Banner Ngày 2/1/2025
V/v hướng dẫn xây dựng, đăng ký kế hoạch, đề án khuyến công năm 2025 ( 05/06/2024 )

1

Tên nhiệm vụ: Phân lập, tuyển chọn vi khuẩn phân huỷ chất phụ gia Sodium Tripolyphosphate (STPP) và nghiên cứu tạo chế phẩm vi sinh xử lý STPP trong nước thải từ công ty chế biến thuỷ sản tỉnh Sóc Trăng

2

Cấp quản lý nhiệm vụ: Tỉnh

3

Mức độ bảo mật: Bình thường

4

Mã số nhiệm vụ (nếu có):

5

Tên tổ chức chủ trì: Trường Đại học Cần Thơ

Điện thoại: 0292.3832.663

Địa chỉ: Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Họ và tên thủ trưởng tổ chức: Hà Thanh Toàn

6

Cơ quan chủ quan: 

7

Chủ nhiệm nhiệm vụ: TS. Nguyễn Thị Phi Oanh      

Năm sinh: 1973; Giới tính: Nữ

Học hàm, học vị: Tiến sĩ

Địa chỉ nhà riêng: 5 Bis đường Châu Văn Liêm, P. Tân An, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Chức vụ: Trưởng phòng thí nghiệm Sinh học Phân tử và Tế bào

Tên tổ chức đang công tác: Khoa Khoa học Tự nhiên - Trường Đại học Cần Thơ

Điện thoại: 0938083268

8

Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ:

1. PGS.TS. Nguyễn Đắc Khoa

2. ThS. Võ Phát Tài

3. TS. Nguyễn Thị Kim Huê

4. ThS. Nguyễn Thị Dơn

9

Mục tiêu nghiên cứu:

* Mục tiêu chung

Phân lập, tuyển chọn được vi khuẩn phân huỷ hiệu quả chất phụ gia STPP và tạo được chế phẩm vi sinh để xử lý STPP trong nước thải từ các công ty chế biến thuỷ sản ở tỉnh Sóc Trăng

* Mục tiêu cụ thể

- Thu mẫu nước thải tại một số công ty chế biến thuỷ sản ở tỉnh Sóc Trăng và định lượng phosphate hiện diện trong nước thải.

- Phân lập và tuyển chọn được vi khuẩn trong nước thải có khả năng phân huỷ hiệu quả và hoá hướng động theo STPP.

- Định danh khoa học các dòng vi khuẩn phân huỷ STPP tiềm năng

- Tuyển chọn được chất mang để tồn trữ các dòng vi khuẩn phân huỷ STPP tiềm năng

- Xác định loại chất mang duy trì mật số và hoạt tính phân huỷ STPP của vi khuẩn tiềm năng.

- Tạo được chế phẩm vi sinh chứa chất mang phù hợp và vi khuẩn tiềm năng để xử lý nước thải từ các công ty chế biến thuỷ sản ở tỉnh Sóc Trăng.

10

Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính:

- Thu mẫu nước thải tại một số công ty chế biến thuỷ sản ở Sóc Trăng và định lượng phosphate hiện diện trong nước thải.

- Phân lập và tuyển chọn vi khuẩn trong nước thải chế biến thuỷ sản phân huỷ hiện quả và hoá hướng động theo sodium tripolyphosphate.

- Định danh khoa học các dòng vi khuẩn phân huỷ STPP tiềm năng.

- Tuyển chọn chất mang để tồn trữ các dòng vi khuẩn phân huỷ STPP tiềm năng

- Tạo chế phẩm vi sinh chứa chất mang phù hợp và vi khuẩn tiềm năng để xử lý nước thải chế biến thuỷ sản.

- Thử nghiệm sử dụng chế phẩm vi sinh để xử lý phosphate trong nước thải chế biến thuỷ sản tại Công ty Cổ phần Chế biến Thuỷ sản Út Xi.

11

Lĩnh vực nghiên cứu: 10603

12

Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ: 

13

Phương pháp nghiên cứu: Phân lập và tuyển chọn vi khuẩn,…

14

Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:

Dạng I:

Chế phẩm vi sinh chứa vi khuẩn phân lập và tuyển chọn từ nước thải chế biến thủy sản (mật số vi khuẩn ≥ 106 CFU/g chế phẩm); Báo cáo tổng hợp, Báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện đề tài; Danh mục các dòng vi khuẩn phân hủy STPP phân lập; Tên khoa học, đặc điểm hình thái và hoạt tính sinh học của các dòng vi khuẩn phân hủy STPP tiềm năng; Danh mục nguyên liệu dùng làm chất mang dạng bột chứa vi khuẩn phân hủy STPP; Danh mục chất mang duy trì mật số vi khuẩn phân hủy STPP trong 5 tháng tồn trữ; Danh mục chất mang duy trì mật số vi khuẩn và khả năng phân hủy STPP; Chất mang duy trì mật số, khả năng phân hủy STPP của vi khuẩn trong ống nghiệm và trong nước thải.

Dạng II:

Chế phẩm vi sinh xử lý hiệu quả STPP trong nước thải từ các công ty chế biến thuỷ sản ở tỉnh Sóc Trăng đạt tiêu chuẩn hiện hành; Quy trình sản xuất chế phẩm vi sinh xử lý hiệu quả STPP trong nước thải từ các công ty chế biến thuỷ sản ở tỉnh Sóc Trăng đạt tiêu chuẩn hiện hành; Quy trình hướng dẫn sử dụng chế phẩm. Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ của Cục Sở hữu trí tuệ.

Dạng III:

Bài báo khoa học

15

Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: 

Chế phẩm vi sinh xử lý phosphate được ứng dụng để xử lý nước thải chế biến thuỷ sản tại tỉnh Sóc Trăng nhằm hạn chế sự phú dưỡng từ đó giảm thiểu sự ảnh hưởng của chúng đến hệ sinh thái và sức khoẻ cộng đồng. Ngoài ra, các kết quả và kiến thức khoa học từ đề tài sẽ được phổ biến đến các chuyên gia cùng ngành trong nước và quốc tế thông qua bài báo khoa học được đăng hoặc thông qua báo cáo tham luận tại các hội nghị, hội thảo; đồng thời cũng được đưa vào bài giảng về học phần Vi sinh Môi trường cho sinh viên, học viên cao học tại Trường Đại học Cần Thơ và các cơ sở đào tạo khác.

16

Thời gian dự kiến thực hiện: 36 tháng (từ tháng 1/2022 đến tháng 12/2024)

17

Kinh phí được duyệt: 1.649.558.780 đồng

Trong đó:

+ Ngân sách SNKHCN: 1.321.374.330 đồng

+ Nguồn tự có của tổ chức:296.301.950 đồng

+ Nguồn khác: 31.882.500 đồng

18

Quyết định phê duyệt số: 1448/QĐ-UBND ngày 31/5/22

19

Hợp đồng thực hiện số: 07/HĐ-SKHCN ngày 20/6/2022

  • slideshow_large
  • slideshow_large
  • slideshow_large
  • slideshow_large
  • slideshow_large
Truy cập hôm nay : 13
Truy cập trong 7 ngày :38
Tổng lượt truy cập : 7,765