc tế, các start-up sinh viên cũng sẽ được định hướng nghĩ "lớn" ngay từ đầu về tầm nhìn để tiếp cận vấn đề theo hướng tạo tác động cho nhiều người nhất có thể, không chỉ trong nước mà cả thế giới. "Khi xây dựng sản phẩm trên tư duy đó, dự án đã có khác biệt và sẽ vươn xa hơn rất nhiều", TS. Linh Giang nói. Dù các dự án của sinh viên VinUni có tính khả thi cao và đã đạt những thành quả nhất định, nhưng TS. Giang cho rằng điều quan trọng nhất không nằm ở việc sinh viên khởi nghiệp thành công hay không mà là những bài học các em có được trong quá trình thực hành khởi nghiệp. "Tạo môi trường sáng tạo và gia tốc khởi nghiệp cho sinh viên ngay từ sớm cũng là cách giáo dục đang được nhiều đại học hàng đầu thế giới triển khai. Giáo dục tinh thần khởi nghiệp và môi trường kinh doanh tại trường đại học là những yếu tố quyết định chính đến các ý định và hoạt động kinh doanh của sinh viên. Tinh thần đó cộng với các bài học khởi nghiệp thực tế ngay khi ngồi trên giảng đường sẽ là tiền đề để sinh viên thành công trong quá trình khởi nghiệp sau này", bà Giang chia sẻ. https://dantri.com.vn/ 4. Hệ sinh thái khởi nghiệp Dublin, Ireland Hệ sinh thái khởi nghiệp Ireland đã và đang phát triển ổn định trong thập kỷ qua. Những người sáng lập ở Ireland điển hình là nam giới (77,4%) và có bằng đại học (88,7%). Các công ty khởi nghiệp ở Ireland được thấy trong nhiều lĩnh vực như Fintech (7,3%, so với mức trung bình 4,5% của EU) hoặc CNTT và Phần mềm (25,2%, so với mức trung bình 16,1% của EU). Về văn hóa kinh doanh, các nhà sáng lập người Ireland được thấy trong các nhóm (trung bình 2,1 người sáng lập cho mỗi công ty khởi nghiệp). Ví dụ, nhiều nhà sáng lập hoàn toàn đồng ý chia sẻ thông tin quan trọng với nhân viên của họ (44,9%) và tìm kiếm lời khuyên cho các quyết định chiến lược (47,46% so với mức trung bình 30,1% của EU). Các công ty khởi nghiệp của Ireland hiện đang tuyển dụng 14,5 người và đang có kế hoạch Hệ sinh thái khởi nghiệp Ireland đã và đang phát triển ổn định trong thập kỷ qua. Những người sáng lập ở Ireland điển hình là nam giới (77,4%) và có bằng đại học (88,7%). Các công ty khởi nghiệp ở Ireland được thấy trong nhiều lĩnh vực như Fintech (7,3%, so với mức trung bình 4,5% của EU) hoặc CNTT và Phần mềm (25,2%, so với mức trung bình 16,1% của EU). Về văn hóa kinh doanh, các nhà sáng lập người Ireland được thấy trong các nhóm (trung bình 2,1 người sáng lập cho mỗi công ty khởi nghiệp). Ví dụ, nhiều nhà sáng lập hoàn toàn đồng ý chia sẻ thông tin quan trọng với nhân viên của họ (44,9%) và tìm kiếm lời khuyên cho các quyết định chiến lược (47,46% so với mức trung bình 30,1% của EU). Các công ty khởi nghiệp của Ireland hiện đang tuyển dụng 14,5 người và đang có kế hoạch tạo thêm 8,2 việc làm trong vòng 12 tháng tới. Trong khi hầu hết các công ty khởi nghiệp ở Ireland tạo ra doanh thu chủ yếu hoặc hoàn toàn thông qua hoạt động kinh doanh (79,2%), một phần đáng chú ý của các công ty khởi nghiệp là phục vụ trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng (12,9%, so với mức trung bình 8,4% của châu Âu). Trung tâm khởi nghiệp địa lý của Ireland là Dublin, Cork và Galway, đang là nơi phát triển công nghệ sinh học và y học. Bối cảnh khởi nghiệp ở Dublin năm 2022 Khi nói đến những trung tâm khởi nghiệp ở Châu Âu, trước hết người ta thường nhắc đến các hệ sinh thái lớn nhất, chẳng hạn như London hoặc Berlin. Các thành phố như Dublin đôi khi bị bỏ qua, và kết quả là cộng đồng doanh nghiệp biết ít hơn về nơi này. Trong khi đó, theo Chỉ số Thành phố Kỹ thuật số Châu Âu (EDCI) năm 2016, Dublin được xếp hạng thứ tám trong bảng xếp hạng các thành phố Châu Âu tốt nhất về hoạt động kinh doanh Internet - sau Paris và Berlin. Theo báo cáo của The Wired, hiện nay có khoảng 2.500 công ty khởi nghiệp và khoảng 200 công ty công nghệ cao toàn cầu đang hoạt động tại Dublin. Trong năm 2015, các doanh nghiệp này đã thu hút tổng cộng hơn 300 triệu euro đầu tư. Tại Dublin có nhiều lời đề nghị đầu tư dành cho các tài năng trẻ cũng như các tân binh và doanh nhân có uy tín. Điều gì làm cho bối cảnh công nghệ ở Dublin trở nên độc đáo? Ireland là một quốc gia ở Bắc Âu, chiếm phần lớn diện tích của đảo Ireland. Ở phía bắc, nó giáp với Bắc Ireland (một phần của Vương quốc Anh và Bắc Ireland). Thủ đô là Dublin, nơi sinh sống của khoảng 1/4 dân số cả nước. Ireland là một quốc gia lý tưởng cho những ai muốn thực hiện các dự án kinh doanh của mình. Nhiều chương trình hỗ trợ của quốc gia, thuế thấp, thủ tục xin visa khởi nghiệp đơn giản. Tất cả những điều này cho phép Ireland được đưa vào xếp hạng các quốc gia hấp dẫn nhất cho tinh thần khởi nghiệp hàng năm. Số lượng người mong muốn đến đây ít hơn nhiều so với các nước láng giềng của Vương quốc Anh. Do đó, cơ hội biến ý tưởng kinh doanhthành hiện thực tăng lên đáng kể. Ireland là một trong những quốc gia thành viên giàu có nhất của Liên minh Châu Âu và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế Quốc tế. Trong 20 năm qua, đất nước đã có một bước phát triển nhảy vọt về kinh tế. Hiện nay nước này chiếm vị trí hàng đầu trong trường tài chính toàn cầu. Các nhà xuất khẩu và nhà đầu tư lớn nhất của các công ty Ireland là Google, Faebook, Paypal, Intel, Roche, Johnson & Johnson. Sẽ không khó đối với một doanh nghiệp bắt đầu hành trình tại Ireland để thâm nhập thị trường quốc tế. Các doanh nghiệp mới thành lập có khả năng tiếp cận nhiều chương trình tài trợ và hỗ trợ ở tất cả các cấp độ để thúc đẩy phát triển khởi nghiệp. Nước này có một hệ thống thuế doanh nghiệp thuận tiện: thuế thu nhập đối với hầu hết các lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp là 12,5%. Và đối với hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ tài chính và kỹ thuật, mức thuế ưu đãi là 10%. Đây là một trong những tỷ lệ thấp nhất ở Châu Âu. Do đó, Ireland vẫn là một quốc gia hấp dẫn đối với cả các doanh nhân giàu kinh nghiệm và mới nổi. Brexit và bối cảnh công nghệ Dublin Một sự thật thú vị - Brexit đã khiến Dublin trở thành một điểm đến hấp dẫn hơn cho các công ty khởi nghiệp công nghệ. Sau khi công bố kết quả cuộc trưng cầu dân ý về việc rút Vương quốc Anh khỏi Liên minh châu Âu, nhiều câu hỏi được đặt ra: điều gì sẽ xảy ra với Vương quốc Anh? liệu London có giữ được tình trạng tài chính của mình không? và trong điều kiện mới, thành phố nào ở châu Âu có thể thay thế vị trí của London? Tuy nhiên, ngoài vai trò là trung tâm tài chính, London còn là điểm đến vô cùng hấp dẫn đối với các startup công nghệ. Nó sẽ tiếp tục như vậy sao? Ireland dường như có quan điểm riêng về vấn đề này. Sau khi kết quả của cuộc trưng cầu dân ý làm rung chuyển thế giới, Ủy viên phụ trách các công ty khởi nghiệp của Dublin, Niamh Bushnell, đã đưa ra một thông cáo báo chí có tựa đề "Cảm ơn Brexit". Theo bà, với việc Vương quốc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu, tất cả những đặc điểm hấp dẫn mà đã khiến London trở thành một trung tâm công nghệ đẳng cấp thế giới đó là: tiếp cận tài năng, thu hút đầu tư, dữ liệu khách hàng lớn, nền kinh tế ổn định, nền văn hóa cởi mở đối với doanh nghiệp. Và nhờ Brexit, những cơ hội mới đang mở ra cho Dublin. Theo Niamh Bushnell, hiện tại, các doanh nhân từ Châu Âu, Nga và các khu vực khác trên thế giới đều sẵn sàng chuyển doanh nghiệp của họ đến Dublin. Tuy nhiên, không thể quên sự cạnh tranh từ các thành phố châu Âu khác. Các kết quả Việc Vương quốc Anh ra khỏi EU có cả mặt tích cực và tiêu cực đối với bối cảnh khởi nghiệp ở Dublin. Mặt tiêu cực có thể sẽ xuất hiện trong ngắn hạn. Đổi lại, Ireland có những cơ hội tốt về lâu dài mà không thể bỏ lỡ. Về dài hạn, I Điều này áp dụng cho cả lĩnh vực tài chính và lĩnh vực công nghệ. Để duy trì khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu, nhiều công ty sẽ chọn chuyển từ Vương quốc Anh sang các quốc gia là một phần của EU. Và khi đó, Ireland là một trong những nơi nộp đơn đầu tiên tại đây. Không ngạc nhiên khi chính đại diện của các công ty lớn và lĩnh vực tài chính của Vương quốc Anh là những người phản đối gay gắt việc Anh rút khỏi EU - họ biết quá rõ điều này sẽ gây hậu quả đối với hoạt động kinh doanh của họ. Đổi lại, các quốc gia khác của châu Âu đã và đang mở rộng vòng tay mời gọi các công ty và ngân hàng của Anh. Luật sư kiêm nhà báo của The New York Times, James B. Stewart, đã thực hiện nghiên cứu bằng cách yêu cầu các chuyên gia đánh giá một số chỉ số nhất định của các thành phố châu Âu trong việc thay thế London trở thành trung tâm tài chính. Các thông số được đánh giá là: kỹ năng tiếng Anh của người dân; hệ thống quản lý; sân bay; hệ thống giáo dục; chi phí và sự sẵn có không gian văn phòng và nhà ở; nhà hàng và đời sống văn hóa của thành phố. Dublin đứng thứ 4 trong bảng xếp hạng này. Theo James B. Stewart, TOP-9 thành phố Châu Âu có khả năng tiếp quản một số chức năng từ London như sau: 1. Amsterdam, Hà Lan (55/60 điểm) 2. Frankfurt, Đức (54/60 điểm) 3. Vienna, Áo (51/60 điểm) 4. Dublin, Ireland (50/60 điểm) 5. Paris, Pháp (43/60 điểm) 6. Luxembourg, Luxembourg (40/60 điểm) 7. Warsaw, Ba Lan (24/60 điểm) 8. Milan, Ý (24/60 điểm) 9. Barcelona, Tây Ban Nha (23/60 điểm) Đổi lại, London nhận được một kết quả gần như lý tưởng theo hệ thống đánh giá này - 58/60 điểm. Hạn chế duy nhất là chất lượng cuộc sống, do mức giá quá cao. Dublin hấp dẫn như thế nào đối với các công ty khởi nghiệp công nghệ? Thủ đô của Ireland từ lâu đã trở thành điểm đến hấp dẫn đối với các nhà sáng lập của nhiều công ty khởi nghiệp công nghệ và những gã khổng lồ trong lĩnh vực này. Dublin là nơi đặt trụ sở của các công ty như Twitter, Airbnb, Slack. Khoảng 2 nghìn nhân viên Microsoft, 2,5 nghìn nhân viên Dell, 5,5 nghìn nhân viên Apple và khoảng 6 nghìn nhân viên Google làm việc tại Ireland. Có một số lý do giải thích cho sự phổ biến này, nhưng lý do chắc chắn chính là mức thuế doanh nghiệp ở đây thấp nhất Tây Âu - 12,5%. Ngoài ra, Ireland tạo điều kiện thuận lợi cho việc cấp phép quyền sở hữu trí tuệ, thuế thu nhập từ bằng sáng chế và bản quyền trong nhiều trường hợp chỉ 6,25% và 25% thuế có thể được chi cho nghiên cứu và phát triển. Các ngành sau đây rất phát triển ở Ireland: • Các thành phần linh kiện, • Máy tính, • Chất bán dẫn, • Sản xuất và phát triển phần mềm, • Viễn thông và thông tin liên lạc. Xét về tổng sản lượng trong các lĩnh vực này, Ireland đứng thứ 19 trên thế giới. Nước này có lợi thế hơn các nước láng giềng châu Âu nhờ những lý do sau: Đầu tư lớn từ Hoa Kỳ; Chi phí vận hành và kinh doanh thấp; Tính linh hoạt trong lao động cao; Mức năng suất cao; Liên kết chặt chẽ giữa các cơ sở giáo dục và ngành công nghiệp. Ireland có các công ty con của sáu nhà sản xuất máy tính lớn nhất thế giới - IBM, Intel, Hewlett Packard, Dell, Oracle, Microsoft, cũng như khoảng 300 công ty địa phương lớn, chiếm khoảng một phần ba tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Một trong những “Offshore Zones” lớn nhất Trong những năm 2000, Ireland đã trở thành một trong những “Offshore Zones” lớn nhất, có tác động tích cực đến sự thành công trong việc thu hút các tổ chức tài chính quốc tế. Nếu một công ty nước ngoài đặt tại Ireland, thu nhập trên toàn thế giới của công ty đó phải chịu thuế doanh nghiệp Ireland. Các công ty CNTT thường được đăng ký tại Ireland và hoạt động tại các thị trường EU. Tuy nhiên, chính sách thuế doanh nghiệp của Ireland đã nhiều lần bị các nước thuộc Ủy ban châu Âu chỉ trích. Hệ sinh thái khởi nghiệp được hưởng lợi từ các công ty CNTT hàng đầu thế giới và một hệ thống được thiết lập tốt để quốc tế hóa và thương mại hóa hoạt động kinh doanh và có khả năng tiếp cận trực tiếp với thị trường châu Âu và Mỹ. Nhờ đó, Ireland hiện là một trong những quốc gia thành viên giàu có nhất của Liên minh châu Âu và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế Quốc tế. Trong 20 năm qua, đất nước đã có một bước phát triển nhảy vọt về kinh tế. Bây giờ nó chiếm một vị trí hàng đầu trong trường tài chính toàn cầu. Hơn 14.000 công ty đã được mở tại Ireland mỗi năm kể từ năm 2008, một con số rất cao đối với đất nước 4,6 triệu dân. Tài sản được đăng ký ở Ireland là hơn 2,5 nghìn tỷ Euro. Điều này chứng tỏ sự đơn giản và hiệu quả của hệ thống thuế và luật pháp Ireland cũng như những lợi thế của Ireland với tư cách là một địa điểm kinh doanh toàn cầu. Những điểm cộng của Ireland cũng có thể được bổ sung: dân số trẻ và có trình độ học vấn là 4,6 triệu người, sự cởi mở với tài năng từ nước ngoài và sự hỗ trợ từ chính phủ như chính phủ Ireland đã công bố kế hoạch chi khoảng 2 triệu Euro để thu hút khoảng 3.000 lao động công nghệ. Đối tượng mục tiêu dự kiến sẽ bao gồm các cư dân sinh sống ở Trung và Nam Âu. Trung tâm công nghệ Dublin: những khu vực đầy hứa hẹn Để phát triển dự án ở Ireland, trước hết, bạn sẽ phải chứng minh rằng dự án được đề xuất sẽ được đưa vào danh mục "tiềm năng cao". Đó là, nó thể hiện một ý tưởng kinh doanh độc đáo và sáng tạo. Các lĩnh vực hấp dẫn nhất cho các công ty khởi nghiệp ở Ireland theo quan điểm của các nhà đầu tư Ireland và quốc tế là: • Điện tử và Kỹ thuật • Hệ thống máy tính, phần mềm và phát triển ứng dụng di động, thiết kế game • Dược phẩm • Sản xuất mỹ phẩm • Sản xuất hệ thống an ninh, linh kiện ô tô • Phát triển thiết bị y tế • Công nghệ sinh học • Sản xuất lương thực Ireland là nơi đặt trụ sở của 9 trong số 10 công ty công nghệ y tế hàng đầu như Boston Scientific và Medtronic. Vì vậy, cần hiểu rằng sự cạnh tranh trên thị trường này là cực kỳ cao. Tuy nhiên, cũng giống như trong ngành CNTT. Dublin Tech Summit Virtual 2022 quy tụ các nhà lãnh đạo công nghệ và doanh nghiệp có ảnh hưởng nhất thế giới. Trong 1 ngày, các chuyên gia từ hơn 70 quốc gia đã cùng nhau chia sẻ kiến thức, thảo luận về các xu hướng mới nhất, cùng trò chuyện, tất cả trong không gian sự kiện ảo. https://trithuckhoahoc.vn/ 5. Tubudd - Nền tảng công nghệ thông minh kết nối khách du lịch quốc tế với những người bạn bản địa Tubudd là nền tảng công nghệ, nền tảng số kết nối khách du lịch quốc tế với những người bạn bản địa biết ngoại ngữ nhằm giúp du khách tránh khỏi những bỡ ngỡ và rào cản về ngôn ngữ khi lần đầu bước chân đến một vùng đất mới. CEO Tubudd Vũ Thị Thái An: “Không ai bước lên bục thành công mà hai tay lại đút trong túi quần. Để thành công, phải làm việc cực kỳ chăm chỉ cho những điều mà mình tin tưởng đặt ra.” Khởi nghiệp từ đam mê du lịch Tubudd - một cách gọi biến thể của Tour Buddy “chuyến đi của những người bạn” - được thành lập bởi một cựu du học sinh Việt với mong muốn phát triển mạng lưới du lịch cá nhân hóa thân thiện cùng những trải nghiệm chân thật nhất cùng người bản địa. Vũ Thị Thái An (Annie Vũ) - đồng sáng lập Tubudd từng có 4 năm du học và làm việc tại Anh ngành quản lý sự kiện. Là một người yêu thích du lịch cùng kinh nghiệm ''chu du'' tới 15 quốc gia, cô gái trẻ sinh năm 1991 luôn ấp ủ ý tưởng về một hình thức du lịch gần gũi, thỏa mãn đam mê khám phá nét đặc trưng trong từng điểm đến cho những người yêu thích du lịch. 5 năm trước đây, trong chuyến phượt xuyên Việt cùng 2 người bạn Canada, Annie nhận thấy những khó khăn, bất tiện của người nước ngoài khi lần đầu đặt chân đến Việt Nam. Đó là những khó khăn rào cản về ngôn ngữ, giao thông và đặc biệt là vấn đề mua tour, quà lưu niệm hay đặt phòng thậm chí còn bị lừa đảo hay cướp giật. Annie cũng nhận thấy một bất cập của du lịch theo tour là chi phí cao, hành trình gò bó và không thỏa mãn được sở thích cá nhân. Ngoài ra, các hướng dẫn viên đa số là người làm tự do nhưng lại bị quản lý chặt chẽ bởi những đại lý du lịch về thu nhập cũng như cách tương tác với khách. Ý tưởng về Tubudd từ đó ra đời với mong muốn xây dựng một nền tảng du lịch kết nối khách hàng và hướng dẫn viên bản địa (local buddies), giúp cá nhân hóa chuyến đi theo nhu cầu và đem đến những trải nghiệm đậm chất địa phương cho du khách. Tháng 7/2017, Annie cùng 2 đồng sáng lập Anthony và Ethan Đặng thành lập Tubudd tại Manchester (Anh). Sau một thời gian nghiên cứu thị trường Việt Nam, tháng 6/2018, Tubudd chuyển về Việt Nam hoạt động. Cá nhân hóa du lịch Ngay từ ngày đầu mới hoạt động, nắm bắt được xu thế du lịch theo hình thức tự túc và sự ưa chuộng công nghệ ngày càng tăng, Tubudd đã cho ra đời website và ứng dụng phiên bản 1.0 trên điện thoại di động, máy tính bảng của riêng mình. Nền tảng Tubudd được vận hành rất đơn giản. Du khách chỉ cần truy cập website của Tubudd hoặc tải ứng dụng Tubudd trên điện thoại thông minh và lựa chọn điểm đến, những hướng dẫn viên bản địa với đầy đủ thông tin cá nhân đã ở sẵn trên đó để du khách lựa chọn. “Đặt hàng” một buddy, du khách sẽ có một người bạn đồng hành am hiểu những nơi mình sẽ đến trong suốt chuyến đi. Khách hàng cũng có thể liên hệ với hệ thống để được tư vấn trực tiếp. Và bất kể là 1 hay 2 tháng sau, hay ngay lập tức hôm sau lên đường, ở sân bay đã có sẵn một người bạn bản xứ đón tiếp, cùng họ bắt đầu hành trình khám phá của mình. Nền tảng công nghệ du lịch này mang đến cho du khách những trải nghiệm với góc nhìn của người địa phương và có thể đến gần hơn với văn hóa bản địa. Một lợi thế khác của Tubudd so với các công ty du lịch truyền thống là khách du lịch không cần phải đi theo tour đã được lên lịch sẵn cùng với những người khác. Thay vào đó, hướng dẫn viên bản địa sẽ giúp khách lên kế hoạch cho hành trình hoặc đi theo hành trình, đến những nơi mà khách muốn. Ngoài ra, hướng dẫn viên bản địa còn là người bạn thân thiện với những nhóm khách du lịch đi theo gia đình, là phiên dịch viên cho các sự kiện, hội nghị của các công ty,… Màn hình tìm kiếm của Buddy Những thành công ban đầu Cũng như các công ty khởi nghiệp khác, thời gian đầu, Tubudd đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm sự giúp đỡ về pháp luật, tài chính, nhân sự và vốn. Tuy nhiên, bằng những kết nối từ bạn bè và công cuộc tìm kiếm đến các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp, đồng thời tham gia rất nhiều cuộc thi, Tubudd dần phát triển “phi hành gia” của chính mình. Từ những giải thưởng trong nước như giải thưởng: Startup được bình chọn nhiều nhất; Top 10 sáng tạo vì cộng đồng, Top 3 giải thưởng Doanh nhân cộng đồng tại Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia Techfest 2018,…Tubudd đã dần vươn ra đấu trường quốc tế và đạt được các giải thưởng như top 10 Chương trình hỗ trợ và thúc đẩy các công ty khởi nghiệp Pitch@Palace, Top 30 Pitch@RISE Hong Kong 2018. Đặc biệt gần đây nhất là nằm trong top 6 startup trong cuộc thi Vietchallenge và được sang Boston tham dự vòng thi chung kết. Ngoài ra, Tubudd cũng được lên các trang báo lớn như Báo Nhân Dân, Ơi Việt Nam, Báo Đầu Tư, Báo Kinh Tế,…và các chương trình truyền hình trong nước như Quốc Gia Khởi Nghiệp, Cà phê sáng, Truyền hình Nhân Dân, VCTC14… và xuất hiện trên bản tin MBC của Hàn Quốc. Hiện tại, Tubudd đã có 900 bạn bản địa tại 40 thành phố, 12 quốc gia trên toàn thế giới với 700 buddy tại Việt Nam. Mỗi tháng, Tubudd có hơn 150 lượt booking, chủ yếu từ khách du lịch nước ngoài. Số lượt like trên Fanpage Facebook là hơn 3.093 người, Instagram là hơn 1.000 lượt theo dõi. Tubudd cũng là đối tác phát triển của các start up về du lịch như Tripbtoz, dichungtaxi.com, ADDI Global,.... để cung cấp những dịch vụ du lịch toàn diện cho khách hàng. Điều làm nên thương hiệu, chỗ đứng của Tubudd trên thị trường đó là ngoài đội ngũ CEO năng động với chiến lược phát triển cụ thể, rõ ràng trên nền tảng công nghệ thì một trong những yếu tố tiên quyết đó là mạng lưới buddy - hướng dẫn viên bản địa thông thạo các ngoại ngữ như Anh, Hàn, Nga, Nhật... Tái định vị thương hiệu, chuyên môn hóa đội ngũ và gia tăng sự minh bạch trong kết nối giữa khách lữ hành và buddy Ký kết với nhà đầu tư TheVentures Để nâng cao năng lực, công ty cũng vạch ra kế hoạch, lộ trình theo tuần, tháng để người ủng hộ biết họ chờ đợi điều gì. Hàng tháng, công ty liên tục tuyển dụng, rà soát các Buddy với đầy đủ các ngôn ngữ để nâng cao chất lượng hướng dẫn viên của mình. Ngoài dịch vụ về hướng dẫn viên bản địa, Tubudd cung cấp thêm dịch vụ visa và xe đưa đón từ sân bay, mang lại cho khách du lịch một trải nghiệm trọn vẹn nhất. Hàng tuần, công ty tổ chức những cuộc họp trực tuyến/ngoại tuyến giữa các thành viên trong công ty, cũng như từng nhóm nhỏ với nhau để mọi người có thể nắm bắt tiến độ và giải quyết khúc mắc cho nhau. Ngoài ra, Tubudd còn có 2 cố vấn người nước ngoài để nắm bắt được thị trường quốc tế, nhận được những lời khuyên để đi đúng theo hướng công ty đang theo đuổi. Và kết quả là, sau 2 năm du lịch và các hoạt động dịch chuyển xuyên biên giới bị gián đoạn do COVID-19, Tubudd tập trung vào phát triển hóa sản phẩm công nghệ, tập trung vào thị trường nội địa, tối ưu hóa các chi phí và đào tạo chuyên môn cho đội ngũ buddy. Với những nỗ lực đó, ngay khi Việt Nam mở cửa trở lại và phục hồi kinh tế hậu COVID-19, tháng 7/2022, Tubudd gọi vốn thành công và nhận đầu tư khoản đầu tư 6 chữ số từ quỹ TheVentures đến từ Hàn Quốc (quỹ có trụ sở tại Seoul, Singapo, TP. Hồ Chí Minh dành cho các công ty khởi nghiệp giai đoạn đầu tập trung vào công nghệ, cộng đồng và tác động). Với khoản đầu tư từ TheVentures, Tubudd tái định vị thương hiệu với mục tiêu và sứ mệnh mới dựa trên giá trị cốt lõi là một nền tảng kết nối khách du lịch quốc tế với những người bạn bản địa. Tubudd phiên bản mới dành hơn 40% nguồn lực để tạo ra các kết nối minh bạch hơn, an toàn hơn cho các doanh nhân quốc tế đến Việt Nam tìm kiếm cơ hội đầu tư, mở rộng thị trường với những trợ lý hành trình người Việt có ngoại ngữ xuất sắc, thấu hiểu nghiệp vụ. 60% nguồn lực sẽ được tiếp tục dành cho các hoạt động du lịch. Tubudd luôn được định hướng phát triển dựa trên năng lực của người Việt. Vì thế, ở phiên bản mới này, Tubudd cũng xác định rõ ràng hơn sứ mệnh trở thành nơi quy tụ lại những người Việt trẻ tài năng, giúp các bạn có môi trường và cơ hội việc làm để “tự kinh doanh” những năng lực của bản thân, làm chủ cuộc đời. Tubudd có những kế hoạch để phân nhóm định danh, đào tạo và chuẩn hóa các tiêu chuẩn cho nghề nghiệp mới mẻ này thành 6 nhóm: - The Adventure Buddy: bạn bản địa trong những chuyến phiêu lưu - The Lifestyle Buddy: bạn bản địa cùng khám phá cuộc sống bản địa - The Art Buddy: bạn bản địa thưởng thức nghệ thuật - The History & Culture Buddy: bạn bản địa tìm hiểu lịch sử, văn hóa - The Business Buddy: trợ lý bản địa - The Medical & Beauty Buddy: người hỗ trợ/chăm sóc sức khỏe bản địa. Từ sứ mệnh này, Tubudd khuyến khích các bạn trẻ trau dồi ngoại ngữ, học hiểu về địa phương, nâng cao năng lực xử lý vấn đề, đặt mục tiêu trở thành một buddy có chuyên môn trong tương lai. Phát biểu tại sự kiện công bố sứ mệnh và mục tiêu mới, Annie Vũ cho biết: “Sau COVID-19, Việt Nam trở thành một trong những điểm đến tốt nhất trên toàn thế giới cho du lịch và lữ hành. Và để tạo ra một môi trường du lịch an toàn và bền vững hơn tại Việt Nam, Tubudd cần làm 2 việc: phân loại buddy để đáp ứng yêu cầu của du khách và chuẩn hóa chuyên môn của các buddy bằng các chương trình đào tạo để họ chuyên nghiệp hơn và có thu nhập tốt hơn. Đó chắc chắn là những mục tiêu lớn và chúng tôi cần nhiều sự giúp đỡ và đồng hành để giúp du lịch Việt Nam hấp dẫn và thuận tiện hơn cho du khách.” Dự định tương lai Mong muốn trong tương lai của Tubudd là vươn xa hơi trên đấu trường quốc tế, đặc biệt tập trung vào thị trường Hàn Quốc, để trở thành một công cụ không thể thiếu cho khách du lịch cả trong và ngoài nước. Ở tầm vi mô, Tubudd muốn tạo thêm tiềm năng cho ngành công nghiệp du lịch nước nhà bằng cách thúc đẩy các đối thủ thích ứng. Không những thế, Tubudd còn hướng tới phục vụ nhóm khách hàng doanh nghiệp, như cung cấp phiên dịch viên cho sự kiện công ty, các cuộc đàm phán…Đó đều là những bạn phiên dịch viên chuyên nghiệp và có hiểu biết, kinh nghiệm về từng mảng cụ thể để khách hàng có thể lựa chọn. Đối với đối tượng khách hàng này, mức chi phí để thuê một bạn bản địa kiêm phiên dịch viên sẽ cao hơn mức thông thường, mang lại lợi nhuận cao hơn về cho công ty, thu nhập cho người bản địa nói riêng. Tubudd cũng đang nỗ lực cải thiện ứng dụng trên điện thoại di động bằng cách thêm nhiều tính năng mới. Để làm được điều đó, Tubudd cần tiếp tục phát triển hơn nữa về cả sản phẩm và nhân lực, Trong tương lai không xa, Tubudd sẽ là một nền tảng không thể thiếu cho những người đi du lịch. Để mỗi khi có ai hỏi “Tìm hướng dẫn viên bản địa ở đâu?”, Tubudd sẽ là câu trả lời được nhiều người đề xuất nhất cho câu hỏi đó. ĐỘI NGŨ SÁNG LẬP VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TUBUDD Annie Vũ - CEO & Co-founder Annie có 10 năm kinh nghiệm về ngành truyền thông, Marketing và sự kiện ở cả Anh Quốc và Việt Nam. Trong quãng thời gian đi du học và làm việc tại Anh Quốc, Annie Vũ đã được tiếp thu với nền văn hóa nơi đây, tự tin với vốn kiến thức và văn hóa giao tiếp, làm việc với người phương tây bản địa. Annie còn từng đi du lịch qua 21 quốc gia, hiểu được văn hóa vùng miền, những khó khăn của trong những chuyến đi tự túc. Qua đó, Annie có những trải nghiệm thú vị trong vai trò là một khách du lịch khi bước chân sang một đất nước mới, lạ. Hiện tại Annie là người vận hành Tubudd và đảm nhiệm vai trò kết nối với các đối tác, cũng như gọi vốn. Anthony Cruickshank - COO & Co-founder Trước khi sang làm việc tại Việt Nam, Anthony đã có 6 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực du lịch, kinh doanh và dịch vụ khách hàng ở Anh. Là một người Anh làm việc nhiều năm tại Việt Nam, Anthony hiểu rõ tâm lý của những người nước ngoài khi đến Việt Nam và hiểu những khó khăn, trở ngại của một người nước ngoài nếu như không có sự trợ giúp của người bản địa. Hiện Anthony phụ trách chính sách, sales và dịch vụ khách hàng của Tubudd. Ethan Đặng - CTO & Co-founder Ethan tốt nghiệp đại học KAIST - trường đại học nối tiếng về đào tạo Công nghệ thông tin tại Hàn Quốc. Anh có 8 năm kinh nghiệm về nền tảng thương mại điện tử tại Hàn, Singapore và Việt Nam. Ethan có hơn 1 năm làm Kỹ sư phần mềm tại Zendesk - Singapore; 1 năm làm Kỹ sư phần mềm tại Shopee - Garena Singapore, Vinagame - TP. Hồ Chí Minh và hơn 1 năm làm phát triển phần mềm iOS tại Hà Nội. Hiện tại, Ethan Đặng là nhà phát triển công nghệ chính của công ty - người trực tiếp vận hành nền tảng công nghệ website và ứng dụng Tubudd. https://www.vista.gov.vn/
BẢN TIN KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO_Số 1.2023 ( 29/05/2023 )
![]()
BẢN TIN KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO_Số 1.2023...
BẢN TIN KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO_Số 12.2022 ( 12/12/2022 )
![]()
BẢN TIN KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO_Số 12.2022...
BẢN TIN KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO_Số 11.2022 ( 12/12/2022 )
![]()
BẢN TIN KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO_Số 11.2022...
BẢN TIN KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO_Số 10.2022 ( 12/12/2022 )
![]()
BẢN TIN KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO_Số 10.2022...
✭ BÀI VIẾT LIÊN QUAN |
Truy cập hôm nay : 12
Truy cập trong 7 ngày :42
Tổng lượt truy cập : 1,815
|