Banner Ngày 26/4/2024
Thông báo về kết quả trúng tuyển kỳ tuyển dụng viên chức của Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ tỉnh Sóc Trăng năm 2023. ( 04/03/2024 )

Trong khuôn khổ dự án “Xây dựng mô hình sản xuất chế phẩm sinh học xử lý môi trường nước ao nuôi thủy sản tại doanh nghiệp KH&CN Thành Đạt, tỉnh Sóc Trăng” do Công ty TNHH DV SX TM Thành Đạt là đơn vị chủ trì. Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN tỉnh Sóc Trăng là đơn vị chuyển giao Quy trình sản xuất chế phẩm sinh học từ chủng Bacillus subtilis Sacharomyces cerevisaedùng xử lý môi trường nước ao nuôi thủy sản cho Công ty TNHH DV SX TM Thành Đạt, quy trình được tóm lược cụ thể như sau:

a. Lên men vi khuẩn Bacillus sp. (Bacillus subtilis)

 - Môi trường kiểm tra (MT1): Luria Bertani Broth (LB)

 - Thành phần môi trường lên men (MT2): K2HPO4.3H2O 2g/L, (NH4)2SO4 2 g/L, MgSO4.7H2O 0,34g/L, mật rỉ 25g/L, axit amin 10g/L, nước cất 1L với pH 7 ± 0,4.

Nhân giống cấp 1(250ml)

Chuẩn bị 250ml môi trường LB (50mL/bình erlen) để nhân giống, hấp tiệt trùng ở 121oC/20 phút, để nguội. Cấy chủng vi khuẩn Bacillus sp. vào môi trường LB đem nuôi cấy lắc 200 rpm ở 37 oC/24h.

Nhân giống cấp 2(5lít)

Pha 5L môi trường MT2 (chia vào 5 bình/1lít) đem hấp tiệt trùng ở 121oC/20 phút. Chủng vi khuẩn Bacillus sp. đã nhân giống cấp 1 (5%v/v) vào môi trường MT2, nuôi cấy trong hệ thống sục khí ở 37oC/24h.

Lên men

Pha 100L môi trường MT2 hấp tiệt trùng ở 121oC/60 phút. Bổ sung 5% dịch khuẩn nhân giống cấp 2 vào 100L môi trường MT2 đã chuẩn bị. Mẻ lên men được cung cấp khí O2 liên tục, nuôi cấy ở 35-37oC/72h. Sau thời gian lên men, tiến hành kiểm tra mật độ mẻ nuôi cấy bằng phương pháp đếm trực tiếp (buồng đếm hồng cầu) kết hợp phương pháp đếm gián tiếp (đếm đĩa). Kết quả mẫu đạt khi có mật độ: 107-1010 CFU/mL.

b. Lên men Saccharomyces cerevisiae

- Môi trường kiểm tra: Potato Dextrose Broth (PDB)

- Thành phần môi trường lên men Saccharomyces cerevisiae (MT3): K2HPO4.3H2O 3g/L, MgSO4.7H2O 2g/L, mật rỉ đường 12g/L, axit amin 16g/L, nước cất 1L.

Nhân giống cấp 1 (250 ml)

Chuẩn bị 250 ml môi trường PDB (50mL/ bình erlen) để nhân giống, hấp tiệt trùng ở 121 oC/20 phút. Cấy chủng nấm men Saccharomyces cerevisiae vào môi trường PDB, đem nuôi cấy lắc ở 30oC /48h.

Nhân giống cấp 2(5lít)

Pha 5L môi trường MT3 (chia vào 5 bình/1lít), hấp tiệt trùng ở 121oC/20 phút, để nguội. Chủng nấm men Saccharomyces cerevisiaeđã tăng sinh cấp 1(5% v/v) vào môi trường MT3, đem nuôi cấy trong hệ thống sục khí ở 30oC/48h.

Lên men

Pha 100 L môi trường MT3 và hấp tiệt trùng ở 121oC/60 phút, để nguội. Bổ sung 5% giống Saccharomyces cerevisiae đã nhân giống cấp 2(5L) vào 100L môi trường MT3 đã được chuẩn bị. Mẻ lên men được cung cấp khí O2 liên tục, ủ ở 35-37oC/72h. Sau thời gian lên men, tiến hành kiểm tra mật độ mẻ nuôi cấy bằng phương pháp đếm trực tiếp (buồng đếm hồng cầu) kết hợp phương pháp đếm gián tiếp (đếm đĩa). Kết quả mẫu đạt khi có mật độ: 107-108 CFU/mL.

Việc sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi tôm giúp giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người sản xuất; góp phần nâng cao thu nhập của nông dân, cải thiện đời sống và ổn định an ninh xã hội. Bên cạnh đó, còn góp phần quản lý và kiểm soát môi trường trong nuôi trồng thủy sản theo hướng phát triển bền vững, đảm bảo an toàn cho người tiêu thụ và bảo vệ môi trường sinh thái.Do vậy, định hướng phát triển thời gian tới là phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững, trong đó định hướng phát triển mạnh các sản phẩm vi sinh làm chủ lực, hạn chế việc sử dụng kháng sinh và hóa chất trong nuôi trồng thủy sản.

Trương Mỹ A

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

  • slideshow_large
  • slideshow_large
  • slideshow_large
  • slideshow_large
  • slideshow_large
Truy cập hôm nay : 10
Truy cập trong 7 ngày :58
Tổng lượt truy cập : 6,383