Banner Ngày 3/5/2024
Thông báo về kết quả trúng tuyển kỳ tuyển dụng viên chức của Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ tỉnh Sóc Trăng năm 2023. ( 04/03/2024 )

Cho dù bị chấn thương khi chơi thể thao, chấn thương căng cơ lặp đi lặp lại hay đau đầu gối, các chế phẩm cortisone thường được sử dụng để điều trị chứng viêm cấp tính. Những bệnh viêm mãn tính như hen suyễn, tiểu đường và bệnh viêm ruột mãn tính cũng được điều trị bằng thuốc có chứa cortisone hoặc các thuốc dẫn xuất. Điều này là do những loại thuốc này thường có tác dụng chống viêm nhanh chóng.

 

Tuy nhiên, cũng có nhược điểm: Hiệu quả điều trị của chúng thường bị hạn chế về mặt thời gian, vì có tác dụng rất tốt ngay từ đầu nhưng tác dụng có lợi sẽ giảm dần trong quá trình điều trị. Ngoài ra, có thể có các tác dụng phụ nghiêm trọng, bao gồm loãng xương, tăng khả năng nhiễm trùng, loét dạ dày và rối loạn chuyển hóa.

Giáo sư Oliver Werz tại Đại học Jena cho biết: “Khi sử dụng các chế phẩm này, điều quan trọng là phải hạn chế và tối ưu hóa việc sử dụng chúng. Nhưng khi nào là thời điểm điều trị tối ưu và khi nào chống chỉ định sử dụng các chế phẩm cortisone? Cho đến nay, vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng cho câu hỏi này”.

Trong một nghiên cứu gần đây, Giáo sư Werz và Tiến sĩ Markus Werner của Viện Dược phẩm, cùng với các nhà nghiên cứu khác từ Đại học Jena, Bệnh viện Đại học Jena và Trường Y Harvard (Hoa Kỳ), hiện đã làm rõ một cơ chế sinh hóa quan trọng giải thích cách các chế phẩm cortisone làm trung gian cho tác dụng giải quyết tình trạng viêm trong tế bào miễn dịch của con người, từ đó mở đường cho việc sử dụng tối ưu các loại thuốc này.

Trong quá trình phản ứng viêm, các cytokine tiền viêm (pro-inflammatory) gây viêm xuất hiện đầu tiên, bao gồm cả đại thực bào M1. Chúng tạo ra các cytokine tiền viêm truyền tin gây viêm (prostaglandin và leukotrien), tạo ra nhiều triệu chứng điển hình, chẳng hạn như sốt và đau. Sau một vài ngày, giai đoạn thứ hai diễn ra, tình trạng viêm giảm dần. Vào thời điểm đó, đại thực bào thuộc loại “M2” hoạt động mạnh hơn, tạo ra các chất truyền tin có khả năng giải quyết tình trạng viêm (tức là các chất phân giải).

Tiến sĩ Werner giải thích: “Trong các nghiên cứu về nuôi cấy tế bào, chúng tôi có thể chỉ ra rằng cortisone điều chỉnh hoạt động của một số gen enzyme trong tế bào miễn dịch, ảnh hưởng đến quá trình viêm nhiễm. Bằng cách này, cortisone tạo ra sự hình thành các chất phân giải chống viêm trong đại thực bào M1, xuất hiện sớm, nhưng làm suy yếu đáng kể chức năng này trong các đại thực bào M2, xuất hiện muộn hơn”. Tác dụng này được điều chỉnh bởi enzyme 15-lipoxygenase, xuất hiện ở hai dạng trong tế bào miễn dịch: 15-lipoxygenase-1 và 15-lipoxygenase-2. Chúng tôi phát hiện ra rằng cortisone điều hòa tăng 15-lipoxygenase-2 trong các đại thực bào M1 gây viêm ở giai đoạn viêm sớm. Enzyme này xúc tác cho sự hình thành các chất phân giải, do đó ngăn chặn và giải quyết các quá trình viêm, một phần chịu trách nhiệm về tác dụng tích cực của cortisone.

Giáo sư Oliver Werz giải thích thêm: “Đồng thời, các thí nghiệm cũng cho thấy cortisone ngăn chặn sự hình thành phân giải này trong các đại thực bào M2 có khả năng giải quyết tình trạng viêm, rất quan trọng để chữa bệnh, bằng cách gần như "tắt" 15-lipoxygenase-1. Điều này giải thích tại sao việc sử dụng cortisone trong giai đoạn sau của bệnh viêm nhiễm không còn giúp giảm triệu chứng và thậm chí có thể phản tác dụng và ức chế quá trình tái tạo”.

Sau khi các nhà nghiên cứu giải mã được cơ chế ở cấp độ điều hòa gen, họ đã chứng minh những tác động này trong các nghiên cứu sâu hơn về tế bào miễn dịch từ mẫu bệnh nhân. Trong nghiên cứu, những tình nguyện viên đều là bệnh nhân tại Bệnh viện Đại học Jena mắc các bệnh viêm mãn tính, chẳng hạn như bệnh Crohn; viêm loét đại tràng; viêm cấp tính nặng do Covid-19 gây ra, được điều trị bằng chế phẩm cortisone. Máu được lấy từ những bệnh nhân này trước và sau khi dùng thuốc và kiểm tra các thông số viêm và hoạt động của enzyme.

Bác sĩ Benjamin Giszas cho biết: “Giống như trong các thí nghiệm nuôi cấy tế bào, chúng tôi có thể phát hiện sự điều hòa tăng rõ ràng của 15-lipoxygenase-2 ở các nhóm bệnh nhân được điều trị bằng cortisone”.

Theo các nhà nghiên cứu, kết quả của họ ngụ ý rằng việc điều trị những bệnh viêm nhiễm có thể được cải thiện bằng cách sử dụng cortisone trong thời gian giới hạn và bằng một số nguyên tắc trị liệu dựa trên 15-Lipoxygenase mới, với ít tác dụng phụ liên quan đến cortisone hơn.

Theo vista.gov.vn

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

  • slideshow_large
  • slideshow_large
  • slideshow_large
  • slideshow_large
  • slideshow_large
Truy cập hôm nay : 17
Truy cập trong 7 ngày :38
Tổng lượt truy cập : 6,405