Banner Ngày 25/4/2024
Thông báo về kết quả trúng tuyển kỳ tuyển dụng viên chức của Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ tỉnh Sóc Trăng năm 2023. ( 04/03/2024 )

1

Tên nhiệm vụ: Cải tiến mô hình nuôi tôm thẻ trong ao đất tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng

2

Cấp quản lý nhiệm vụ: Tỉnh

3

Mức độ bảo mật: Bình thường

4

Mã số nhiệm vụ (nếu có):

5

Tên tổ chức chủ trì: Phòng Kinh tế thị xã Vĩnh Châu

Điện thoại:  02993.861185                    

Địa chỉ: Khóm Wáth Pích, phường Vĩnh Phước, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng

Họ và tên thủ trưởng tổ chức: Mã Chí Thọ

6

Cơ quan chủ quan: 

7

Chủ nhiệm nhiệm vụ: KS. Lý Chí Hiếu

Năm sinh: 1976; Giới tính: Nam

Học hàm, học vị: Đại học Nuôi trồng thủy sản

Địa chỉ nhà riêng: Khóm Biển Trên, phường Vĩnh Phước, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng.

Chức vụ: Trưởng trạm

Tên tổ chức đang công tác: Trạm Khuyến nông thị xã Vĩnh Châu

Điện thoại: 0972.919484

8

Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ:

1. Nguyễn Thị Kim Hồng

2. Huỳnh Tuấn Hải

3. Nguyễn Hoàng Long

9

Mục tiêu nghiên cứu:

* Mục tiêu chung:

 + Xây dựng mô hình nuôi tôm thẻ thương phẩm trong ao đất lót bạt bờ và có hố siphon nhằm giảm chi phí, giảm rủi ro trong quá trình nuôi, góp phần tăng hiệu quả kinh tế cho người nuôi tôm.

 + Hình thành các điểm tham quan, học hỏi kinh nghiệm cho người dân địa phương và các vùng khác trong tỉnh.

* Mục tiêu cụ thể:

+ Cải tiến mô hình nuôi tôm thẻ thương phẩm trong ao đất tại thị xã Vĩnh Châu: lót bạt bờ và có hố siphon; quy mô diện tích ao nuôi khoảng 2.000m2; mật độ 70 con/m2; tỉ lệ sống ước đạt 80%; hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) là 1,3; kích cỡ tôm ước đạt 25g/con; sản lượng ước đạt 2,8 tấn.

+ Theo dõi, đánh giá, kiểm soát các chỉ tiêu tăng trưởng, tỷ lệ sống và các chỉ tiêu môi trường để xây dựng quy trình kỹ thuật nuôi mới.

+ Quảng bá, truyền thông kết quả xây dựng mô hình tôm thẻ thương phẩm trong ao đất lót bạt bờ và có hố siphon.

10

Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính:

Xây dựng mô hình “Cải tiến mô hình nuôi tôm thẻ trong ao đất”; Tập huấn mô hình “Cải tiến mô hình nuôi tôm thẻ trong ao đất”; Hội thảo giới thiệu mô hình “Cải tiến mô hình nuôi tôm thẻ trong ao đất”

11

Lĩnh vực nghiên cứu: 40599

12

Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ: 

13

Phương pháp nghiên cứu:

14

Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:

Mô hình nuôi tôm thẻ trong ao đất được cải tiến; Quy trình cải tiến mô hình nuôi tôm thẻ trong ao đất; Báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện dự án; Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện dự án.

15

Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: 

- Phòng Kinh tế thị xã Vĩnh Châu phối hợp với các cơ quan chuyên môn, các ban ngành đoàn thể ở địa phương tiếp tục xây dựng kế hoạch sản xuất và nhân rộng mô hình tại địa phương nhằm phát triển các mô hình ứng dụng kỹ thuật mới.

- Đơn vị thụ hưởng kết quả sẽ tiếp tục duy trì và phát triển các đối tác tiêu thụ, tiếp tục phát triển trên cơ sở tự cân đối thu chi, đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả đồng thời sẽ tìm biện pháp mở rộng công suất, quy mô và sẵn sàng hợp tác chuyển giao và mở rộng mô hình với các tổ chức cá nhân có nhu cầu.

- Đơn vị chủ trì, chủ nhiệm dự án và các đơn vị liên quan có trách nhiệm phổ biến, công khai các thông tin của mô hình bằng hình thức công bố trên trang thông tin của đơn vị chủ trì; hỗ trợ cơ quan quản lý, sử dụng kết quả dự án trong việc nhân rộng, đánh giá kết quả sử dụng của mô hình,…

- Kết quả triển khai mô hình làm cơ sở cho địa phương duy trì và nhân rộng mô hình “Cải tiến mô hình nuôi tôm thẻ trong ao đất” trên địa bàn thị xã Vĩnh Châu, nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng cung ứng cho người tiêu dùng; góp phần bảo vệ môi trường và canh tác ngày càng bền vững.

- Hộ dân tham gia mô hình được học tập và trực tiếp nuôi tôm hiệu quả, mang lại lợi nhuận thiết thực là những hạt nhân tuyên truyền viên tại địa phương cho những hộ dân nuôi tôm thẻ chưa tham gia vào dự án.

- Địa phương tiếp tục xây dựng kinh phí hàng năm mở thêm lớp tập huấn hoặc tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng về kỹ thuật nuôi tôm thẻ theo phương pháp mới, quản lý ao nuôi, nhằm thay đổi nhận thức của người nông dân canh tác, đồng thời thay đổi nhu cầu người tiêu dùng theo hướng chất lượng, đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng.

16

Thời gian dự kiến thực hiện: 12 tháng (từ tháng 11/2021 đến tháng 10/2022)

17

Kinh phí được duyệt: 333.782.900 đồng

Trong đó:

+ Ngân sách SNKHCN: 99.617.100 đồng

+ Nguồn kinh phí đối ứng: 234.165.800 đồng

18

Quyết định phê duyệt số: 146/QĐ-UBND ngày 29/10/2021

19

Hợp đồng thực hiện số:  33/HĐ-SKHCN ngày 14/11/2021

  • slideshow_large
  • slideshow_large
  • slideshow_large
  • slideshow_large
  • slideshow_large
Truy cập hôm nay : 17
Truy cập trong 7 ngày :60
Tổng lượt truy cập : 6,374