Banner Ngày 8/5/2025
V/v hướng dẫn xây dựng, đăng ký kế hoạch, đề án khuyến công năm 2025 ( 05/06/2024 )

1. Hỗ trợ khởi nghiệp và đầu tư vùng miền núi

Các doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập có các hoạt động và sử dụng lao động trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được hỗ trợ để thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp.

 

Ủy ban Dân tộc ban hành Thông tư 02/2022/TT-UBDT hướng dẫn thực hiện một số dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025.

Đối với dự án: Thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), đối tượng áp dụng gồm:

1. Doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) thuộc vùng đồng bào DTTS&MN có kế hoạch mở rộng kinh doanh, sản xuất.

2. Các doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập có các hoạt động và sử dụng lao động trên địa bàn các xã ĐBKK thuộc vùng đồng bào DTTS&MN.

3. Các trường đại học có đông sinh viên dân tộc thiểu số theo học và có các hoạt động hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh tại các xã đặc ĐBKK thuộc vùng đồng bào DTTS&MN.

4. Hộ gia đình, cá nhân người dân tộc thiểu số, hộ nghèo dân tộc Kinh sinh sống tại các xã, thôn vùng đồng bào DTTS&MN.

Việc triển khai thực hiện nội dung thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN phải đảm bảo các nguyên tắc sau: Mỗi xã ĐBKK có tối thiểu 1 mô hình khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp được hỗ trợ. Mô hình được hỗ trợ phải tạo việc làm, có hợp đồng thu mua sản phẩm cho ít nhất 15 hộ gia đình thuộc địa bàn xã khu vực III.

Ưu tiên hỗ trợ cho các mô hình khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp do phụ nữ làm chủ hoặc có từ 50% trở lên số lao động là phụ nữ tham gia mô hình, các dự án phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị được hỗ trợ bằng nguồn vốn của Chương trình.

Mỗi mô hình khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp khi được lựa chọn hỗ trợ sẽ được nhận hỗ trợ theo giai đoạn không quá 3 năm dưới các hình thức: hỗ trợ một phần chi phí thực hiện mô hình, hỗ trợ cung cấp thông tin, hỗ trợ kết nối cá nhân/tổ chức chủ trì mô hình được tham gia các hoạt động của Hệ sinh thái thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp vùng đồng bào DTTS&MN, lồng ghép các nguồn lực để hỗ trợ mô hình khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh phát triển bền vững và mở rộng, phát huy hiệu quả đầu tư của Chương trình.

Các nội dung, định mức hỗ trợ thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN được thực hiện theo quy định tại Điều 14 Thông tư số 15/2022/TT-BTC.

Quy trình lập, phê duyệt kế hoạch thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư

Thông tư nêu rõ, UBND cấp tỉnh giao cho một cơ quan trực thuộc chủ trì thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư (gọi tắt là Chủ trì khởi nghiệp cấp tỉnh), phối hợp với sở, ban, ngành liên quan hướng dẫn UBND cấp huyện xác định nhu cầu và xây dựng kế hoạch thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp, thu hút đầu tư hằng năm và cả giai đoạn. UBND cấp huyện giao cho một cơ quan trực thuộc chủ trì thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư (Chủ trì khởi nghiệp cấp huyện) phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng và hoàn thiện kế hoạch trình UBND cấp huyện phê duyệt.

Căn cứ vào quyết định giao vốn của cấp có thẩm quyền, các cơ quan được giao thực hiện xây dựng kế hoạch thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư. Quy trình xây dựng kế hoạch thực hiện theo quy định tại Điều 6 và Điều 7 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP.

Quy trình phê duyệt kế hoạch thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư: UBND cấp xã xây dựng kế hoạch hỗ trợ các mô hình thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp gửi Chủ trì khởi nghiệp cấp huyện tổng hợp; Chủ trì khởi nghiệp cấp huyện chủ trì, phối hợp với các phòng ban liên quan rà soát, xác định danh mục và lập kế hoạch hỗ trợ các mô hình cấp xã trình UBND cấp huyện phê duyệt làm cơ sở để tổ chức thực hiện.

Các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện xây dựng kế hoạch hỗ trợ các hoạt động thu hút đầu tư gửi Chủ trì khởi nghiệp cấp tỉnh tổng hợp trình UBND cấp tỉnh phê duyệt.

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ 15/8/2022.

https://baochinhphu.vn/

 2. Hơn 16.000 ý tưởng, mô hình khởi nghiệp của thanh niên bảo vệ môi trường

Từ năm 2019-2022, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh triển khai xây dựng trên 390.000 vườn ươm mới, 1.572 công trình thanh niên cấp tỉnh về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH). Đặc biệt có 16.730 ý tưởng khởi nghiệp, mô hình khởi nghiệp, lập nghiệp của thanh niên trong lĩnh vực này được triển khai mới.

 

Ông Ngô Văn Cương khẳng định, đề án "Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với BĐKH, giai đoạn 2019-2022" đã góp phần làm cho thanh thiếu nhi và cộng đồng hiểu rõ lợi ích của bảo vệ môi trường, ứng phó với BĐKH - Ảnh: VGP/Nhật Nam

16.730 ý tưởng, mô hình khởi nghiệp trong bảo vệ môi trường

Ngày 19/7, Ban Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị tổng kết đề án "Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, giai đoạn 2019-2022".

Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Ngô Văn Cương khẳng định: "Đề án đã nâng cao ý thức, trách nhiệm của đoàn viên, thanh niên và cộng đồng về bảo vệ môi trường, ứng phó với BĐKH. Đề án cũng góp phần nâng cao chất lượng giải quyết các ô nhiễm môi trường và chủ động phòng ngừa phát sinh các nguồn ô nhiễm môi trường, giải quyết các vấn đề do BĐKH gây ra, góp phần chủ động thích ứng với BĐKH góp phần thực hiện hiệu quả các nội dung trong chiến lược bảo vệ môi trường đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030".

Đề án đã được các cấp bộ Đoàn triển khai đạt được các kết quả nổi bật. Trong đó, trên 390.000 vườn ươm được triển khai mới, 94.831 chi đoàn dân cư đăng ký triển khai thực hiện "Tuyến đường sáng-xanh-sạch-đẹp", tổ chức được 8.028 lớp tập huấn nâng cao năng lực về các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó với BĐKH với 680.235 đoàn viên thanh niên tham gia.

Triển khai 1.572 công trình thanh niên cấp tỉnh và 12.700 công trình thanh niên cấp huyện về bảo vệ môi trường, ứng phó với BĐKH; 1.052 nhà tránh lũ được xây dựng mới.

Đặc biệt, 16.730 ý tưởng khởi nghiệp, mô hình khởi nghiệp, lập nghiệp của thanh niên trong bảo vệ môi trường, ứng phó với BĐKH được triển khai mới.

Một số mô hình tiêu biểu như: Mô hình cá ăn rác đặt tại các bãi biển vừa tạo cảnh quan, vừa giúp thu gom rác thải, bảo vệ môi trường; mô hình chợ dân sinh, chung cư giảm rác thải nhựa, mô hình ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo vệ môi trường...

Việc thực hiện các chỉ tiêu đề ra như: Tổ chức các hoạt động tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với BĐKH, chi đoàn trên địa bàn dân cư đăng ký đảm nhận và triển khai thực hiện "Tuyến đường sáng-xanh-sạch-đẹp", các cấp bộ Đoàn triển khai hiệu quả chương trình "Vì một Việt Nam xanh", tổ chức trồng mới 30 triệu cây xanh... đều đạt và vượt kế hoạch.

Vai trò xung kích của tuổi trẻ

Theo ông Ngô Văn Cương, để đạt được kết quả trên là nhờ sự vào cuộc của các bộ, ban, ngành và các đơn vị từ Trung ương tới địa phương. Để bảo vệ môi trường sống và các nguồn tài nguyên thiên nhiên, cần có sự đóng góp công sức của cả hệ thống chính trị, trong đó đòi hỏi vai trò xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ.

"Trong những năm qua, với phương châm hướng về cơ sở, tập trung cho cơ sở, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các cấp và tuổi trẻ cả nước đã có nhiều hoạt động thiết thực tham gia bảo vệ môi trường, đặc biệt là thông qua các chiến dịch ra quân làm sạch môi trường, thu gom rác thải, khơi thông cống rãnh, thông qua việc thành lập, duy trì hoạt động của các đội thanh niên tình nguyện bảo vệ môi trường, ứng phó với bão lũ...", Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đoàn TNCS cho hay.

Ngày 17/7/2019, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 894/QĐ-TTg phê duyệt đề án "Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với BĐKH giai đoạn 2019-2022". Mục tiêu chung của đề án là nâng cao nhận thức và hướng tới thay đổi hành vi cho thanh thiếu niên nói riêng và nhân dân nói chung trong việc bảo vệ môi trường, ứng phó với BĐKH.

Mục tiêu cụ thể: Hằng năm, 100% tổ chức Đoàn các cấp tổ chức ít nhất 1 hoạt động tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với BĐKH; 100% chi đoàn trên địa bàn dân cư đăng ký đảm nhận và triển khai thực hiện "Tuyến đường sáng - xanh - sạch - đẹp"; các cấp bộ Đoàn triển khai hiệu quả chương trình "Vì một Việt Nam xanh", tổ chức trồng mới 30 triệu cây xanh; tổ chức 8.000 lớp tập huấn, nâng cao năng lực về các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó với BĐKH cho đoàn viên, thanh niên; 

Triển khai thực hiện 200 công trình thanh niên cấp tỉnh, 1.600 công trình thanh niên cấp huyện về bảo vệ môi trường, ứng phó với BĐKH; hỗ trợ 1.000 ý tưởng khởi nghiệp, các mô hình khởi nghiệp, lập nghiệp của thanh niên trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, ứng phó với BĐKH; hỗ trợ xây dựng 250 nhà tránh lũ cho các hộ nghèo, gia đình có hoàn cảnh khó khăn ở khu vực miền Trung.

https://baochinhphu.vn/

 3. Hệ sinh thái khởi nghiệp Hà Lan

Hệ sinh thái khởi nghiệp Hà Lan đã phát triển nhanh chóng trong vài năm qua và nhận được sự quan tâm lớn của cả chính phủ và lĩnh vực tư nhân, kết quả có nhiều sáng kiến mang lại lợi ích cho các doanh nhân trẻ

 

Những nhà sáng lập Hà Lan điển hình là nam giới (77,8%) và có bằng đại học (87,5%). Một xu hướng rất tích cực được thấy ở Hà Lan là tỷ lệ nữ là nhà sáng lập cao (22,2%, so với tỷ lệ trung bình là 15,6% nữ của EU). Hệ sinh thái khởi nghiệp của Hà Lan chỉ ra một trong những sự đa dạng lớn nhất trong lĩnh vực khởi nghiệp của các công ty khởi nghiệp gồm cả hai lĩnh vực truyền thống, như Công nghệ công nghiệp và Sản xuất phần cứng (11,1%) hoặc dịch vụ phần mềm (15,3%) và các lĩnh vực xu hướng như Công nghệ xanh (11,1%, so với mức trung bình 6,4% của EU). Các công ty khởi nghiệp của Hà Lan hiện đang tuyển dụng 11,3 người và đang có kế hoạch thuê thêm 7,3 người trong vòng 12 tháng tới. Các công ty khởi nghiệp của Hà Lan đang tạo ra doanh thu chủ yếu hoặc hoàn toàn thông qua các hoạt động kinh doanh khác (72,1%). Trong khi 80,7% các công ty khởi nghiệp của Hà Lan đang tìm cách quốc tế hóa trong khu vực đồng Euro, với 11,5%, so với mức trung bình 9,4% của EU, mức độ quan tâm đến thị trường châu Phi là một trong những mức cao nhất ở châu Âu. Các trung tâm khởi nghiệp của Hà Lan trải rộng khắp đất nước với Amsterdam là trung tâm đổi mới.
Những ấn tượng về hệ sinh thái khởi nghiệp Hà Lan là gì?

Với dân số khoảng 10 triệu người, Hà Lan có thị trường nội địa nhỏ hơn so với các nước Tây Âu khác, vì vậy các công ty Hà Lan chắc chắn đặt mục tiêu phát triển trên thị trường toàn cầu. Điều này đã tạo ra một số công ty lớn nhất thế giới như RoyalDutch Shell, Uniliver, Philips và Heineken.

Cơ chế thuế doanh nghiệp thuận lợi cũng giúp các công ty đa quốc gia dễ dàng tập trung tại Hà Lan, gần đây nhất là Tesla và Uber đã đặt trụ sở chính của châu Âu tại Hà Lan. Và trong những năm gần đây, Hà Lan đã trở thành một trong những quốc gia có hệ sinh thái khởi nghiệp phát triển nhanh nhất châu Âu, với thủ đô Amsterdam đang thu hút sự chú ý của thế giới. Hà Lan chỉ có 13 trường đại học có cơ sở nghiên cứu, từ lâu đã thu hút những người giỏi nhất và sáng giá nhất từ trong và ngoài nước. Nhưng trong những năm gần đây, các trường đại học đã tích cực xây dựng thương hiệu là trường đại học khởi nghiệp, tận dụng công nghệ nghiên cứu tiên tiến.

StartupAmsterdam tích cực hỗ trợ các công ty khởi nghiệp

StartupAmsterdam, một tổ chức do Thành phố Amsterdam điều hành với mục đích hỗ trợ các công ty khởi nghiệp, doanh nhân và những người có liên quan, và tìm hiểu về cách tiếp cận độc đáo của họ.

Amsterdam là thủ đô của Hà Lan, một trong những nền văn hóa lâu đời nhất và cởi mở nhất ở Châu Âu, đồng thời đã phát triển thành một thành phố thu hút nhiều công ty và người dân từ nước ngoài.

Hệ sinh thái khởi nghiệp Amsterdam đã được TechCrunch và Forbes công nhận là một trong những hệ sinh thái tốt nhất trên thế giới, có lịch sử lâu đời trong việc tạo ra các hệ thống công nghệ như Python và Bluetooth.

Amsterdam cũng là quê hương của một số công ty khởi nghiệp thành công nhất thế giới, bao gồm Booking.com, TomTom và gần đây nhất là công ty Fintech Adyen, đã trở thành một Kỳ Lân. Kể từ khi thành lập vào năm 2015, StartupAmsterdam đã thực hiện một số sáng kiến với trọng tâm là kết nối lĩnh vực công và tư nhân trong hệ sinh thái khởi nghiệp.

1) Tăng trưởng vốn

2) Phát triển tài năng

3) Ra mắt khách hàng

4) Nội dung cần hỗ trợ

5) Môi trường có tư duy khởi nghiệp

Sự phát triển của hệ sinh thái khởi nghiệp dựa trên năm trục chính. Kết quả là, Startup Genome đã đưa ra báo cáo rằng hệ sinh thái khởi nghiệp Hà Lan nằm trong những quốc gia đang phát triển nhanh nhất thế giới. Trong số các biện pháp, Hội nghị TNW là hội nghị khởi nghiệp lớn nhất ở châu Âu, với Google, Accenture và Nike là các đối tác, và thu hút sự chú ý từ khắp nơi trên thế giới. Một sáng kiến diễn ra cùng với Hội nghị TNW đó là các tổ chức tham gia giới thiệu hệ sinh thái của riêng họ và thu hút các công ty khởi nghiệp. Đây là một sáng kiến độc đáo so với nhiều hội nghị khác, có lẽ vì sự cởi mở trong lịch sử của Hà Lan.

Trang web StartupAmsterdam bao gồm tất cả mọi thứ liên quan đến hệ sinh thái khởi nghiệp, từ máy gia tốc và không gian làm việc chung ở Amsterdam, đến các sự kiện lớn nhỏ gần đây nhất và tin tức mới nhất. Việc tập trung thông tin về hệ sinh thái này rất quan trọng để loại bỏ tình trạng bất cân xứng thông tin. Dự kiến sẽ có ngày càng nhiều tài năng quốc tế đổ về Amsterdam, biến nơi đây thành một trung tâm khởi nghiệp ngang hàng với Paris và Berlin.

Những thuận lợi và thách thức của hệ sinh thái Hà Lan

Hà Lan được công nhận là một trong những thị trường khởi nghiệp thuận lợi nhất ở châu Âu, Startup Genome xếp Amsterdam đứng thứ ba trong số các hệ sinh thái khởi nghiệp có hiệu suất cao nhất ở châu Âu. Sau sự ra mắt gần đây của Capchase ở Hà Lan và Bỉ, Henrik Grim đã cùng với Jan Speelman của Agicap và Arthur Nobel của Knight Capital để tìm hiểu sâu thị trường. Họ cùng nhau xem xét điều gì khiến Hà Lan trở thành mảnh đất màu mỡ cho các công ty công nghệ và các nhà lãnh đạo cấp cao suy nghĩ như thế nào về việc mở rộng quy mô trong khu vực. Bằng sự ưa thích mạo hiểm của Hà Lan: một môi trường văn hóa cởi mở và hiểu biết về công nghệ. Hà Lan được hưởng lợi từ cộng đồng người nước ngoài lớn, chính phủ ưu đãi thuế và dân số nói tiếng Anh nhiều, giúp các công ty dễ dàng thu hút nhân tài và xây dựng đội ngũ quốc tế. Chủ nghĩa thương mại và sự đổi mới khiến người Hà Lan trở thành những người dám chấp nhận các sản phẩm kỹ thuật sớm hơn.

Người Hà Lan thích thương mại và sẵn sàng chấp nhận rủi ro, điều này thúc đẩy sự chú ý của các nhà đầu tư. Dân số có xu hướng áp dụng công nghệ tiên tiến, đó có thể là lợi ích hoặc cũng là nhược điểm vì một số khách hàng đã tìm thấy các giải pháp tiên tiến khi bạn tiếp cận họ. Định hướng văn hóa này được củng cố bởi lợi nhuận của các nhà đầu tư lớn và những người chiến thắng trên thị trường. Theo dữ liệu của Dealroom, Hà Lan tự hào có tỷ lệ hoàn vốn cao nhất ở châu Âu là 8,8 lần, so với 4,7 lần đối với Đức và 4,9 lần đối với Vương quốc Anh. Mặc dù lợi nhuận của các nhà đầu tư lớn, dữ liệu cho thấy rằng Hà Lan chưa nắm bắt được phần vốn tài trợ hợp lý của mình. Hà Lan kiếm được khoản đầu tư VC cao thứ năm ở châu Âu vào năm 2021, nhưng cao thứ mười trên cơ sở bình quân đầu người.

Khi nói đến việc mở rộng quy mô ở Hà Lan, điều cơ bản đó là lập kế hoạch, thực thi và quản lý tài nguyên phải được áp dụng. Đặc biệt, một trong những cạm bẫy lớn nhất đối với một tổ chức là khi những người tham gia chủ chốt tập trung quá nhiều vào những thứ không mang lại lợi nhuận tối đa về thời gian (ví dụ: quản lý vốn thay vì xây dựng văn hóa). Quản lý vốn rất quan trọng, cũng như có dữ liệu phù hợp để ra quyết định, nhưng các công cụ như Agicap có thể tự động hóa các quy trình công việc này và giải phóng thời gian của lãnh đạo.

Một lĩnh vực khác mà những người sáng lập có thể tối ưu hóa là quản lý vốn đầu vào của họ. Các giải pháp tài chính thay thế giúp các công ty khởi nghiệp thuận lợi hơn trong việc làm hồ sơ dòng tiền không ổn định và giảm thiểu rủi ro trong quá trình gây quỹ. Điều này đặc biệt hữu ích trong bối cảnh hiện tại của đầu tư mạo hiểm, nơi khả năng tiếp cận nguồn vốn có thể đang nguội dần và các nhà sáng lập buộc phải xem xét những yêu cầu tăng trưởng liên quan đến một mức định giá cụ thể.

Giải pháp tài chính thay thế mang lại cho những nhà sáng lập nhiều quyền kiểm soát hơn khi họ thiếu vốn. Các giải pháp tài chính thay thế mới phá vỡ thị trường “vốn thuần túy”, cho phép các nhà sáng lập xây dựng sự kết hợp tốt nhất giữa “vốn thông minh” và tài chính thay thế để bảo vệ lợi ích của họ.

Ngoài các nguyên tắc cơ bản về thị trường lớn và chiến lược mở rộng quy mô mạnh mẽ, các công ty cần có tài năng tốt. Nhân viên Gen-Z và Millennial ngày càng đòi hỏi sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống tốt hơn, điều này khiến các công ty khó có thể thu hút nhân tài hàng đầu và tạo ra một môi trường mở rộng quy mô. Hơn nữa, việc tuyển dụng những tài năng hàng đầu có thể là một thách thức đối với các công ty Hà Lan. Làm việc từ xa đã có tác động đến yếu tố này, làm trầm trọng thêm nhu cầu cân bằng giữa công việc và cuộc sống trong khi giảm bớt những hạn chế của nguồn nhân tài địa phương.

https://trithuckhoahoc.vn/

4. Liên kết thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Phát biểu tại Hội thảo “Liên kết thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Cà Mau hiệu quả trong bối cảnh mới” diễn ra chiều ngày 26/7, ông Lê Văn Sử, Phó chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo Hỗ trợ khởi nghiệp tỉnh Cà Mau (Ban Chỉ đạo) khẳng định, lãnh đạo tỉnh sẽ tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để Cà Mau có một môi trường khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thuận lợi nhất. Đồng thời, tiếp tục phát huy, đề cao vai trò, trách nhiệm của các ngành, các cấp, các tổ chức, cá nhân có liên quan để các hoạt động khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh thật sự có hiệu quả, trở thành khâu đột phá trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Sau hơn 3 năm thành lập Ban Chỉ đạo, việc xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả tích cực như: thu hút được sự quan tâm, tham gia của nhiều tổ chức, cá nhân; khơi dậy được khát vọng khởi nghiệp, ý chí vươn lên làm giàu trong đoàn viên, thanh niên, phụ nữ, hội viên nông dân và đội ngũ học sinh, sinh viên trong tỉnh; nhiều ý tưởng kinh doanh đã được hiện thực hóa...

 

Tuy nhiên, năm 2021, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều hoạt động khởi nghiệp của tỉnh không thực hiện được do phải tập trung nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch. Do đó, hội thảo này được Ban Chỉ đạo phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Chi nhánh Cần Thơ (VCCI Cần Thơ) tổ chức nhằm tìm giải pháp để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của các cơ quan, đơn vị trong thực hiện các nhiệm vụ khởi nghiệp; trao đổi, chia sẻ những thông tin, kiến thức về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và bức tranh của các doanh nghiệp khởi nghiệp trong bối cảnh tác động của đại dịch vừa qua; những cơ hội và tiềm năng của Cà Mau, từ đó hoạch định và tổ chức hoạt động có hiệu quả góp phần thiết thực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Tại hội thảo, Phó giám đốc VCCI Cần Thơ Nguyễn Thị Thương Linh đã chia sẻ những kinh nghiệm, thông tin về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong bối cảnh cạnh tranh và phục hồi kinh tế; đồng thời đề xuất một số giải pháp để liên kết và thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại tỉnh Cà Mau.

Ngoài ra, hội thảo còn ghi nhận nhiều ý kiến thảo luận của đại biểu. Đây là những ý kiến bổ ích mà các cơ quan quản lý, thành viên Ban Chỉ đạo, các đối tượng tham gia khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, doanh nghiệp khởi nghiệp của tỉnh cần tiếp thu để có các giải pháp thích hợp, từng bước hoàn thiện và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp của tỉnh trong thời gian tới.

 

Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử cho rằng, công tác hỗ trợ khởi nghiệp của tỉnh Cà Mau trong thời gian qua đã được triển khai thực hiện toàn diện; các cấp, các ngành đã cụ thể hóa các đề án của Trung ương và đạt được những kết quả nổi bật ở khu vực ĐBSCL. Tuy nhiên, kết quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng, các sản phẩm từ hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo còn ít; chưa có các doanh nghiệp lớn tham gia để dẫn dắt các hoạt khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của tỉnh phát triển.

Khẳng định, mục tiêu cuối cùng của việc xây dựng và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp là nhằm gia tăng số lượng và chất lượng của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, Phó chủ tịch UBND tỉnh đề nghị lãnh đạo các cấp, các ngành phải thực sự quan tâm đến hoạt động khởi nghiệp trên địa bàn, lĩnh vực mình quản lý. Bên cạnh đó, thành lập Câu lạc bộ Khởi nghiệp tỉnh nhằm kết nối, chia sẻ, học tập lẫn nhau để hoàn thiện, phát triển những ý tưởng khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp, bên cạnh sự hỗ trợ chính sách từ nhà nước thì cần tập trung ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), bởi CNTT ngày càng đóng vai trò không thể thiếu trong quá trình quản trị, điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Theo báo cáo của Sở Khoa học và Công nghệ, trong kế hoạch năm 2022 có 1 tỷ đồng hỗ trợ cho 8-10 dự án khởi nghiệp thực hiện theo các tiêu chí quy định của Đề án 844. Tuy nhiên, các tiêu chí quy định tại Đề án 844 rất khó để các dự án, doanh nghiệp khởi nghiệp của Cà Mau có thể tham gia. Do đó, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử đề nghị Sở Khoa học và Công nghệ nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp khởi nghiệp tỉnh.

 

Sáng cùng ngày, đoàn công tác Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Chi nhánh Cần Thơ (VCCI Cần Thơ) và các thành viên Mạng lưới Khởi nghiệp ĐBSCL (MSN) đã có chuyến khảo sát mô hình khởi nghiệp tại Hợp tác xã Ba khía Đầm Dơi của chị Trần Thị Xa. Ảnh: HOÀNG DIỆU

“Trong thời gian tới, Ban Chỉ đạo Hỗ trợ khởi nghiệp tỉnh Cà Mau rất mong VCCI Cần Thơ, các thành viên Mạng lưới Khởi nghiệp ĐBSCL (MSN), các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức có liên quan tiếp tục đồng hành với tỉnh Cà Mau trong việc chia sẻ kinh nghiệm để kết nối, thu hút nguồn lực nhằm phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của địa phương tương xứng với thế mạnh và tiềm năng sẵn có”, ông Lê Văn Sử kỳ vọng./.

https://www.baocamau.com.vn/

5. Hà Nội: Cần kết nối các nguồn lực hỗ trợ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp

Là địa phương có nhiều tiềm năng để phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp nhưng hiện nay, thành phố Hà Nội chưa khai thác và kết nối tốt các nguồn lực để thu hút các nhà đầu tư lớn.

 

Sản phẩm sáng tạo tham gia Ngày hội sáng tạo khởi nghiệp của sinh viên Thủ đô

Thiếu kết nối, nhà đầu tư chưa tìm được doanh nghiệp

Ông Ngô Minh Toàn - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp, Sở Kế hoạch Đầu tư TP Hà Nội cho biết, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, Hà Nội có lợi thế là rất nhiều các trường đại học, cao đẳng và học viện của cả nước. Thành phố đã thay đổi căn bản về chính sách phát triển kinh tế - xã hội khi xác định doanh nghiệp, kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của kinh tế quốc gia; trong đó, khởi nghiệp và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là nội dung được quan tâm.

Thành phố có nhiều hoạt động hỗ trợ cụ thể và đã có những tác động tích cực đến việc xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp hoặc các dự án khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tăng trưởng nhanh về quy mô khách hàng, doanh thu, lợi nhuận... dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới.

Bên cạnh những kết quả đạt được, theo ông Ngô Minh Toàn, hiện nay việc liên kết các chủ thể hệ sinh thái vẫn chưa được đáp ứng. Thông tin về hệ sinh thái còn thiếu và phân tán, chưa có nguồn lực để triển khai thống kê, khảo sát về thực trạng các thành phần cũng như liên kết của hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo khiến các nhà đầu tư chưa tìm được doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, còn doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo chưa hiểu rõ các chính sách và đầu mối hỗ trợ chính sách.

Chủ thể không thể thiếu trong hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo là các nhà đầu tư nhưng đến nay Hà Nội chưa có các Quỹ đầu tư mạo hiểm, chưa có Trung tâm đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp dẫn đến việc kết nối hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo rời rạc, tự phát.

Trong khi đó, công tác hỗ trợ và các hoạt động khởi nghiệp sáng tạo còn diễn ra đơn lẻ, tính liên thông, liên kết chưa cao; hoạt động liên kết của các cá nhân khởi nghiệp chưa chặt chẽ, chưa có nhiều thành viên tham gia để tạo thành các nhóm, mạng lưới hoạt động chuyên nghiệp...

Kết nối để hiện thực hóa các ý tưởng khởi nghiệp

Ông Phạm Hồng Quất - Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cũng đánh giá tiềm lực lớn của Hà Nội với đội ngũ đông đảo các nhà khoa học, trường đại học, thanh niên trẻ. Nhưng, vấn đề hiện nay của Hà Nội là sử dụng nguồn lực hiệu quả. Nhiều bạn trẻ từ thung lũng silicon trở về nhưng chưa chọn Hà Nội để “dừng chân”. Các học sinh đoạt giải quốc tế ở Hà Nội rất nhiều; những người học tập và trưởng thành tại Hà Nội đi các thị trường lớn rất nhiều nhưng chưa có sự kết nối về Hà Nội.

Theo ông Phạm Hồng Quất, Hà Nội cần có nhiều sáng kiến để kết nối các nguồn lực hỗ trợ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của Thủ đô. Chữ “kết nối” trong hệ sinh thái là thành phần quan trọng nhất nhưng lại là công việc khó nhất để xây dựng các mối liên kết.

Đây không chỉ là vấn đề của Hà Nội, dẫn thực tế từ Seoul, Hàn Quốc, ông Phạm Hồng Quất cho biết, xây dựng mối liên kết là việc làm khó nhất của người thiết lập cộng đồng hệ sinh thái khởi nghiệp. Tuy nhiên, khi đã vượt qua được khó khăn này, Hàn Quốc đã có những bước tiến quan trọng, mời được cả những tập đoàn lớn vào hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

 

Hoa khô Xavia - ý tưởng khởi nghiệp đã được thương mại hóa thành công tại Hà Nội

Đồng tình với quan điểm trên, ông Phạm Tuấn Hiệp - Giám đốc ươm tạo BK-Holdings, Giám đốc quản lý Quỹ BK Fund nhấn mạnh: Hà Nội cần đẩy mạnh hơn nữa kết nối với các nguồn lực trong và ngoài nước bởi thành phố có nhiều tiềm năng, lợi thế.

“Hà Nội có thuận lợi hơn các địa phương khác bởi đây là nơi tổ chức nhiều sự kiện, hoạt động lớn về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tầm cỡ quốc gia. Sau khi dịch bệnh được kiểm soát, các hoạt động, sự kiện thường niên về khởi nghiệp được tổ chức như triển lãm đổi mới sáng tạo, ngày hội gặp gỡ kết nối với các quỹ đầu tư khởi nghiệp, ngày hội khởi nghiệp sáng tạo quốc gia (Techfest)... Đây là cơ hội quý để Hà Nội gặp gỡ trực tiếp, trao đổi với các quỹ đầu tư, vườn ươm trong và ngoài nước, kiều bào quốc tế để thúc đẩy kết nối hệ sinh thái  khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” - Giám đốc quản lý Quỹ BK Fund cho biết.

Ngoài ra, ông Phạm Tuấn Hiệp mong muốn Hà Nội có thêm sáng kiến, tổ chức hoạt động, sự kiện kết nối có quy mô và xứng tầm hơn; tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng Đề án 4889 hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo của Hà Nội; tăng cường kết nối với các tập đoàn kinh tế lớn, các trường đại học, học viện - tâm điểm của mô hình sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo để cung cấp nguồn nhân lực, ý tưởng đổi mới sáng tạo.

Hiện nay, tại các trường vẫn chưa định hình mạng lưới khởi nghiệp sáng tạo hay mới chỉ quan tâm đến các ý tưởng khởi nghiệp của sinh viên, còn các nhóm nghiên cứu công nghệ và các giải pháp công nghệ để giải quyết các vấn đề lớn của Hà Nội thì sự đóng góp của các trường chưa rõ nét.

Theo diendandoanhnghiep

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

  • slideshow_large
  • slideshow_large
  • slideshow_large
  • slideshow_large
  • slideshow_large
Truy cập hôm nay : 6
Truy cập trong 7 ngày :41
Tổng lượt truy cập : 8,386