Banner Ngày 4/5/2024
Thông báo về kết quả trúng tuyển kỳ tuyển dụng viên chức của Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ tỉnh Sóc Trăng năm 2023. ( 04/03/2024 )
 21/06/2023 Lượt xem: 203

1. Phương pháp MIDAS phát hiện ra các tương tác protein-chất chuyển hóa ẩn

Một nhóm nghiên cứu gồm 46 người do Trường Đại học Y - Đại học Utah dẫn đầu đã báo cáo một phương pháp cải tiến mới phân tích 33 enzym từ quá trình chuyển hóa carbohydrate của con người và xác định 830 tương tác giữa protein và chất chuyển hóa, bao gồm các chất điều chỉnh, chất nền và sản phẩm đã biết, và các tương tác không được báo cáo trước đây.


Các nhà nghiên cứu đã cung cấp những phát hiện của họ và phương pháp mới mà họ đã sử dụng để điều tra các tương tác giữa chất chuyển hóa và protein trong một bài báo đăng trên tạp chí Science.

Trong mọi tế bào sống, protein và các phân tử nhỏ (chất chuyển hóa) phối hợp với nhau để duy trì hoạt động cho tế bào. Hệ tương tác protein-chất chuyển hóa đề cập đến mạng lưới tương tác phức tạp giữa các chất chuyển hóa và protein.

Hệ tương tác này điều chỉnh nhiều quá trình quan trọng và duy trì cân bằng nội môi tế bào, nhưng vẫn là một khía cạnh sinh học chưa được nghiên cứu kỹ. Những tiến bộ công nghệ gần đây đang dần khám phá ra sự phức tạp của hệ tương tác protein-chất chuyển hóa, mặc dù thường thông qua việc quan sát các tỷ lệ và nồng độ chung của protein đối với các chất chuyển hóa chứ không phải tương tác trực tiếp của nó

Một lý do khiến các tương tác trực tiếp khó phát hiện là do các tương tác protein-chất chuyển hóa thường có lực hút thấp-chúng không kết dính với nhau đủ tốt để vượt qua quy trình trong phòng thí nghiệm nhằm phát hiện ra chúng. Do đó, các nhà nghiên cứu đã tạo ra một quy trình phân tích tốt hơn-khối phổ tích hợp với thẩm tách trạng thái cân bằng để phát hiện ra sự phân bổ một cách có hệ thống (MIDAS). Sau đó, họ đưa MIDAS vào hoạt động, tìm kiếm các tương tác protein-chất chuyển hóa.

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng một tập hợp gồm 401 hợp chất đại diện cho một phần lớn các thành phần hòa tan trong nước, ổn định về mặt hóa học và có sẵn trên thị trường trong hệ thống chuyển hóa của con người. Thực hiện đo lường sự thay đổi về số lượng giữa thời điểm bắt đầu và kết thúc thí nghiệm, các nhà nghiên cứu có thể xác định các tương tác của chất chuyển hóa protein và lực liên kết của các tương tác đó.

Các tác giả cho biết: "Protein tinh khiết được tách ra khỏi tập hợp các chất chuyển hóa xác định bằng màng thẩm tách bán thấm, cho phép khuếch tán các chất chuyển hóa chứ không phải protein. Sau khi ủ, hệ thống đạt được trạng thái cân bằng tương đối, nồng độ của các chất chuyển hóa tự do tương tự như trong các buồng protein và chất chuyển hóa. Tuy nhiên, tổng nồng độ của các chất chuyển hóa tương tác với protein lại cao hơn hoặc thấp hơn trong khoang protein so với khoang chất chuyển hóa phụ thuộc vào lực liên kết và phương thức tương tác. Protein sau đó bị biến tính và loại bỏ khỏi khoang protein, và tất cả các chất chuyển hóa từ cả hai buồng được định lượng bằng phương pháp phân tích dòng chảy thông lượng cao - phương pháp khối phổ (mass spectrometry)”.

Nhóm đã triển khai MIDAS cho các enzyme chuyển hóa carbohydrate và xác nhận các chất nền, sản phẩm và tương tác điều tiết đã biết trước đó. MIDAS cũng phát hiện ra nhiều tương tác ẩn trước đó từ các con đường trao đổi chất đa dạng. Do đó, theo các nhà nghiên cứu, "MIDAS đóng vai trò như một đường dẫn để xác định, hiểu và khai thác các chế độ điều hòa trao đổi chất chưa từng được biết đến trước đây trên hệ tương tác protein-chất chuyển hóa".

Theo phys.org

2. Cảm biến khí NO2 trên cơ sở vật liệu graphene

Nhóm tác giả tại Trung tâm Nghiên cứu triển khai Khu Công nghệ cao TPHCM đã chế tạo màng nhạy khí graphene bằng phương pháp nhiệt thăng hoa, có thể ứng dụng để sản xuất cảm biến khí NO2 phục vụ quan trắc môi trường.

Nitrogen dioxide (NO2) là một hợp chất hóa học được thải vào khí quyển dưới dạng chất gây ô nhiễm khi nhiên liệu được nung trong động cơ xăng và diesel, khí thải từ nhà máy khu công nghiệp...

Trong đề tài “Nghiên cứu công nghệ chế tạo SiC@graphene từ Silicon Carbide bằng phương pháp nhiệt thăng hoa và thử nghiệm trong cảm biến khí NO2”, nhóm tác giả Trung tâm Nghiên cứu triển khai Khu Công nghệ cao TPHCM đã xây dựng được qui trình chế tạo và khảo sát đặc tính nhạy khí của cảm biến khí môi trường trên cơ sở vật liệu graphene. Với cấu trúc đặc biệt có độ dẫn điện tốt, năng lượng bề mặt lớn, linh động, nhẹ…, graphene sở hữu những ưu thế trong việc cảm nhận khí, đặc biệt đối với các phân tử NO2.


Cảm biến khí SiC@Graphene. Ảnh: NNC

Cụ thể, màng nhạy khí graphene được nhóm chế tạo bằng phương pháp epitaxy từ đế là vật liệu Silicon carbide (SiC). Đây là một phương pháp tổng hợp vật liệu dạng màng mỏng, bằng cách hóa hơi một phần Silic (Si) trên bề mặt ở áp suất thấp và dùng nhiệt tách các lớp graphite thành Graphene trong điều kiện nhiệt độ cao (1200-1600oC). Vật liệu SiC@Graphene được tạo thành có dạng composite với đế SiC, màng mỏng graphene.

Sau khi tổng hợp được vật liệu SiC@Graphene, nhóm chế tạo module cảm biến NO2, có khả năng điều khiển lưu lượng khí với dải đo từ 0-200 sccm (đơn vị đo dòng chảy của chất lỏng hoặc khí qua một điểm). Khảo sát hoạt động của cảm biến SiC@Graphene đối với khí NO2 cho thấy, sản phẩm có thể cảm biến với khí NO2 ở nồng độ 10ppm, nghĩa là cảm biến có khả năng phát hiện khí ở nồng độ thấp.


Bộ Kit đọc cảm biến khí NO2. Ảnh: NNC

Nhóm nghiên cứu cũng đã chế tạo được bộ KIT đọc cảm biến NO2, bao gồm hộp điều khiển, hiển thị và bộ chuyển đổi dữ liệu. Bộ KIT có các chức năng nhận và đồng bộ tín hiệu từ cảm biến NO2 và đưa dữ liệu lên máy tính. Bộ KIT này đóng vai trò là dataloger (bộ ghi dữ liệu) trong quá trình đo kiểm, hiệu chuẩn cảm biến NO2.

Thử nghiệm cấp khí NO2 trong vòng 180 giây, lưu khí thêm 180 giây và sau đó tiến hành rút khí ra. Kết quả cho thấy, ngay sau khi cấp khí, bộ KIT có thể phân biệt được nồng độ khí đưa vào, tăng dần khi cấp khí và giảm khi rút khí ra.

Đề tài của nhóm tác giả đã được Sở KH&CN TPHCM nghiệm thu, kết quả đạt. Nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục triển khai ứng dụng lắp đặt thử nghiệm cảm biến khí vào hệ thống quan trắc môi trường, cùng với cảm biến áp suất mà Trung tâm Nghiên cứu triển khai Khu Công nghệ cao đang triển khai tại Khu Công nghệ cao TPHCM.

Theo khoahocphattrien.vn

3. Công nghệ đọc suy nghĩ trong não người

Công nghệ giải mã suy nghĩ của con người không còn là thứ tồn tại trong phim truyện nữa mà đang tiến đến rất gần.

Lần đầu tiên, các nhà khoa học thần kinh tại Đại học Texas đã giải mã được dữ liệu từ ảnh chụp não bộ, và dùng chúng để tái thiết lại ngôn ngữ cùng ý nghĩa từ những câu chuyện mà họ nghe được, nhìn thấy, hay thậm chí tái tạo lại được cả hình ảnh nữa.

Mới đây, Alexander Huth và các đồng nghiệp đã thành công khôi phục được ý chính của ngôn ngữ, và đôi khi là cả những cụm chính xác từ các bản ghi não chụp cộng hưởng từ chức năng (fMRI) của ba người tham gia.

Công nghệ thể hiện được ngôn ngữ từ các tín hiệu não bộ có thể mang lại lợi ích to lớn cho những người không thể nói do chấn thương não hay bệnh trạng, chẳng hạn như bệnh tế bào thần kinh vận động. Cùng lúc, nó làm dấy lên những lo ngại về quyền riêng tư cho suy nghĩ của chúng ta trong tương lai.


Nghiên cứu sinh tiến sĩ Jerry Tang chuẩn bị thu thập dữ liệu hoạt động của não bộ. Nguồn: Nolan Zunk

Giải mã ngôn ngữ

Mô hình giải mã ngôn ngữ, hay còn gọi là “máy giải mã lời nói”, hướng tới sử dụng những ghi chép hoạt động của não người để khám phá ra từ ngữ mà họ nghe thấy, tưởng tượng hay nói ra.

Cho tới nay, máy giải mã lời nói mới chỉ được sử dụng để xử lý dữ liệu từ các thiết bị được cấy trong não bộ nhờ phẫu thuật, điều này làm giới hạn khả năng hữu ích của nó. Các máy giải mã khác sử dụng bản ghi chép hoạt động của não bộ không xâm lấn lại có thể giải mã được các từ hay những cụm từ ngắn, song ngôn ngữ đứt đoạn chứ không tiếp nối.

Trong khi ấy, nghiên cứu mới này lại sử dụng tín hiệu phụ thuộc vào nồng độ oxy trong máu từ các ảnh quét fMRI, nó cho thấy những thay đổi trong lưu lượng máu và nồng độ oxy trong các khu vực khác nhau của bộ não. Bằng cách tập trung vào những kiểu mẫu hoạt động trong các vùng não và mạng lưới xử lý ngôn ngữ, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra máy giải mã của họ có thể được huấn luyện để tái thiết ngôn ngữ liên tục (bao gồm một số từ cụ thể và ý nghĩa tổng quan của câu).

Cụ thể, máy giải mã sẽ tiếp nhận phản hồi não của ba người tham gia khi họ lắng nghe các câu chuyện, và tạo thành những chuỗi từ ngữ mà nhiều khả năng là những phản hồi não đó đã sinh ra. Những chuỗi từ này nắm bắt rất tốt ý chính chung chung của câu chuyện, và trong một số trường hợp nó còn luận ra được những từ và cụm từ chính xác.

Người tham gia cũng được cho xem các bộ phim tắt tiếng và tưởng tượng ra câu chuyện trong khi quét não. Trong cả hai trường hợp, máy giải mã thường thành công đoán được ý chính của câu chuyện.

Chẳng hạn, một người tham gia suy nghĩ là “Tôi chưa có bằng lái xe đâu”, và máy giải mã dự đoán rằng “cô ấy còn chưa bắt đầu học lái xe nữa”.

Hơn thế, khi những người tham gia chủ động lắng nghe một câu chuyện trong khi không để tâm tới câu chuyện khác đang được bật lên đồng thời, máy giải mã có thể xác định ý nghĩa của câu chuyện được chủ động lắng nghe.


Máy giải mã có thể mô tả hành động khi người tham gia xem phim tắt tiếng

Máy giải mã hoạt động như thế nào?

Các nhà nghiên cứu bắt đầu thử nghiệm bằng việc cho từng người tham gia nằm vào trong máy quét fMRI, nó sẽ phát hiện các dấu hiệu hoạt động trên khắp bộ não. Người tham gia sẽ đeo tai nghe podcast trong 16 tiếng. Các câu chuyện đã làm phát sinh hoạt động trên khắp bộ não, chứ không ở những khu vực liên quan tới lời nói và ngôn ngữ.

Tiếp theo, họ sẽ dùng những phản hồi não này để huấn luyện máy giải mã – một mô hình tính toán cố gắng dự đoán não bộ sẽ phản hồi thế nào với những từ ngữ mà người tham gia nghe được. Sau khi huấn luyện, máy giải mã có thể dự đoán khá chính xác tín hiệu não của mỗi người khi nghe một đoạn từ nhất định.

Kế tiếp, nhóm nghiên cứu cho người tham gia nghe câu chuyện mới khi nằm trong máy quét. Rồi máy tính cố gắng tái thiết lại những câu chuyện từ hoạt động não của họ. Bước này phức tạp hơn nhiều so với giải mã từ ngữ từ tín hiệu não. Để thực hiện công việc khó khăn như vậy, các nhà nghiên cứu đã cho hệ thống sử dụng mô hình ngôn ngữ GPT gốc, tiền thân của mô hình GPT-4 ngày nay. Từ ngữ xuất hiện trong hệ thống là một phiên bản diễn giải những điều người tham gia nghe được.

Sau đó, các nhà khoa học sẽ kiểm tra độ chính xác của mỗi “phỏng đoán” bằng cách sử dụng nó để dự đoán ngược lại các hoạt động não được ghi lại trước đó, rồi so sánh kết quả thu được với hoạt động ghi được ban đầu.

Trong quá trình sử dụng nhiều tài nguyên, vô số dự đoán đã được sinh ra cùng một lúc và được xếp hạng theo cấp độ chính xác. Các nhà nghiên cứu sẽ loại bỏ những phỏng đoán nào kém và giữ lại những cái tốt. Quá trình này được tiếp tục tiến hành bằng cách phỏng đoạn từ tiếp theo trong trình tự, và cứ thế tiếp tục cho tới khi xác định được chuỗi từ chính xác nhất.

Từ ngữ và ý nghĩa

Nghiên cứu này đã phát hiện họ cần dữ liệu từ nhiều vùng não cụ thể – bao gồm mạng lưới lời nói, vùng liên kết đỉnh-thái dương-chẩm và vỏ não trước trán – thì mới đưa ra được những dự đoán chính xác nhất.

Một điểm khác biệt mấu chốt giữa công trình này và những nỗ lực trước đó là dữ liệu được giải mã. Hầu hết hệ thống giải mã liên kết dữ liệu não với các đặc điểm vận động, hoặc hoạt động ghi lại được từ các vùng não liên quan tới những bước cuối cùng của đầu ra lời nói, chuyển động của miệng và lưỡi. Trong khi đó, máy giải mã này hoạt động ở mức độ ý tưởng và ý nghĩa.

Một điểm hạn chế khi sử dụng dữ liệu fMRI là “độ phân giải về thời gian” không cao. Tín hiệu phụ thuộc vào nồng độ oxy trong máu tăng lên và giảm xuống trong chu trình khoảng 10 giây, trong thời gian đó một người có thể đã nghe được 20 từ trở lên. Do vậy, công nghệ này không thể phát hiện từng từ một, mà chỉ có thể đoán được ý nghĩa tiềm tàng của một chuỗi từ.

Vẫn chưa cần lo lắng về quyền riêng tư

Hẳn là ý tưởng về một công nghệ có thể “đọc tâm trí” sẽ làm dấy lên những lo ngại về quyền riêng tư tinh thần. Các nhà nghiên cứu sẽ tiến hành thêm các thí nghiệm để giải quyết một số nỗi lo này.

Từ tiến trình của thí nghiệm, ta có thể thấy rằng chưa cần băn khoăn về việc ý nghĩ của mình sẽ bị giải mã khi đi bộ trên phố, nếu không có sự đồng thuận và hợp tác từ chúng ta thì điều này sẽ không thể xảy ra.

Chưa kể, một máy giải mã được huấn luyện dựa trên suy nghĩ của một người lại biểu hiện không tốt khi dự đoán chi tiết ngữ nghĩa từ dữ liệu của người tham gia khác. Hơn nữa, những người tham gia có thể phá vỡ quá trình giải mã bằng cách hướng sự chú ý của họ sang một nhiệm vụ mới, chẳng hạn như đặt tên cho các con vật hoặc kể một câu chuyện khác.

Nếu trong khi nằm trong máy quét mà người tham gia di chuyển thì quá trình giải mã cũng gián đoạn, vì fMRI rất nhạy cảm với chuyển động, do vậy sự hợp tác của người tham gia là điều cần thiết. Khi xét tới những yêu cầu này và nhu cầu về tài nguyên tính toán có công suất lớn, thì ở giai đoạn này của nghiên cứu, rất khó có khả năng một người sẽ bị giải mã suy nghĩ nếu như họ không muốn.

Cuối cùng, hiện nay máy giải mã chỉ hoạt động trên dữ liệu fMRI, mà để có được hình ảnh chụp não thì cần máy móc chuyên dụng và tốn kém chi phí. Nhóm nghiên cứu có kế hoạch thử nghiệm phương pháp của họ trên dữ liệu não không xâm lấn khác trong tương lai.

Theo theconversation.com

4. Chiết xuất thành công hợp chất hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường từ cây thài lài trắng

Trong những năm gần đây, số người mắc bệnh tiểu đường có xu hướng gia tăng nhanh, cùng với nhiều biến chứng nặng nề, ảnh hưởng tới tim mạch, thận, mắt, thần kinh… Việt Nam là quốc gia có nhiều loài cây dược liệu tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Mới đây, các nhà khoa học thuộc Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội đã nghiên cứu chiết xuất thành công hợp chất có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường từ cây thài lài trắng, có tác dụng hỗ trợ giảm đường huyết và các biến chứng.

Tổng quan về bệnh đái tháo đường

Bệnh đái tháo đường (còn gọi là tiểu đường) là một loại bệnh về nội tiết do rối loại chuyển hóa chất đường trong máu, khiến cho lượng đường trong máu luôn ở mức cao. Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể con người mất đi khả năng sử dụng/sản xuất ra insulin (hormone được sản xuất bởi tuyến tụy) một cách thích hợp. Đây là một trong số các căn bệnh phổ biến hiện nay, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh, đây cũng chính là nguyên nhân gây nên các bệnh về tim mạch, huyết áp, thận. Để thoát khỏi căn bệnh này không còn cách nào khác là phải nhận biết được nguyên nhân và triệu chứng để có cách phòng tránh và điều trị kịp thời.

Glucose là một chất cần thiết trong cơ thể, có trong các thực phẩm mà con người ăn hằng ngày và đóng vai trò là nguồn năng lượng cho các tế bào, chúng được dự trữ trong gan tạo thành glycogen. Trong trường hợp biếng ăn, glucose trong máu sẽ hạ thấp, làm cho gan ly giải những phân tử glycogen thành glucose nhằm cung cấp năng lượng cho các tế bào. Mặc dù vậy, khi các tế bào không hấp thụ glucose một cách trực tiếp mà cần đến sự hỗ trợ của insulin sẽ khiến glucose được hấp thụ vào tế bào, giảm nồng độ glucose trong máu. Lâu ngày sẽ khiến cho đường huyết bị giảm, khi đó tuyến tụy cũng giảm sản xuất insulin. Từ đó cho thấy, bất kỳ sự bất thường nào xảy ra trong quá trình trao đổi chất đều khiến glucose không thể đi vào tế bào để cung cấp năng lượng cho cơ thể, dẫn đến lượng đường vẫn tồn đọng trong máu. Sự mất cân bằng này tích lũy theo thời gian sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao, được gọi là tăng đường huyết

Bệnh tiểu đường bao gồm ba loại chính: tuýp 1, 2 và tiểu đường thai kỳ. Tiểu đường tuýp 1 là chứng rối loạn tự miễn, khi đó tế bào beta của tuyến tụy bị phá hủy gây giảm tiết insulin hoặc không tiết ra insulin, khiến cho lượng insulin lưu hành trong máu rất ít và không thể điều hòa lượng đường trong máu, gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân. Các triệu chứng của tiểu đường tuýp 1 thường diễn ra nhanh, có thể xuất hiện từ vài ngày đến vài tuần với các biểu hiện như: thường xuyên khát nước, đi tiểu nhiều lần hơn bình thường (người bình thường sẽ mất khoảng 5-7 lần đi tiểu trong vòng 24 tiếng), do lượng glucose trong máu bị đẩy lên cao, khiến cho thận không thể hấp thụ tất cả. Kết quả là làm cơ thể sinh ra nhiều nước tiểu, trong đó glucose cũng được thải qua con đường này làm bệnh nhân đi tiểu thường xuyên hơn. Quá trình đi tiểu nhiều lần gây ra tình trạng mất nước, khiến bệnh nhân luôn cảm thấy khô miệng, ngứa da.

Khác với tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2 còn gọi là bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin, đây là loại tiểu đường phổ biến nhất, chiếm 90-95% tổng số bệnh nhân được chẩn đoán mắc căn bệnh này. Tiểu đường tuýp 2 thường xuất hiện ở tuổi trưởng thành, nhưng do tỷ lệ béo phì ngày càng cao dẫn tới nhiều trường hợp được phát hiện ở người trẻ tuổi. Các triệu chứng ở bệnh tiểu đường tuýp 2 thường phát triển âm thầm và không biểu hiện trong nhiều năm, do vậy bệnh nhân không gặp những triệu chứng như ở tiểu đường tuýp 1. Bệnh chỉ vô tình được phát hiện qua các biểu hiện như vết thương chậm lành: khi đó lượng đường trong máu quá cao ảnh hưởng đến lưu lượng máu của toàn bộ cơ thể, gây tổn thương hệ thần kinh, dẫn đến khó chữa lành các vết thương. Đồng thời, khi vết thương chậm lành trên người bệnh, các vết thương ở các vị trí nếp gấp ẩm của da, giữa các ngón tay, chân, vùng dưới ngực… đều có thể bị nhiễm trùng. Tiểu đường thai kỳ là một loại tiểu đường xảy ra đối với phụ nữ mang thai, không có triệu chứng rõ ràng như tiểu đường tuýp 1 và 2. Sản phụ thường có biểu hiện khát nước hơn bình thường và đi tiểu nhiều. Bệnh thường được chẩn đoán ở 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ, tuy nhiên bệnh cũng thường biến mất sau khi chuyển dạ.

Tại Việt Nam, theo kết quả điều tra của Bộ Y tế năm 2021, cả nước có khoảng 5 triệu người đang mắc bệnh tiểu đường; với hơn 55% bệnh nhân hiện mắc tiểu đường đã có biến chứng, trong đó 34% là biến chứng về tim mạch; 39,5% có biến chứng về mắt và thần kinh, 24% biến chứng về thận cùng các bộ phận khác. Bệnh nhân tiểu đường khi bị biến chứng không chỉ làm gia tăng chi phí y tế mà còn bị giảm chất lượng cuộc sống, do đó cần phải có những biện pháp hỗ trợ người bị bệnh tiểu đường, tránh xảy ra nguy cơ biến chứng.

Hợp chất quý từ cây thài lài trắng

Trước thực trạng trên, nhóm nghiên cứu nhận thấy, hiện nay tại Việt Nam có khá nhiều cây thuốc tiềm năng để phát triển thành thuốc trị tiểu đường như: húng quế, mã đề, mạch môn, lược vàng, sinh địa, thài là, khổ qua… Đây là nhóm cây thuốc có khả năng thích nghi với thời tiết khí hậu ở nước ta, đồng thời dễ sinh trưởng cho thời gian thu hoạch nhanh. Chúng mọc phổ biến tại các tỉnh Vĩnh Phúc, Lào Cai, Ninh Bình, Thái Bình, Nghệ An, Đà Nẵng… Tuy nhiên ở Việt Nam hiện vẫn chưa có các nghiên cứu toàn diện về các cây thuốc này theo hóa học, dược học và sinh học.

Xuất phát từ thực tế trên, nhóm nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu sàng lọc tác dụng hạ đường huyết bên ngoài cơ thể sống (in vitro) của 6-8 cây thuốc ở Việt Nam. Sau đó, tiến hành chiết xuất, phân lập một số hợp chất chính từ cây thuốc có tác dụng hạ đường huyết và bào chế thành sản phẩm dạng viên nang cứng. Từ đó, đánh giá tác dụng hạ đường huyết của sản phẩm viên nang trong cơ thể sống (in vivo).


Cây thài là trắng có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, giảm tình trạng tăng đường huyết trong cơ thể.

Trong quá trình nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã xác định được 8 loài cây có khả năng ức chế bệnh tiểu đường bao gồm: cam thảo đất (Seoparia dulics L.), húng quế (Ocimum basilicum.), thài lài trắng (Commelina Diffusa Burm. F.), dâu tằm (Morus alba L.), xoài (Mangifera indica L.), chặc chìu (Tetracera scandens (L.) Merr.), dứa thơm (Pandanus amaryllifolius). Nhóm nghiên cứu đã chiết xuất tất cả các cây thuốc với dung môi ethanol ở 70% nhằm đánh giá khả năng ức chế lên các hoạt chất α-glucosidase, α-amylase, protein tyrosine phosphatse 1B của bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, chỉ có cây thài lài trắng đáp ứng đủ các tiêu chí do nhóm nghiên cứu đặt ra.

Cây thài là trắng là loài thực vật thân cỏ, chiều cao trung bình 20-60 cm, thân cây có nhiều nhánh, mọc sát dưới mặt đất do ưa ẩm. Đây là loài cây dễ trồng, thường được người dân thu hái quanh năm để làm thuốc, chúng có tác dụng giảm bớt tình trạng tăng đường huyết, đồng thời có khả thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể. Nhờ vậy, nhóm nghiên cứu đã lấy thân và lá của cây thài lài trắng, sau đó tiến hành chiết xuất, phân lập thu được dịch chiết và nổi bật là 10 hợp chất quan trọng bao gồm: 4-hydroxybenzoic acid; stigmasterol; daucosterol; isoschaftoside; quercitrin; lyratol F; Methyl gallate; N-trans-p-coumaroyl-3',4'-dihydroxyphenethylamine; 1,2-dihydro-6,8-dimethoxy-7-hydroxy-l-(3,5-dimethoxy-4-hydroxyphenyl)-N1,N2-bis-[2-(4-hydroxyphenyl)ethyl]-2,3 naphthalene dicarboxamide; N-trans-feruloyltyramine. Từ hỗn hợp dung dịch trên, nhóm nghiên cứu tiến hành chiết xuất tạo cao khô, nhờ đó bào chế thành viên nang. Sản phẩm hỗ trợ kích thích tạo tế bào beta tuyến tụy, giảm hấp thụ đường trong đường tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, giảm tình trạng mệt mỏi. Đặc biệt, với 10 hoạt chất quan trọng do nhóm nghiên cứu thu được, sản phẩm còn có tác dụng hỗ trợ nguy cơ giảm biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra.

Kết quả nghiên cứu đã mang lại nhiều ý nghĩa quan trọng, hợp chất chiết xuất được từ cây thài lài trắng có khả năng hỗ trợ hiệu quả đối với người mắc bệnh tiểu đường với chi phí thấp. Đây cũng là minh chứng cho thấy sự sáng tạo của các nhà khoa học Việt Nam trong việc ứng dụng khoa học và công nghệ sản xuất ra các sản phẩm thiết thực phục vụ đời sống.

Theo Vjst.vn

5. Tiến sĩ Việt phát triển loại vải có khả năng đo nhịp tim và có khả năng tự lành

(SHTT) - Nhóm các nhà khoa học bao gồm TS. Trương Vĩ Khánh cùng các cộng sự tại Đại học Flinders (Australia) đã thành công tạo nên một loại vải có khả năng tự lành. Đặc biệt, loại vải này cũng có khả năng theo dõi nhịp tim của người mặc.

Sau khi được xem bộ phim "Kẻ hủy diệt" (Terminator) vào năm 2008, TS Trương Vĩ Khánh, Phó Giám đốc Phòng thí nghiệm Kỹ thuật Nano Y sinh, Đại học Flinders, đã nảy ra ý tưởng về việc chế tạo kim loại lỏng có khả năng thay đổi hình dạng.

Để hiện thực hóa ý tưởng của mình, TS Trương Vĩ Khánh đã tìm đến GS Michael Dickey, Đại học bang North Carolina (Mỹ), nhà khoa học hàng đầu về nghiên cứu kim loại lỏng để bàn về việc những hạt kim loại lỏng (liquid metal particle) khi tiếp xúc với vi khuẩn có khả năng thay đổi hình dạng và diệt khuẩn. Ý tưởng này sau đó được nhận giải thưởng từ Fulbright và RMIT, giúp anh cùng các cộng sự thực hiện công trình nghiên cứu.

Quá trình hiện thực hóa ý tưởng, nhóm các nhà nghiên cứu do TS Trương Vĩ Khánh dẫn đầu đã tìm đến hợp tác với các nhà khoa học của Đại học bang North Carolina và Đại học Sungkyunkwan (Hàn Quốc). Sự hợp tác này đã tạo ra một hợp chất gallium và indium có thể tạo thành mạch điện tử trong vải. Nhóm nghiên cứu sau đó đã tạo ra những lớp vải có các mạch điện được ứng dụng để phát triển các thiết bị thông minh mặc trên người.

Với công nghệ mới, nhóm khoa học có thể tùy chỉnh các đường dẫn điện theo ý muốn nhờ vào việc bổ sung thêm các lớp phủ để có thể làm cho vải dẫn điện tốt hơn.

Nhóm còn tạo thành công đường dẫn điện có thể tự lành khi bị cắt nhờ vào việc hình thành các đường dẫn điện mới dọc theo mép của vết cắt, từ đó đem lại tính năng tự phục hồi. Khả năng này giúp vật liệu ứng dụng hữu ích trong các kết nối mạch, các điện cực linh hoạt để đo tín hiệu điện tâm đồ. Các nhà nghiên cứu đã biến các miếng vải phủ thành các điện cực của máy ghi điện tâm đồ (ECG), theo dõi nhịp tim. Quá trình thử nghiệm cho kết quả hoạt động tốt như các điện cực dựa trên gel thương mại.


TS Trương Vĩ Khánh (trái) cùng nghiên cứu sinh Nguyễn Tiến Thành tại phòng thí nghiệm của Đại học Flinders (Australia). Ảnh: NVCC

Kết quả thử nghiệm cũng cho thấy vải dệt được phủ kim loại có khả năng kháng khuẩn hiệu quả. Vải này giúp đẩy lùi mầm bệnh và dùng trong thời gian dài hơn không cần giặt, có thể sử dụng làm ga trải giường bệnh viện và quần áo bệnh nhân ngăn ngừa nhiễm trùng.

TS Khánh cho biết thêm, gallium và indium không phải là kim loại dồi dào nhưng quá trình chế tạo loại vải phủ kim loại lỏng chỉ cần dưới một micromet mỗi loại trong lớp phủ vải. "Do lượng vật liệu sử dụng nhỏ, việc chế tạo có chi phí thấp", anh thông tin.

Công trình được công bố trên tạp chí Advanced Materials Technologies hồi cuối tháng 5.

GS Michael Dickey đánh giá, nghiên cứu này đột phá về các ứng dụng liên quan đến kim loại lỏng và lớp phủ kim loại lỏng. Tác giả đã sáng tạo khi kết hợp kiến thức về vật liệu và công nghệ nano để tạo ra các phương pháp độc đáo.

"Các nghiên cứu mang tính đột phá, đặc biệt trong việc phát triển các công nghệ kháng khuẩn mới", GS Krasimir Vasilev, Giám đốc Phòng thí nghiệm Kỹ thuật Nano Y sinh, nói với VnExpress.

TS Khánh mong muốn mở rộng hợp tác nghiên cứu và cung cấp cơ hội tiếp cận công nghệ thế giới cho sinh viên Việt. Hiện phòng thí nghiệm của anh có 8 sinh viên Việt Nam đang theo học tiến sĩ.

Trước đó, các nhà nghiên cứu tại Trường Kỹ thuật Cockrell tại Đại học Texas ở Austin, Mỹ, đã chế tạo thành công một loại pin gọi là “pin kim loại lỏng hoàn toàn ở nhiệt độ phòng”. 

Loại pin mới này bao gồm một hợp kim natri-kali làm cực dương và hợp kim dựa trên gallium làm cực âm, có thể đạt được tất cả các ưu điểm của pin ở trạng thái rắn và lỏng - bao gồm nhiều năng lượng hơn, tăng tính ổn định và tính linh hoạt, đồng thời tiết kiệm năng lượng mà không khiến phát sinh thêm nhược điểm.

Các nhà nghiên cứu cũng khẳng định loại pin mới có thể đồng thời thể sạc và cung cấp năng lượng nhanh hơn nhiều lần các loại pin tốt nhất hiện nay mà không gây cháy nổ và hạn chế được các rủi ro khác.

Theo sohuutritue.net.vn

6. Công cụ mới cho phép chữa khỏi một số bệnh di truyền

(SHTT) - Một nhóm nghiên cứu Mỹ - Trung Quốc vừa phát triển một công cụ chỉnh sửa gene mới được cho là cực kỳ chính xác, an toàn và có thể điều trị hoặc thậm chí chữa khỏi một số bệnh di truyền nan y.

Theo thông tin mới được công bố chính thức trên National Science Review, Tạp chí quốc tế của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, công cụ này được gọi là "trình chỉnh sửa base" được tạo ra nhằm vào việc sửa chữa từng nucleobase (thường được gọi tắt là base) trong các cặp base - chính là thứ tạo nên cấu trúc xoắn kép của DNA. Điều này sẽ cho phép công nghệ mới cho phép sửa lỗi di truyền mà không cần cắt chuỗi xoắn kép của DNA như công cụ CRISPR-Cas9 đang được ứng dụng phổ biến hiện nay.

Phát biểu trên chuyên san The Conversation, ông David R. Liu, Giám đốc Viện Công nghệ chuyển đổi y tế Merkin (thuộc Viện Board ở Mỹ) và là người đứng đầu nhóm nghiên cứu, cho biết công cụ của họ có thể chỉnh sửa 4 trong số các loại lỗi phổ biến nhất xảy ra trong DNA, chiếm khoảng 30% tất cả lỗi DNA gây bệnh đã biết.


Ông David R. Liu. (Ảnh: VIỆN BROAD)

Chuyên gia Yang Hui của Học viện Khoa học Trung Quốc, một thành viên nhóm nghiên cứu, nhận định công cụ mới không chỉ đóng vai trò quan trọng đối với lĩnh vực liệu pháp gene mà còn giúp họ thiết lập một hệ thống riêng sẵn sàng được ứng dụng lâm sàng và thương mại, từ đó phá vỡ vị thế thống trị của CRISPR-Cas9.

Đây là công cụ chỉnh sửa gene nổi tiếng, từng giúp mang lại giải Nobel Hóa học năm 2020 cho 2 nhà khoa học Emmanuelle Charpentier (người Pháp) và Jennifer Doudna (người Mỹ). Tuy nhiên, theo tờ South China Morning Post hôm 31-5, CRISPR-Cas9 vẫn còn một số thiếu sót. Có thể hiểu nó là một chiếc dao phân tử cắt rời đoạn DNA lỗi và kỳ vọng vào sự phục hồi tự nhiên để sắp xếp lại.

Điều này gây lo ngại vì có thể dẫn đến các hiệu ứng ngoài mục tiêu. Trong khi đó, theo ông Yang, hơn một nửa đột biến gene ở con người là do đột biến do một base nhất định gây ra, vì vậy việc chỉnh sửa base có thể sửa chữa chính xác những đột biến này.

Các thử nghiệm lâm sàng ứng dụng trình chỉnh sửa base đang được tiến hành để điều trị một số bệnh di truyền, trong đó có bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh thalassemia và một số bệnh tim mạch.

Năm ngoái, một người mắc bệnh bạch cầu tế bào T ở Anh đã được điều trị bằng liệu pháp chỉnh sửa base tế bào. Đây là lần đầu tiên công nghệ này được ứng dụng trên thế giới.

"Khi công cụ chỉnh sửa gene tiếp tục phát triển, các nhà khoa học và công ty y sinh học sẽ có thể tiến hành thử nghiệm lâm sàng và tìm biện pháp điều trị đối với nhiều bệnh hiếm gặp hơn" - ông Yang nói thêm.

Gần đây, một nhóm nghiên cứu khác do ông Liu đứng đầu cho biết đã ứng dụng công nghệ chỉnh sửa base để điều trị thành công chứng teo cơ cột sống trên chuột. Công trình được ông Liu và 16 đồng tác giả công bố trên tạp chí quốc tế Science hồi tháng 3 năm nay, đem lại hy vọng điều trị bệnh tương tự ở con người.

Công cụ  chỉnh sửa gene đã cách mạng hóa khoa học sự sống phân tử, mang lại cơ hội mới cho việc nhân giống cây trồng, góp phần vào các liệu pháp điều trị ung thư và có thể biến giấc mơ chữa khỏi các bệnh di truyền thành hiện thực. Tuy nhiên, các nghiên cứu liên quan tới lĩnh vực này vẫn luôn bị hạn chế bở các quốc gia trên thế giới do vấn đề đạo đức.

Theo sohuutritue.net.vn

7. Nhiều công nghệ Medtech thành công của Hàn Quốc tìm đến thị trường Việt Nam

Các công nghệ này thuộc ba nhóm: công nghệ phân tích hình ảnh y tế dựa trên AI; công nghệ về da và chăm sóc sắc đẹp; và nền tảng chăm sóc và quản lý sức khỏe thông minh - tất cả đều đã được thương mại hóa hoặc được đưa vào sử dụng ở nhiều quốc gia.


Thứ trưởng Bộ KH&CN Bùi Thế Duy (bìa trái) tham quan các gian hàng triển lãm của Hàn Quốc. Ảnh: Ngô Hà

Mới đây, hai mươi startup Hàn Quốc đã đến Việt Nam để giới thiệu những công nghệ, sản phẩm, giải pháp trí tuệ nhân tạo và chuyển đổi số trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tại "Diễn đàn Hợp tác và Đối tác trí tuệ nhân tạo (AI) và chuyển đổi số (DX) trong lĩnh vực y tế Việt Nam - Hàn Quốc 2023". Đây đều là các startup nổi bật, thuộc diện được Chính phủ Hàn Quốc hỗ trợ đi ra thị trường quốc tế.

Có thể chia các công nghệ Medtech mà các doanh nghiệp Hàn Quốc đem đến Việt Nam thành ba nhóm: (i) công nghệ phân tích hình ảnh y tế dựa trên AI; (ii) công nghệ về da và chăm sóc sắc đẹp; và (iii) nền tảng chăm sóc và quản lý sức khỏe thông minh.

1. Công nghệ phân tích hình ảnh y tế dựa trên AI

Medical IP: Cung cấp phần mềm DeepCatch có khả năng tự động phân vùng và phân tích định lượng các thành phần cơ thể người (như da, cơ, xương, mật độ xương…) bằng ảnh chụp CT trong thời gian ngắn 1 phút với độ chính xác 97%.

Ngoài ra, doanh nghiệp này còn cung cấp phần mềm MDBOX, một giải pháp dựa trên công nghệ VR/Metaverse để hỗ trợ việc đào tạo và thực hành giải phẫu Cadave (mổ xẻ tử thi). MDBOX đã được giới thiệu trong chương trình giảng dạy giải phẫu tích hợp 'Metaverse' đầu tiên của Hàn Quốc ở các trường đại học y khoa từ năm 2021 và hiện có khoảng 6.000 cấu trúc giải phẫu trong không gian ảo.


Theo dõi dữ liệu giải phẫu thông qua bản song sinh kỹ thuật số tạo ra từ ảnh chụp CT. Ảnh: Medical IP

Waycen: Cung cấp phần mềm WAYMED Cough giúp người dùng tự kiểm tra các bệnh về hô hấp thông qua các bản ghi âm tiếng ho trên điện thoại thông minh; và phần mềm WAYMED Endo giúp hỗ trợ các bác sĩ nội soi phát hiện các tổn thương bất thường ở dạ dày/đại tràng bằng cách dùng AI phân tích hình ảnh nội soi theo thời gian thực. Cả hai phần mềm này đều giành giải thưởng trong triển lãm công nghệ thông tin lớn nhất thế giới CES 2023.

Deepnoid: Cung cấp các giải pháp hỗ trợ giải đoán hình ảnh y tế (X-quang, CT, MRA) để tự động phát hiện các bệnh đông đặc phổi, tràn khí màng phổi, phình động mạch não, nén đốt sống, v.v. Ở Hàn Quốc, Deepnoid đã hoàn thành việc xin giấy phép thiết bị y tế từ Bộ An toàn Thực phẩm và Dược phẩm (phần mềm hỗ trợ phát hiện/chẩn đoán hình ảnh y tế loại 2). Doanh nghiệp này niêm yết trên sàn chứng khoán KOSDAQ từ năm 2021.


AI phân tích hình ảnh X-quang để tạo ra các bản đồ nhiệt đánh dấu những vị trí tổn thương bất thường. Ảnh: Lunit

Lunit: Các giải pháp AI hỗ trợ đọc hình ảnh y tế của Lunit đã được cấp chứng nhận của FDA (Mỹ), CE (Châu Âu) và đang có hơn 2.000 khách hàng thương mại toàn cầu.

Trong đó, giải pháp Lunit Insight CXR được công nhận trong hướng dẫn sàng lọc bệnh lao năm 2021 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), giúp phát hiện 10 bất thường chính ở ngực như ung thư phổi, lao, viêm phổi với độ chính xác lên tới 97-99%.

Giải pháp Lunit Insight MMG giúp phân tích hình ảnh X-quang tuyến vú để phát hiện các khối u ác tính nghi ngờ ung thư vú với độ chính xác lên tới 96%, ngay cả ở những phần vú có mật độ cao khó kiểm tra. Các giải pháp của Lunit được chứng minh rằng có khả năng giúp 40-50% bệnh nhân phát hiện sớm ung thư từ 2-3 năm.


Xác định các dấu hiệu bệnh võng mạc dựa trên hình ảnh đáy mắt. Ảnh: VUNO

Vuno: là một nhà sản xuất thiết bị y tế trí tuệ nhân tạo dựa trên hình ảnh y tế và tín hiệu sinh học. Các phần mềm VUNO Med có khả năng phát hiện các nốt mờ phổi dựa trên hình ảnh CT lồng ngực; chẩn đoán các bệnh chính về mắt có nguy cơ mù lòa như bệnh võng mạc tiểu đường và thoái hóa điểm vàng; chẩn đoán các bệnh thông qua kiểm tra X-quang lồng ngực, chẳng hạn như ung thư phổi và viêm phổi; phát hiện nhịp tim nhanh, nhịp tim chậm và rung tâm nhĩ trong dạng sóng điện tâm đồ.

Vuno đã được thương mại hóa thành công ở các nước châu Á như Thái Lan, Nhật Bản. Doanh nghiệp này đã niêm yết trên sàn chứng khoán KOSDAQ từ năm 2021.

JLK: Cung cấp giải pháp JBS-01K để phát hiện các tổn thương nghi ngờ nhồi máu não trong hình ảnh cộng hưởng từ khuếch tán, và sử dụng AI để phân tích kích thước, vị trí và kiểu tổn thương. Bên cạnh đó, công ty cũng đưa ra giải pháp ATROSCAN để phân tích độ dày vỏ não của từng vùng não, nhằm đánh giá định tính mức độ lão hóa của não. Cả hai giải pháp này đã được cấp phép tại Việt Nam.

JLK hiện sở hữu hơn 110 bằng sáng chế trong và ngoài nước, đồng thời cung cấp 34 giấy phép quyền thương hiệu và 47 bản quyền chương trình phần mềm.

Phân tích và dự đoán tuổi của xương. Ảnh: Crescom

Crescom: Cung cấp giải pháp phân tích hình ảnh y tế AI cơ xương khớp. Phần mềm phân tích tuổi xương MediAI-BA có khả năng chỉ ra khoảng cách giữa tuổi sống (Chronological Age) và tuổi xương (Bone Age), hiện được sử dụng tại hơn 250 bệnh viện nhi khoa, chỉnh hình, chỉnh nha, X quang, và những người giám hộ và cha mẹ quan tâm đến sự phát triển khỏe mạnh của trẻ em và thanh thiếu.

Phần mền phân tích hình ảnh MediAI-OA có khả năng hỗ trợ cho việc đánh giá và điều trị phẫu thuật liên quan đến bệnh viêm khớp gối. Giải pháp này đã được tích hợp vào hệ thống xét duyệt quyền lợi bảo hiểm của Hàn Quốc từ năm 2021 thông qua sự hợp tác giữa Cơ quan xúc tiến thương mại (NIPA) và Viện giám định dịch vụ Bảo hiểm Y tế quốc gia (HIRA), và hiện vẫn đang được thử nghiệm.


Phát hiện các loại bệnh răng miệng và implant từ ảnh chụp X-Quang. Ảnh: Invisible Lab

Invision Lab: Cung cấp dịch vụ PANVI RD đọc hình ảnh nha khoa từ xa, và dịch vụ PANVI AI đọc hình ảnh nha khoa bằng AI có khả năng phát hiện 40 loại bệnh răng miệng và 10 kiểu cố định Implant. PANVI AI hiện đang chuẩn bị xin giấy phép cho thiết bị y tế loại 3 tại Hàn Quốc.

2. Công nghệ về da và chăm sóc sắc đẹp.


Thiết bị chẩn đoán da di động Muili (trái), mỹ phẩm OEM cá nhân hóa và thiết bị sản xuất mỹ phẩm ENIMA (phải). Ảnh: Lillycover

Lillycover: Sử dụng giải pháp công nghệ AI bản quyền, kết hợp với các ứng dụng/web và thiết bị chẩn đoán da di động Muili để chẩn đoán và nhận dạng da mặt, từ đó đưa ra các giải pháp công thức và sản xuất mỹ phẩm gốc OEM phù hợp với từng cá nhân. Lillycover đã hợp tác với công ty chuyên sản xuất OEM lớn nhất Hàn Quốc là Kolmar Korea để sản xuất hơn 25.000 sản phẩm tinh chất hoàn chỉnh.

Họ cũng thiết kế một thiết bị sản xuất mỹ phẩm chuyên biệt mang tên ENIMA, hiện đã hoàn thiện quy trình xin chứng nhận của Bộ An toàn Thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc, Phòng Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc về chất lượng, độ an toàn và độ ổn định để tham gia vào sandbox quy chế quản lý theo kinh nghiệm (2022).


Gương thông minh KIOSK (trái) và ứng dụng phân kích kết quả da mặt trên điện thoại thông minh (phải). Ảnh: Lululab

Lululab: Cung cấp giải pháp gương thông minh KIOSK để kiểm tra và quản lý sức khỏe làn da. Dựa trên thuật toán AI, hệ thống có thể phân tích các hình ảnh camera thông thường và hình ảnh đo UV qua camera để đưa ra báo cáo về tình trạng da trong vòng 7-10 giây. LuluLab có hơn 200 triệu dữ liệu da từ khắp nơi trên thế giới, với độ chính xác hơn 92% được chứng nhận bởi cơ quan đánh giá chuyên nghiệp.

3. Nền tảng chăm sóc và quản lý sức khỏe thông minh

Huray Positive: Cung cấp nền tảng quản lý sức khỏe thông minh dựa trên hồ sơ sức khỏe cá nhân, có thể được sử dụng dễ dàng và thuận tiện bởi từng người lao động, người quản lý sức khỏe doanh nghiệp và nhà cung cấp dịch vụ quản lý sức khỏe.

Nền tảng này không chỉ dừng lại ở việc kiểm tra tình trạng sức khỏe đơn thuần, mà dựa trên kết quả có thể đưa ra các giải pháp “cá nhân hóa” giúp ngăn ngừa, tăng cường quản lý các bệnh tim mạch và mạch máu não của nhân viên trong công ty.

Huray đã cung cấp dịch vụ của mình cho một số đối tác như tập đoàn Samsung, CJ CheilJedang, Maeil Dairies, tập đoàn tài chính KB và Cơ quan cảnh sát Quốc gia Hàn Quốc.

O'YOUNG BT: Cung cấp các hệ thống AI hướng dẫn chăm sóc sức khỏe được cá nhân hóa, có thể tích hợp vào phần mềm của bên thứ ba. Hệ thống này sẽ sử dụng dữ liệu được chứng thực của người dùng để dự đoán tuổi của các cơ quan, tuổi béo phì, tuổi cơ thể y học (AI Prediction Solution) nhằm đưa ra những cảnh báo về các bệnh trước khi bị phát hiện, đồng thời cung cấp hướng dẫn (AI Guide Solution) về các việc cụ thể phải làm để không phát bệnh hoặc không để bệnh tình trở nên nặng hơn.


Nền tảng quản lý sức khỏe thông minh dựa trên hồ sơ sức khỏe cá nhân. Ảnh: Huray

Medi Plus Solution: Cung cấp nhiều nền tảng fitness/thể dục trực tuyến và các dịch vụ quản lý sức khỏe tâm thần dựa trên MBSR (Giảm căng thẳng dựa trên chánh niệm) cho bệnh nhân mắc bệnh mãn tính và bệnh nhân ung thư sau phẫu thuật.

Medi Plus đã tiến hành các nghiên cứu thực nghiệm và lâm sàng quy mô lớn với một số tổ chức y tế như Bệnh viện Samsung Seoul, Bệnh viện Seoul Asan, Bệnh viện Yonsei Severance, Bệnh viện Anam thuộc Đại học Korea v.v và thông qua đó xuất bản một số bài báo khoa học SCI quốc tế. Công ty đã thâm nhập thị trường toàn cầu, trong đó có Mỹ và Trung Quốc, và đã gọi được hơn 13 triệu USD từ các nhà đầu tư, tính đến năm 2021.

Beplus Healthcare: Cung cấp nền tảng chăm sóc sức khỏe lưu trữ và phân tích dữ liệu của toàn bộ chu trình y tế - từ khám bệnh đến điều trị không trực tiếp đến kết nối dịch vụ bệnh viện trong một ứng dụng. Sử dụng hệ thống AI Doctor, họ có thể đưa ra các bệnh dự đoán thông qua bảng câu hỏi cho các triệu chứng chính của từng bệnh nhân.


Tập đoàn KT đang lấn sân sang lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam bằng cách cung cấp các nền tảng quản lý chăm sóc sức khỏe từ xa dựa trên ứng dụng di động. Ảnh: KT

KT Healthcare: Là phân khúc công nghệ sức khỏe của tập đoàn viễn thông Hàn Quốc KT (Korea Telecom). Ứng dụng di động Dr. Around for Diabetes dùng để chăm sóc bệnh nhân tiểu đường từ xa, bao gồm công nghệ sàng lọc (AI Screening) nhằm xác định người dùng có thuộc nhóm nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường hay không thông qua một bảng câu hỏi đơn giản (tuổi, giới tính, chiều cao và cân nặng, v.v.) và các nội dung hướng dẫn chăm sóc chuyên sâu (Intensive Care) để giúp người bệnh kiểm soát các triệu chứng khi thuộc nhóm nguy cơ cao hoặc đã mắc bệnh. Ứng dụng Dr. Around for Cancer dùng để chăm sóc bệnh nhân ung thư từ xa, bao gồm các hệ thống ghi lại nhật ký bệnh nhân, tư vấn sức khỏe, cuộc gọi chăm sóc 1:1, và quản lý dinh dưỡng chuyên sâu.

Đầu tháng 2/2023, Tập đoàn KT đã thành lập công ty KT Healthcare Vina - pháp nhân phụ trách mảng y tế tại Việt Nam, nhằm tiếp cận trực tiếp quốc gia Đông Nam Á này. KT hiện đang triển khai dự án thí điểm để phát triển những ứng dụng tương tự Dr. Around với các đối tác Việt Nam là Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện K.

Theo khoahocphattrien.vn

8. Nghiên cứu ảnh hưởng của dịch chiết nấm Đông trùng Hạ thảo tới cấu trúc DNA vi khuẩn Bacillus subtilis bị chiếu xạ

Bức xạ phát ra từ một nguồn phát tự nhiên hoặc nhân tạo, ví dụ ánh sáng nhìn thấy cũng là một dạng bức xạ, nhiệt cũng là bức xạ hay những vụ nổ tại nhà máy điện nguyên tử làm hơi nước thoát ra ngoài có chứa chất phóng xạ cũng được gọi là bức xạ bức xạ nguyên tử bức xạ được phân loại theo năng lượng (tần số) cao hay thấp. Bức xạ tần số thấp còn gọi là bức xạ không ion hóa do không có đủ năng lượng cắt đứt các liên kết hóa học, không tạo ra các ion có hoạt tính cao như ánh sáng mặt trời, tia UV năng lư ng thấp, tia hồng ngoại, sóng radio...). Bức xạ ion hóa là bức xạ có đủ năng lượng cắt đứt các liên kết hóa học để giải phóng electron từ một nguyên tử hoặc phân tử, tạo ra các ion có hoạt tính cao. Có một số loại bức xạ ion hóa khác nhau có sức mạnh xuyên qua khác nhau và gây ra tốc độ ion hóa khác nhau trong vật chất. Các loại bức xạ được biết đến rộng rãi nhất là tia X, tia gamma, bức xạ beta, bức xạ alpha và bức xạ neutron.


Ảnh hưởng của tia gamma lên tế bào và DNA đã được quan tâm nghiên cứu từ khá lâu và trên nhiều đối tượng như nguyên bào sợi của người, tế bào chuột, plasmid, tế bào máu người, tế bào dâu tây, rabidopsis… Dưới tác dụng của tia gamma, DNA có một số biến đổi chủ yếu như: Đứt gẫy mạch đơn của phân tử DNA, làm phân tử DNA biến dạng, giảm thể tích phân tử; Đứt gãy mạch kép của phân tử DNA, làm giảm độ nhớt của dung dịch; Tạo nhánh, tạo cầu liên kết giữa các phân tử; Tạo dimer giữa các nucleotide pyrimidine Thymine và Cytosine, mà phổ biến nhất là hiện tượng nhị trùng phân Thymine-Thymine. Những biến đổi này đều dẫn đến ngăn cản sao chép DNA, hình thành đột biến trên phân tử DNA. Bức xạ ion hoá tác dụng gián tiếp tới ADN trong tế bào bằng con đường hình thành gốc tự do (GTD), thông qua việc phân ly phân tử nước có trong môi trường chiếu xạ. GTD tấn công vào những phân tử sinh học quan trọng nhất, vào vật chất di truyền, vào màng tế bào và các tế bào miễn dịch. GTD nội sinh (OH*) gây đột biến gen, nếu những đột biến này không được sửa chữa bởi tế bào có thể dẫn đến sự phân chia tế bào kiểm soát, đây là nguyên nhân chính phát sinh ung thư. Trong mô, tế bào sinh học, nước chiếm gần 80% khối lượng tế bào, cũng chính vì vậy mà tác động của bức xạ thông qua cơ chế gián tiếp là phổ biến hơn. Xuất phát từ những lo ngại về an toàn bức xạ cho những người làm công tác nghiên cứu cũng như những người đang làm việc trong môi trường phóng xạ, một loạt nghiên cứu được tiến hành nhằm tìm kiếm, khảo sát, đánh giá các hoạt chất có tác dụng bảo vệ bức xạ, giảm tổn thương tế bào và DNA. Trong đó ưu tiên nghiên cứu những hợp chất thiên nhiên, có thể sử dụng lâu dài, không ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.

Xuất phát từ thực tiễn trên, Cơ quan chủ trì Trung tâm Chiếu xạ Hà Nội cùng phối hợp với Chủ nhiệm đề tài ThS. Trần Xuân An thực hiện nghiên cứu Nghiên cứu ảnh hưởng của dịch chiết nấm Đông trùng Hạ thảo tới cấu trúc DNA vi khuẩn Bacillus subtilis bị chiếu xạ với mục tiêu làm sáng tỏ hơn nữa ảnh hưởng của dịch chiết Đông trùng Hạ thảo (ĐTHT) tới khả năng bảo vệ phóng xạ ở mức độ phân tử. Các kết quả đạt 2 được là minh chứng góp phần sử dụng triệt để nguồn nấm dược liệu quý sẵn có này, mở rộng và phát triển thêm các sản phẩm từ ĐTHT phục vụ trực tiếp nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại các đơn vị trong ngành NLNT nói riêng c ng như các trường hợp cần có sự hỗ trợ của chất bảo vệ phóng xạ trong lĩnh vực y học hạt nhân nói chung.

Bức xạ phát ra từ một nguồn phát (tự nhiên hoặc nhân tạo), ví dụ ánh sáng nhìn thấy cũng là một dạng bức xạ, nhiệt cũng là bức xạ hay những vụ nổ tại nhà máy điện nguyên tử làm hơi nước thoát ra ngoài có chứa chất phóng xạ cũng được gọi là bức xạ bức xạ nguyên tử. Bức xạ được phân loại theo năng lượng (tần số) cao hay thấp. Bức xạ tần số thấp còn gọi là bức xạ không ion hóa do không có đủ năng lượng cắt đứt các liên kết hóa học, không tạo ra các ion có hoạt tính cao như ánh sáng mặt trời, tia UV năng lượng thấp, tia hồng ngoại, sóng radio...).

Bức xạ ion hóa là bức xạ có đủ năng lượng cắt đứt các liên kết hóa học để giải phóng electron từ một nguyên tử hoặc phân tử, tạo ra các ion có hoạt tính cao. Bức xạ ion hóa đi qua môi trường vật chất, làm cho môi trường đó ion hóa trực tiếp hay ion hóa gián tiếp và làm thay đổi cấu trúc hóa học của các đối tượng vật chất trong môi trường đó, có thể gây biến đổi trong vật chất di truyền (DNA và RNA), gây tổn thương trên tế bào, vi khuẩn, virus… Một số dạng bức xạ ion hóa phổ biến như hạt alpha, hạt beta, tia gamma, tia X.

Sau thời gian nghiên cứu, đề tài đã thu được những kết quả như sau:

- Đã xây dựng phương pháp chiết và thu nhận dịch chiết của chủng ĐTHT C. militaris nuôi cấy tại phòng Nghiên cứu Công nghệ Bức xạ - TT Chiếu xạ Hà Nội. Hoạt tính chống oxy hóa của dịch chiết đạt khoảng 90% ở nồng độ 3-9 mg/ml và cao hơn so với đối chứng vitamin C cùng nồng độ.

- Dịch chiết có tác dụng bảo vệ tế bào. Ở khoảng liều dưới 1000 Gy, môi trường nuôi cấy NB có lượng tế bào sống sót giảm từ 109 xuống 106, môi trường nuôi cấy NB có bổ sung dịch chiết CM2 có lượng tế bào sống sót giảm từ 109 xuống 107.

- Dịch chiết có tác dụng bảo vệ DNA. Khi bổ sung dịch chiết nấm đông trùng hạ thảo vào môi trường nuôi cấy chủng vi khuẩn B. subtilis, sau chiếu xạ: 

Giảm 100% tỷ lệ biến đổi của gen 16S rRNA ở liều 300 Gy và 700 Gy (từ biến đổi 0,36% và 1,49% xuống không còn biến đổi). 

Giảm 83,2% tỷ lệ biến đổi của gen 16S rRNA ở liều 1500 Gy (từ 2,56% xuống còn 0,43% biến đối).

Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 18429/2021) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.

Theo vista.gov.vn

9. Hoàn thiện qui trình sản xuất geraniin từ vỏ quả chôm chôm (Nephelium lappaceum L.) hỗ trợ điều trị bệnh cao huyết áp và bệnh đái tháo đường

Hiện nay, gần 1 tỉ người trên thế giới đang bị cao huyết áp và dự tính đến năm 2025 con số này sẽ tăng thêm 50%. Ở Mỹ, bệnh cao huyết áp đang ảnh hưởng đến 1/3 người lớn, tức là khoảng 72 triệu người. Ở Tây Âu còn cao hơn, tại Anh, Thụy điển và Ý 38%, Tây Ban Nha 45%, Đức 55%. Ở Việt Nam, dự tính số người bị bệnh cao huyết áp khoảng 10-11 triệu người. Cao huyết áp là nguyên nhân quan trọng làm cho hàng triệu người tử vong và là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến đột qui và suy thận, gây mù lòa, mất trí.


Đái tháo đường (ĐTĐ) là một căn bệnh mãn tính, phổ biến, dễ mắc phải và điều trị tốn kém. Nếu căn bệnh này bị phát hiện muộn hoặc kiểm soát kém sẽ gây ra các biến chứng cấp và mạn tính nguy hiểm, đột quỵ, mù lòa, tổn thương thận, loét bàn chân có thể dẫn đến cắt đoạn chi… Theo thống kê của Liên đoàn ĐTĐ thế giới, VIệt Nam có khoảng 5,76 triệu người mắc ĐTĐ. Theo Lancet (tạp chí Y khoa uy tín của Anh) cứ 10 người Việt Nam thì 1 người có nguy cơ mắc tiền ĐTĐ.

Các thuốc điều trị ĐTĐ và HHA nguồn gốc tân dược có giá thành cao, chỉ có tác dụng chữa triệu chứng, không trị tận gốc căn nguyên gây bệnh mà còn có nhiều tác dụng phụ. Việc phải sử dụng thường xuyên trong thời gian dài các thuốc tân dược với nhiều tác dụng phụ là mối lo ngại của rất nhiều bệnh nhân và họ luôn tìm kiếm một sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, có hiệu quá điều trị cao, lâu dài, không có tác dụng phụ, yên tâm khi sử dụng lâu dài.

Chôm chôm (Nephelium lappaceum L.) là một trong những loại cây ăn quả phổ biến nhất hiện nay ở Việt Nam và được phân bố chủ yếu ở các tỉnh thuộc lưu vực sông Đồng Nai và khu vực Nam bộ. Một số tỉnh sản xuất chủ lực như Đồng Nai khoảng 200.000 tấn, Bến Tre 64.493 tấn, Vĩnh Long 16.053 tấn, Tiền Giang 3.603 tấn... Với sản lượng ở các tỉnh phía Nam khoảng 358.000 tấn/năm thì khối lượng vỏ chôm chôm bỏ đi ước tính khoảng 161.000 – 179.000 tấn/năm, đây là nguồn nguyên liệu tiềm năng để có thể xử lý thành sản phẩm có giá trị gia tăng cao ứng dụng trong lĩnh vực dược phẩm.

Xuất phát từ thực tiễn trên, Cơ quan chủ trì Phòng Thí nghiệm Trọng điểm Công nghệ lọc, hóa dầu cùng phối hợp với Chủ nhiệm đề tài TS. Hoàng Thân Hoài Thu thực hiện Hoàn thiện qui trình sản xuất geraniin từ vỏ quả chôm chôm (Nephelium lappaceum L.) hỗ trợ điều trị bệnh cao huyết áp và bệnh đái tháo đường với mục tiêu hoàn thiện công nghệ ở qui mô 100kg nguyên liệu/mẻ để có thể triển khai hiệu quả trên thực tiễn nhằm góp phần hoàn thành mục tiêu của Chương trình nghiên cứu khoa học công nghệ trọng điểm quốc gia phát triển công nghiệp hoá dược đến năm 2020, đồng thời tạo ra dòng sản phẩm nguyên liệu dược thay thế hàng nhập khẩu, nâng cao giá trị cho nguồn dược liệu Việt Nam.

Nguyên liệu vỏ chôm chôm Nephelium lappaceum L. được tiến hành chiết với dung môi ethanol. Dịch chiết ethanol được cô đuổi dung môi nhằm thu cao chiết tổng. Tiếp theo, quá trình chiết phân lập với dung môi ethyl acetate được diễn 4 ra. Trong bước này, cao chiết tổng được chiết phân đoạn với ethyl acetate nhằm nâng cao hàm lượng geraniin trong cao chiết. Sau quá trình này, dịch chiết ethyl acetate cũng được cô đuổi dung môi nhằm thu được cao chiết ethyl acetate với hàm lượng geraniin cao. Cao chiết ethyl acetate được tiến hành sắc ký cột sắc ký pha đảo C18 với dung môi rửa giải gradient nước/etanol tăng từ 100% nước đến 100% etanol, thu được 7 phân đoạn kí hiệu NL1- NL7. Ở phân đoạn NL03 tương ứng với hệ dung môi EtOH/H2O là 10/90, cô quay loại dung môi, thu được tủa màu vàng chanh. Rửa tủa bằng nước cất nhiều lần, loại bỏ dịch đường hòa tan, còn lại tủa ít tan. Tủa này được kết tinh lại trong hệ dung môi H2O/acetone, bay hơi chậm dung môi trong điều kiện nhiệt độ phòng đến khi hình thành tinh thể. Tinh thể tạo thành được lọc, sấy chân không ở 40oC. Sản phẩm thu được được cấp đông ở 0oC để bảo quản.

Sau thời gian nghiên cứu, đề tài đã thu được những kết quả như sau:

- Đã hoàn thiện qui trình nghiên sơ chế, quản nguyên liệu đảm bảo lượng hoạt chất ít hao hụt nhất.

- Đã tiến hành khảo sát nguyên liệu và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nguyên liệu. Kết quả cho thấy, sau khi thu hoạch, vỏ chôm chôm được rửa sạch, sau đó sấy khô ở 40oC, trong 24 giờ và bảo quản vỏ chôm chôm trong túi nilon tối màu, có hút chân không để đảm bảo hàm lượng hoạt chất không bị hao hụt.

- Đã hoàn thiện qui trình phân lập và tinh chế geraniin qui mô phòng thí nghiệm. Ở qui trình này, nguyên liệu vỏ chôm chôm sử dụng là nguyên liệu chọn lọc, hàm lượng geraniin là 6,18%.

- Đã hoàn thiện qui trình công nghệ phân lập và tinh chế geraniin qui mô 100kg nguyên liệu/mẻ Nguyên liệu sử dụng là vỏ chôm chôm công nghiệp, hàm lượng geraniin là 4,98%

- Đã hoàn thiện qui trình phân lập và tinh chế geraniin đạt hàm lượng 98% Sử dụng cao chiết thu được sau giai đoạn 2 của quá trình phân lập geraniin 95% làm nguyên liệu đầu vào cho việc phân lập geraniin 98%:

- Đã nghiên cứu qui trình bào chế viên nang chứa geraniin hàm lượng 20mg/viên nang qui mô 5000 viên/mẻ

- Đã sản xuất thử nghiệm 5kg sản phẩm geraniin hàm lượng ≥95% theo HPLC, 30g geraniin hàm lượng ≥98% theo HPLC và 200.000 viên nang chứa 20mg geraniin/viên nang.

Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 18437/2021) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.

Theo vista.gov.vn

10. Hoàn thiện công nghệ và thiết bị tạo viên sử dụng hệ chất kết dính tiên tiến để chế tạo nguyên liệu cho sản xuất phốt pho vàng từ quặng apatit cấp hạt nhỏ

Phốt pho dạng nguyên tố là một trong những nguyên liệu cơ bản quan trọng, được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp hóa chất, thực phẩm (axit phốt phoric, chất tẩy rửa, thuốc trừ sâu, phân bón…). Nguyên liệu của quá trình sản xuất phốt pho vàng, gồm quặng apatit (quặng floro apatit), than cốc, quắczit, ở dạng viên, được phối trộn theo tỷ lệ khối lượng xác định; trong đó, thành phần, kích thước và đặc tính cơ học nguyên liệu quặng có ảnh hưởng rất quan trọng đến vận hành và hiệu quả của quá trình. Nguyên liệu đầu vào không đạt yêu cầu về thành phần, kích thước và đặc tính cơ học sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, giảm hiệu suất thu hồi phốt pho vào sản phẩm và các chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật của nhà máy sản xuất phốt pho vàng.


Hiện nay ở nước ta có 7 nhà máy sản xuất phốt pho vàng từ nguyên liệu chính là quặng apatit Lào Cai sử dụng công nghệ nhập từ Trung Quốc cách đây vài thập niên với tổng công suất khoảng 100.000 tấn phốt pho vàng/năm, tương ứng sử dụng khoảng 600.000 tấn quặng apatit (chứa khoảng 28-32% P2O5) mỗi năm. Với công nghệ sản xuất hiện tại của các nhà máy, yêu cầu về nguyên liệu trong công nghệ sản xuất phốt pho vàng phải đạt kích thước trong khoảng 6 - 50 mm nên một tỷ lệ khoảng 40% cấp hạt mịn, kích thước dưới 5 mm trong nguyên liệu quặng apatit (tương đương khoảng 180.000 tấn/năm) của 6 nhà máy sản xuất phốt pho vàng ở Việt Nam hiện không thể sử dụng trong công nghệ sản xuất của nhà máy, đang bị tồn đọng gây lãng phí lớn tài nguyên khoáng sản.

Trên cơ sở đó, việc nghiên cứu áp dụng các giải pháp công nghệ để tận dụng lượng quặng hạt mịn này ở các nhà máy sản xuất phốt pho vàng là hết sức cần thiết. Đến nay, vẫn chưa có giải pháp đột phá nào cho vấn đề này được đưa vào áp dụng thử nghiệm. Đã có một vài đơn vị nghiên cứu thử nghiệm áp dụng phương pháp ép viên quặng sử dụng chất kết dính trên cơ sở thủy tinh lỏng hiệu quả kinh tế không cao, đặc biệt là không đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu về kỹ thuật đối với quặng nguyên liệu như làm giảm hàm lượng P2O5 trong viên quặng, gây ăn mòn vật liệu thành lò, dẫn đến làm tăng chi phí bảo trì, bảo dưỡng định kỳ của các 2 nhà máy, dễ có sự cố kết vòm lò, sập liệu. Tỷ lệ thay thế quặng nguyên khai bằng quặng ép viên là rất thấp, chỉ khoảng 10%. Vì thế, hiện nay, chỉ có 4 nhà máy trong số 7 nhà máy phốt pho áp dụng cầm chừng công nghệ này.

Xuất phát từ thực tiễn trên, Cơ quan chủ trì Phòng Thí nghiệm trọng điểm Công nghệ lọc, hóa dầu (Bộ Công thương) cùng phối hợp với Chủ nhiệm đề tài ThS. Vũ Tuấn Anh thực hiện đề tài “Hoàn thiện công nghệ và thiết bị tạo viên sử dụng hệ chất kết dính tiên tiến để chế tạo nguyên liệu cho sản xuất phốt pho vàng từ quặng apatit cấp hạt nhỏ” với mục tiêu giảm thiểu sự lãng phí tài nguyên thiên nhiên apatit, tăng hiệu quả sử dụng khoáng sản apatit theo hướng tận thu quặng cấp hạt nhỏ trong quá trình sản xuất phốt pho vàng.

Sau thời gian nghiên cứu, đề tài đã thu được những kết quả như sau:

- Đã thiết kế, chế tạo và lắp đặt được hệ thống thiết bị hoàn chỉnh và phù hợp để sản xuất viên quặng, sử dụng phụ gia thế hệ mới được sản xuất từ Phòng thí nghiệm trọng điểm công nghệ lọc, hóa dầu, qui mô 2 tấn/h (tương đương 10.000 tấn/năm).

- Đã nghiên cứu qui trình công nghệ ép viên quặng apatit loại I cấp hạt nhỏ, sử dụng hệ chất kết dính mới, trên các hệ thiết bị nêu trên và tiến hành sản xuất thử nghiệm ở điều kiện công nghệ ổn định, ở qui mô công nghiệp, thu được tổng cộng 2.508 tấn quặng viên thành phẩm. Hàm lượng phụ gia sử dụng để ép viên, qui khô là 0,85%. Sản phẩm viên quặng ép có các chỉ tiêu chất lượng đáp ứng yêu cầu kỹ thuật đối với nguyên liệu quặng cho quá trình sản xuất phốt pho vàng mà không cần phải qua bất kỳ quá trình xử lý nào khác (không cần phải sấy trong thiết bị sấy thùng quay như đối với quặng nguyên khai). Cụ thể, hàm lượng P2O5 của viên quặng đạt trên 29,8% và hàm ẩm dao động trong khoảng 0,7 đến 0,8%. Viên quặng có độ bền nén dao động trong khoảng 52,4 - 56,8 kg/cm2 và không bị vỡ vụn trong quá trình vận chuyển từ nơi sản xuất đến nhà máy sản xuất phốt pho vàng. Mẫu quặng viên nung ở 1.100oC không bị nứt, vỡ, nổ;

- Đã thử nghiệm thành công việc sử dụng quặng ép viên thay thế 60% quặng apatit loại I dạng cục, làm nguyên liệu sản xuất phốt pho vàng, tại Chi nhánh Công ty Cổ phần Đông Nam Á Lào Cai - Nhà máy phốt pho vàng III. Việc sử dụng quặng ép viên do Phòng thí nghiệm trọng điểm công nghệ lọc, hoá dầu cung cấp thay thế cho quặng apatit dạng cục nguyên khai để sản xuất phốt pho vàng, trên dây chuyền công nghệ sản xuất của Nhà máy phốt pho 24 vàng III không làm thay đổi các chỉ tiêu kỹ thuật liên quan đến định mức tiêu hao nguyên, nhiên vật liệu và năng lượng. Dây chuyền thiết bị hoạt động ổn định và sản phẩm phốt pho vàng thu được đáp ứng các chỉ tiêu kỹ thuật của Công ty đã ban hành;

- Đã xây dựng được qui trình công nghệ sản xuất quặng ép viên sử dụng chất kết dính thế hệ mới, đạt yêu cầu thay thế một phần quặng apatit loại I hợp cách trong sản xuất phốt pho vàng, ở qui mô 10.000 tấn/năm và qui trình công nghệ sử dụng viên quặng đã chế tạo để sản xuất phốt pho vàng.

Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 18435/2021) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.

Theo vista.gov.vn

 

 

 

 

  • slideshow_large
  • slideshow_large
  • slideshow_large
  • slideshow_large
  • slideshow_large
Truy cập hôm nay : 17
Truy cập trong 7 ngày :38
Tổng lượt truy cập : 6,406