Banner Ngày 4/5/2024
Thông báo về kết quả trúng tuyển kỳ tuyển dụng viên chức của Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ tỉnh Sóc Trăng năm 2023. ( 04/03/2024 )

1

Tên nhiệm vụ:  Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng gắn với sản phẩm OCOP tỉnh Sóc Trăng

2

Cấp quản lý nhiệm vụ: Tỉnh

3

Mã số nhiệm vụ (nếu có):

4

Thuộc chương trình (nếu có):

5

Cơ quan chủ trì nhiệm vụ: Học viện Chính trị Khu Vực II

Điện thoại: 028 3896 6704 

Địa chỉ: Số 99 đường Man Thiện, phường Hiệp Phú, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh

Họ và tên thủ trưởng tổ chức: PGS.TS Nguyễn Quốc Dũng

6

Cơ quan phối hợp nghiên cứu (nếu có):

7

Cơ quan cấp trên trực tiếp của CQ chủ trì: Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

8

Bộ/ngành hoặc tỉnh/thành phố chủ quản: 

9

Chủ nhiệm nhiệm vụ:

Họ và tên:           Nguyễn Hoàng Phương 

Năm sinh: 1976 ;                Nam/ Nữ: Nam

Học hàm, học vị: Tiến sĩ

Chức vụ: Giảng viên

Điện thoại: 0908197543

Tên tổ chức đang công tác: Học viện chính trị khu vực II

  Địa chỉ tổ chức: Số 99 đường Man Thiện, phường Hiệp Phú, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh

  Địa chỉ nhà riêng: 631, Nguyễn Kiệm, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

10

Đồng Chủ nhiệm:

11

Danh sách cá nhân tham gia nghiên cứu:

1. ThS. Lương Thị Thúy Lành

2. TS. Trần Minh Tâm

3. TS. Võ Hữu Phước

4. ThS. Vũ Thị Qúy

5. ThS. Nguyễn Văn Tuấn

6. ThS. Nguyễn Thị Thùy Hiếu

7. Lê Vũ Thành

8. ThS. Nguyễn Thị Thúy Vân

9. ThS. Tạ Văn Khôi

10. ThS. Võ Văn Biên

12

Năm viết BC: 2022

Nơi viết BC: TP. Hồ Chí Minh

13

Số trang: 108 trang + phụ lục

14

Mục tiêu của nhiệm vụ:

* Mục tiêu chung:

Trên cơ sở tìm hiểu một số vấn đề lý luận về phát triển du lịch cộng đồng gắn với các sản phẩm OCOP, đánh giá thực trạng này ở tỉnh Sóc Trăng thời gian qua. Từ đó, đề xuất giải pháp phát triển du lịch cộng đồng gắn với các sản phẩm OCOP tại tỉnh Sóc Trăng hiện nay.

* Mục tiêu cụ thể:

- Đánh giá thực trạng phát triển du lịch cộng đồng gắn với các sản phẩm OCOP tại Sóc Trăng.

- Trên cơ sở đó, kết hợp với phương hướng phát triển KT-XH của tỉnh để đề ra giải phápphát triển du lịch cộng đồng gắn với sản phẩm OCOP  tỉnh Sóc Trăng.

15

Tóm tắt kết quả thực hiện nhiệm vụ:

Du lịch cộng đồng gắn với những trải nghiệm văn hóa, sản vật địa phương là một trong những hình thức du lịch có mối quan hệ mật thiết với văn hóa bản địa. Không chỉ góp phần tác động tích cực đến nền kinh tế địa phương, hoạt động du lịch cộng đồng còn góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa. Đồng thời, phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch được đánh giá là tiềm năng mới để người nông dân làm giàu trên chính làng quê của mình, nâng cao giá trị sản phẩm. Sóc Trăng là một trong những điểm du lịch cộng đồng nổi lên trên bản đồ du lịch vùng châu thổ sông Cửu Long, nơi lưu giữ nguyên vẹn các giá trị văn hóa của 3 tộc người Việt, người Khmer và người Hoa. Nhóm tác giả đã tiếp cận thực tế tại tỉnh Sóc Trăng nhằm tiến hành nghiên cứu, tìm ra hướng đi mới dành cho hoạt động du lịch tại tỉnh, đặc biệt trong bối cảnh phát triển của chương trình quốc gia OCOP gắn với phát triển nông thôn mới.

Với công trình này, nhóm tác giả đã nghiên cứu cơ sở lý thuyết về du lịch cộng đồng, chương trình OCOP, sản phẩm OCOP, phân tích chuyên sâu các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch cộng đồng gắn với sản phẩm OCOP tại địa phương. Nhóm tác giả cũng kế thừa nghiên cứu của các công trình nghiên cứu của nước ngoài để hoàn thiện cơ sở lý thuyết về du lịch cộng đồng gắn với sản phẩm OCOP để rút ra cơ sở lý thuyết cho đề tài nghiên cứu. Sau khi hoàn thiện khung lý thuyết, tác giả tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch cộng đồng gắn với sản phẩm OCOP tại tỉnh Sóc Trăng. Bằng việc khảo sát thực địa, lấy mẫu khảo sát, tham vấn chuyên gia, thu thập tài liệu từ nhiều nguồn… nhóm tác giả tìm ra được những vấn đề đặt ra đối với sự phát triển du lịch cộng đồng gắn với sản phẩm OCOP tỉnh Sóc Trăng.

Sau khi nghiên cứu và phân tích dữ liệu kết hợp với tham vấn chuyên gia, nhà nghiên cứu, những người làm công tác quản lý, hoạch định chính sách tại địa phương về giải pháp phát triển mô hình du lịch cộng đồng gắn các sản phẩm OCOP tỉnh Sóc Trăng để củng cố các lập luận, khẳng định các nhân tố được nghiên cứu là phù hợp với thực tế của tỉnh. Đây cũng chính là tiền đề cho các đề xuất, giải pháp, khuyến nghị nhằm giúp Sóc Trăng phát triển du lịch cộng đồng gắn với sản phẩm OCOP

16

Lĩnh vực nghiên cứu: 599

17

Từ khóa chủ đề: Du lịch, OCOP tỉnh Sóc Trăng, phát triển du lịch cộng đồng...

18

Nơi lưu giữ báo cáo:

THÔNG TIN ĐĂNG KÝ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

19

- Tổng kinh phí thực hiện: 114.116.450 đồng, trong đó:

+ Kinh phí hỗ trợ từ SNKH: 99.876.450 đồng.

+ Nguồn tự có của tổ chức: 14.240.000 đồng

-         Tình hình cấp kinh phí từ nguồn SNKH:

+ Kinh phí ngân sách cấp từ SNKH: 99.876.450  đồng

-         Kinh phí còn lại theo hợp đồng: 0 đồng

20

Thời gian thực hiện:

- Theo Hợp đồng đã ký kết: 11 tháng (từ tháng 11/2021 đến hết tháng 9/2022)

- Thực tế thực hiện: từ  tháng 11/2021 đến tháng 9/2022

21

Quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu số: 133/QĐ-SKHCN, ngày 23/9/2022 của Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Sóc Trăng.

22

Ngày họp hội đồng nghiệm thu chính thức: 27/9/2022

23

Các sản phẩm giao nộp:

 * Sản phẩm dạng I:

 Thuyết minh: 01

 Các chuyên đề: 06

 Báo cáo tổng hợp: 01

 Báo cáo tóm tắt: 01

 * Sản phẩm dạng II:

 Bài tạp chí: Phát triển sản phẩm OCOP thúc đẩy du lịch cộng đồng tỉnh Sóc Trăng

 Bài tạp chí: Những vấn đề đặt ra đối với sự phát triển du lịch cộng đồng gắn với sản phẩm OCOP tỉnh Sóc Trăng

 Kỷ yếu hội thảo

24

Ngày nộp hồ sơ đăng ký KQNC:

25

Ngày cấp đăng ký KQNC: 21/11/2022

26

Số Giấy chứng nhận đăng ký giao nộp kết quả KQNC:  13/KQNC-SKHCN ngày 21/11/2022

 

 

  • slideshow_large
  • slideshow_large
  • slideshow_large
  • slideshow_large
  • slideshow_large
Truy cập hôm nay : 15
Truy cập trong 7 ngày :38
Tổng lượt truy cập : 6,407