Banner Ngày 25/4/2024
Thông báo về kết quả trúng tuyển kỳ tuyển dụng viên chức của Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ tỉnh Sóc Trăng năm 2023. ( 04/03/2024 )

Theo một nghiên cứu mới so sánh tác động của chế độ ăn hạn chế protein và calo ở người do các nhà khoa học Hoa Kỳ thực hiện, việc hạn chế protein có hiệu quả trong việc chống béo phì và tiểu đường. Cụ thể, giảm tiêu thụ protein giúp kiểm soát hội chứng chuyển hóa và một số triệu chứng chính của hội chứng này như béo phì, tiểu đường và huyết áp cao. Các phát hiện nghiên cứu gần đây đã được công bố trên tạp chí Nutrients.

 

Thuật ngữ “hội chứng chuyển hóa” được dùng để chỉ một nhóm bệnh, bao gồm tăng huyết áp, đường huyết cao, lượng mỡ dư thừa quanh eo và nồng độ cholesterol bất thường, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tim mạch và đột quỵ.

Rafael Ferraz-Bannitz, đồng tác giả nghiên cứu tại Trung tâm Tiểu đường Joslin thuộc Trường Y Harvard, Hoa Kỳ nêu rõ: “Nghiên cứu chỉ ra rằng việc cắt giảm lượng protein xuống còn 0,8g trên mỗi kg trọng lượng cơ thể là đủ để đạt được kết quả lâm sàng gần như hạn chế calo, nhưng không cần phải giảm lượng calo. Kết quả nghiên cứu cho thấy hạn chế protein là một trong những yếu tố chính dẫn đến những lợi ích đã biết của việc ăn kiêng. Do đó, chế độ ăn kiêng giảm protein có thể là chiến lược dinh dưỡng hấp dẫn và dễ thực hiện đối với những người mắc hội chứng chuyển hóa”.

Chế độ ăn có kiểm soát

Nghiên cứu có sự tham gia của 21 người mắc hội chứng chuyển hóa được theo dõi trong 27 ngày tại Bệnh viện das Clnicas ở Ribeiro Preto. Lượng calo tiêu thụ hàng ngày của mỗi người tham gia được xác định là đặc trưng của của quá trình trao đổi chất cơ bản. Nhóm một theo chế độ ăn thông thường của người phương Tây bao gồm 50% cacbohydrate, 20% protein và 30% chất béo, nhưng chứa ít hơn 25% calo. Mức tiêu thụ protein giảm 10% ở nhóm thứ hai. Lượng calo tiêu thụ của mỗi tình nguyện viên phù hợp với mức tiêu hao năng lượng cơ bản của họ. Cả hai nhóm đều tiêu thụ 4 gam muối mỗi ngày.

Kết quả cho thấy cả nhóm hạn chế calo và protein đều giảm cân do lượng mỡ trong cơ thể giảm và các triệu chứng của hội chứng chuyển hóa được cải thiện. Giảm mỡ trong cơ thể có liên quan đến việc giảm đường huyết và mỡ máu cũng như huyết áp trở lại bình thường.

Maria Cristina Foss de Freitas, đồng tác giả nghiên cứu cho biết: “Sau 27 ngày theo dõi, cả hai nhóm đều có kết quả tương tự nhau về khả năng hạ đường huyết, giảm cân, huyết áp được kiểm soát, lượng triglycerid và cholesterol thấp hơn. Cả hai chế độ ăn đều cải thiện độ nhạy insulin sau khi điều trị”.

Các phát hiện đã xác nhận những nghiên cứu trước đây liên quan đến thí nghiệm trên chuột. Foss de Freitas cho rằng: “Tuy nhiên, ở đây, chúng tôi đã thực hiện thành công thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có kiểm soát kéo dài 27 ngày với thực đơn được cá nhân hóa để đáp ứng nhu cầu của từng bệnh nhân”.

Việc điều chỉnh các chất dinh dưỡng đa lượng trong chế độ ăn (protein, cacbohydrate và chất béo) là đủ để thu được những tác động có lợi. Nhóm nghiên cứu đã chứng minh việc hạn chế protein làm giảm lượng mỡ trong cơ thể trong khi vẫn duy trì khối lượng cơ bắp. Điều đó rất quan trọng vì giảm cân do ăn kiêng hạn chế thường liên quan đến việc mất khối lượng cơ bắp.

Nghiên cứu không xem xét các cơ chế phân tử giải thích tác dụng có lợi của chế độ ăn giảm protein, nhưng các nhà nghiên cứu tin rằng lượng protein thấp dẫn đến làm thay đổi quá trình trao đổi chất hoặc tăng cường khả năng quản lý năng lượng bằng cách đốt cháy chất béo để sản sinh năng lượng cho tế bào.

Theo https://scitechdaily.com/a-new-way-to-lose-weight-could-change-your-metabolism/.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

  • slideshow_large
  • slideshow_large
  • slideshow_large
  • slideshow_large
  • slideshow_large
Truy cập hôm nay : 14
Truy cập trong 7 ngày :61
Tổng lượt truy cập : 6,376