Banner Ngày 3/5/2024
Thông báo về kết quả trúng tuyển kỳ tuyển dụng viên chức của Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ tỉnh Sóc Trăng năm 2023. ( 04/03/2024 )
 06/07/2023 Lượt xem: 205

1. Nghiên cứu công nghệ sản xuất thép hợp kim chất lượng cao mác 9X5BΦ để chế tạo bát khuôn ép vitme

Để đáp ứng sự phát triển của các ngành cơ khí chế tạo, công nghiệp hóa chất, xây dựng, kỹ thuật điện tử, giao thông vận tải, công nghiệp thực phẩm, y sinh học và chế tạo vũ khí nhằm giữ vững chủ quyền và an ninh quốc phòng đòi hỏi ngành công nghiệp luyện kim phải sản xuất được những loại thép hợp kim chuyên dụng với chất lượng ổn định và giá thành cạnh tranh được so với thế giới. Thép dụng cụ hợp kim chịu mài mòn là vật liệu quan trọng để chế tạo các chi tiết hoạt động trong môi trường bị mài mòn mạnh. Nhu cầu thép này trong nước là rất cao. Hiện nay, hầu hết các loại thép chịu mài mòn đã qua gia công áp lực chúng ta đều phải nhập ngoại. Thép dụng cụ hợp kim đã được nhiều nước có nền công nghiệp luyện kim tiên tiến trên thế giới sản xuất như Nga, Mỹ, Nhật Bản, Đức và được chia thành ba nhóm lớn là dụng cụ cắt, dụng cụ biến dạng và dụng cụ đo. Thép 9X5BF được xếp vào nhóm thép dụng cụ hợp kim có khả năng chịu mài mòn tốt. Vì vậy thép có thể được dùng làm khuôn dập nguội, dao cắt và dụng cụ đo đòi hỏi độ chính xác cao. Trong nước, một vài đơn vị đã nghiên cứu và sản xuất được một số chủng loại thép dụng cụ hợp kim nhưng ở qui mô nhỏ và chất lượng còn hạn chế.

 

Nhằm xác định được công nghệ sản xuất thép 9X5BF đạt tiêu chuẩn ГOCT 5950 của Nga, nhóm nghiên cứu, Viện luyện kim đen, do KS. Nguyễn Hồng Phúc đứng đầu đã tiến hành đề tài: “Nghiên cứu công nghệ sản xuất thép hợp kim chất lượng cao mác 9X5BΦ để chế tạo bát khuôn ép vitme”.

Đề tài nghiên cứu thành công công nghệ chế tạo thép 9X5BF đạt chất lượng cao sẽ góp phần quan trọng trong việc chủ động nguồn nguyên liệu trong nước, giảm được chi phí nhập khẩu từ nước ngoài, từ đó tăng được hiệu quả kinh tế - xã hội.

Sau quá trình triển khai thực hiện, đề tài rút ra được những kết luận sau:

- Việc lựa chọn thép 9X5BF để chế tạo bát khuôn ép vitme sản xuất que hàn là hoàn toàn phù hợp.

- Đề tài đã xác định được công nghệ sản xuất thép 9X5BF bao gồm các khâu: Công nghệ luyện thép, công nghệ tinh luyện, công nghệ rèn, công nghệ nhiệt luyện.

- Tính chất của thép 9X5BF bao gồm thành phần hoá học, độ cứng đạt tiêu chuẩn ГOCT 5950 của Nga.

- Đề tài đã chế tạo được 10 bát khuôn ép vitme từ thép 9X5BF. Kết quả sử dụng sản phẩm tại Công ty cổ phần sản xuất que hàn điện Việt Đức đã cho thấy chất lượng của thép do đề tài chế tạo là rất tốt. Bát khuôn ép vitme sản xuất được 80 tấn que hàn chưa thấy có hiện tượng bị mài mòn và nứt vỡ.

- Qui trình công nghệ chế tạo thép 9X5BF hoàn toàn có thể mở rộng ở qui mô sản xuất công nghiệp.

Thép 9X5BF có ứng dụng rộng rãi trong việc chế tạo thiết bị, chi tiết chịu mài mòn cơ học cao và nhu cầu về thép chịu mài mòn cao trong các ngành công nghiệp của nước ta là rất lớn. Để ổn định hơn về mặt công nghệ sản xuất, đề tài kiến nghị nhà nước cho thực hiện dự án sản xuất thử nghiệm loại thép này.

Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài (Mã số 18458/2020) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.

Theo vista.gov.vn

2. Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển xuất khẩu mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản trong bối cảnh thực hiện Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)

Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực từ 30/12/2018, trong đó quy định nhiều ưu đãi đối với các mặt hàng xuất nhập khẩu giữa các quốc gia thành viên, do đó, đây sẽ là cơ hội thuận lợi để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu các mặt hàng truyền thống, có thế mạnh của Việt Nam như da giày, dệt may, đồ gỗ… Và những thị trường tiêu biểu, truyền thống như Nhật Bản được dự báo là sẽ tiếp tục giữ vai trò quan trọng và ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là những nhóm hàng mà Việt Nam có thế mạnh.

 

Trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, gỗ và sản phẩm gỗ là nhóm hàng có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định. Trong số các nước tham gia Hiệp định CPTPP, ngành gỗ Việt Nam đã có quan hệ lâu đời và có thị trường xuất khẩu ổn định tới một số quốc gia và kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ vào các nước này cũng rất lớn. Theo số liệu của VIFOREST, năm 2019 kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang Nhật Bản đạt trên 1,3 tỷ USD (tăng 17% so với năm 2018 và chiếm khoảng hơn 13% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của cả nước), chiếm trên 20% thị trường tiêu thụ của Nhật Bản; kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang Australia, New Zealand, Malaixia cũng tăng trưởng ở mức khá. Việc các nội dung của Hiệp định CPTPP tiếp tục được thực thi một cách có hiệu quả, sẽ có nhiều dòng thuế nhập khẩu giữa các nước thành viên về mức 0%; mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ được làm từ nguyên liệu có nguồn gốc xuất xứ từ các nước trong khối cũng sẽ hưởng nhiều ưu đãi; ngoài ra, Hiệp định còn quy định mức thuế suất đối với các thiết bị chế biến gỗ cũng bằng 0%, do đó đây sẽ là lợi thế rất lớn để giảm giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm gỗ Việt Nam và đây cũng là kỳ vọng lớn của các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ (G&SPG) đối với Hiệp định này. Trong số các thành viên tham gia Hiệp định, Nhật Bản là nền kinh tế lớn, một trong những nước đóng vai trò trụ cột của khối, là thị trường có nhiều tiềm năng, dư địa xuất khẩu cũng như nhu cầu về các sản phẩm gỗ tăng nhanh. Theo các điều khoản trong CPTPP, Nhật Bản cam kết xóa bỏ thuế quan đối với các sản phẩm G&SPG thuộc danh mục EIF của Việt Nam kể từ ngày Hiệp định này có hiệu lực với Nhật Bản; bên cạnh đó, áp dụng lộ trình 15 năm đối với các mặt hàng gỗ cây lá kim ván ép và áp dụng quy chế ngưỡng nhập khẩu đối với một vài mặt hàng nhưng đảm bảo lợi ích xuất khẩu của Việt Nam. So với các Hiệp định AJCEP và VJEPA, đây là những cam kết mạnh mẽ mà Nhật Bản dành cho các sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam, điều này sẽ mở cơ hội lớn cho các doanh nghiệp ngành gỗ Việt Nam gia tăng thị phần và sản lượng tiêu thụ các mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ tại thị trường Nhật Bản. Chính vì vậy, việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng, dự báo xu hướng và đề xuất một số giải pháp nhằm đầy mạnh xuất khẩu G&SPG là một mục tiêu, một yêu cầu khách quan, nhằm duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong tình hình mới - bối cảnh thực hiện các FTAs, trong đó có CPTPP.

Vì những lý do trên, nhóm nghiên cứu, Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương, do ThS. Vương Quang Lượng đứng đầu đã đề xuất thực hiện thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển xuất khẩu mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản trong bối cảnh thực hiện Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)”. Đề tài thực sự cần thiết và mang tính cấp bách, không chỉ có ý nghĩa về lý luận, mà còn có ý nghĩa thực tiễn, góp phần đưa ra những quan điểm, định hướng đúng đắn và đề xuất các giải pháp, chính sách có tính khả thi nhằm đẩy mạnh xuất khẩu G&SPG của Việt Nam.

Sau một thời gian triển khai thực hiện, đề tài đưa ra các kết luận như sau:

- Đề tài đã hệ thống hóa và làm rõ một số vấn đề lý luận về phát triển xuất khẩu mặt hàng G&SPG. Trong đó, chỉ rõ khái niệm, nội dung và tiêu chí đánh giá phát triển xuất khẩu trên cả ba góc độ tiếp cận là kinh tế, môi trường và xã hội.

- Đề tài cũng đã tìm hiểu và nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước (bao gồm cả trong và ngoài CPTPP) trong việc phát triển xuất khẩu G&SPG sang Nhật Bản và rút ra một số bài học là phải: chủ động thực hiện và điều chỉnh các chiến lược, chương trình phát triển xuất khẩu các sản phẩm gỗ phù hợp với lợi thế so sánh của nước mình; đa dạng hóa nguồn cung gỗ nguyên liệu, tạo sự phát triển bền vững cho ngành; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, phát triển thị trường xuất khẩu; và nâng cao khả năng đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của thị trường thế giới về chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật…

- Đề tài cũng đã phân tích, đánh giá thực trạng xuất khẩu mặt hàng G&SPG của Việt Nam sang Nhật Bản; đánh giá những tác động của hoạt động xuất khẩu G&SPG đến các chỉ tiêu về kinh tế, xã hội và môi trường. Đánh giá một số kết quả khảo sát doanh nghiệp xuất khẩu G&SPG thông qua bảng hỏi, những kết quả đạt được, cũng như thành công, hạn chế và kiến nghị của doanh nghiệp đối với cơ quan quản lý nhà nước.

- Trên cơ sở lý thuyết về phát triển xuất khẩu đối với mặt hàng G&SPG, cùng với những đánh giá về thực trạng xuất khẩu trong thời gian qua và những đánh giá về cam kết của Nhật Bản đối với sản phẩm gỗ Việt Nam trong khuôn khổ Hiệp định CPTPP, đề tài đưa ra những dự báo về cơ hội cũng như thách thức đối với ngành gỗ Việt Nam, trong đó nhấn mạnh đến những khó khăn về sự cạnh tranh đến từ các nước trong Hiệp định cũng như những rào cản về mặt kỹ thuật ngày càng khắt khe của Nhật Bản. Từ đó đưa ra quan điểm, định hướng và đề xuất một số giải pháp nhằm tranh thủ tối đa những cơ hội mà Hiệp định mang lại, đẩy mạnh xuất khẩu G&SPG của Việt Nam theo hướng ổn định và bền vững. Đồng thời, đề tài cũng đưa ra một số kiến nghị với Nhà nước, với doanh nghiệp và hiệp hội trong việc thực hiện các mục tiêu tăng trưởng ngành gỗ trong những năm tới, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Kết quả của đề tài là căn cứ để điều chỉnh chính sách nhằm phát triển xuất khẩu mặt hàng G&SPG sang thị trường Nhật Bản phù hợp với tình hình mới trong bối cảnh hội nhập và tăng cường ký kết cũng như thực hiện các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, trong đó có Hiệp định CPTPP.

Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài (Mã số 18355/2020) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.

Theo vista.gov.vn

3. Hoàn thiện công nghệ và thiết bị xử lý chất thải rắn chứa phospho của ngành công nghiệp chế biến sâu quặng apatit thành sản phẩm có giá trị, qui mô 10.000 tấn/năm

Quá trình sản xuất phụ gia thức ăn chăn nuôi dicalcium phosphat (DCP) - một trong những quá trình công nghiệp chế biến sâu quặng apatit, tạo ra sản phẩm phụ là monocalcium phosphat (hay còn gọi lân trắng). Sản phẩm phụ này có hàm lượng P2O5 tương đối cao (trên 20%), có thể sử dụng làm nguyên liệu chứa phospho trong sản xuất phân bón NPK. Tuy nhiên, những nhược điểm của loại nguyên liệu này là bị vón cục trong quá trình phối liệu trong sản xuất NPK, độ pH thấp làm phân hủy ure. Vì vậy, phụ phẩm monocalcium phosphat của nhà máy sản xuất DCP, dù có giá bán thấp cũng khó tiêu thụ được nên bị tồn đọng nhiều tại các nhà máy DCP và trở thành phế thải rắn - nguồn phát sinh bụi và nước thải chứa axit và hợp chất phospho.

 

Theo số liệu thu được từ thực tiễn, sản xuất một tấn DCP phát sinh khoảng 0,3 - 0,4 tấn sản phẩm phụ lân trắng. Việt Nam có hai nhà máy sản xuất DCP, với tổng công suất thiết kế là 100.000 tấn/năm. Tổng công suất sản xuất DCP của hai nhà máy này hiện nay khoảng 50.000 - 60.000 tấn/năm. Có nghĩa là, mỗi năm ngành công nghiệp chế biến sâu apatit thành DCP tạo ra 15.000 - 20.000 tấn lân trắng. Do đặc tính dễ bết và dễ vón cục nên chỉ một phần rất nhỏ sản phẩm phụ này được tận dụng làm nguyên liệu cho một số quá trình chế biến phân bón. Còn lại khoảng 13.000 - 15.000 tấn trở thành phế thải rắn gây ô nhiễm môi trường. Sắp tới, công suất sản xuất của hai nhà máy DCP được nâng lên, lượng phế thải rắn chứa phospho sẽ ngày càng nhiều, có thể lên đến 30.000 tấn/năm. Trong khi đó, nhu cầu sử dụng nguyên liệu sản xuất phân bón NPK của nước ta vào khoảng 4 triệu tấn/năm và tiếp tục tăng khi các dây chuyền sản xuất NPK được xây dựng thêm. Kéo theo đó, nhu cầu nguồn nguyên liệu chứa phospho cho quá tình sản xuất NPK cũng rất cao. Nguyên liệu chứa phospho để sản xuất phân bón NPK có nhiều loại như DAP, lân, super lân…Giá nguyên liệu lân để sản xuất NPK trên thị trường hiện nay dao động trong khoảng từ 2,1 - 2,3 triệu VNĐ/tấn, tùy từng thời điểm, nhưng giá nguyên liệu tận thu chỉ khoảng 1,2 triệu VNĐ/tấn.

Trước tình hình thực tế trên, nhằm góp phần chế biến một lượng tương đối lớn phế thải rắn của ngành công nghiệp chế biến quặng apatit thành sản phẩm có giá trị sử dụng cao trong nông nghiệp, nhóm nghiên cứu Phòng Thí nghiệm trọng điểm Công nghệ lọc, hóa dầu, Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam do TS. Đỗ Thanh Hải đứng đầu đã đề xuất thực hiện Dự án: “Hoàn thiện công nghệ và thiết bị xử lý chất thải rắn chứa phospho của ngành công nghiệp chế biến sâu quặng apatit thành sản phẩm có giá trị, qui mô 10.000 tấn/năm”. Dự án này không chỉ góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường cho các cơ sở sản xuất mà con góp phần nâng cao giá trị cho quặng apatit và lợi ich kinh tế cho các doanh nghiệp chế biến sâu quặng apatit.

Sau một thời gian triển khai thực hiện, đề tài đã thu được một số kết quả như sau:

1. Đã hoàn thiện quy trình công nghệ xử lý chất thải rắn chứa phospho của ngành công nghiệp chế biến sâu quặng apatit tạo sản phẩm sử dụng được để sản xuất phân bón phục vụ sản xuất nông nghiệp, bao gồm các công đoạn chính:

- Phối trộn nguyên liệu lân trắng với nguyên liệu khác như quặng apatit (loại I, loại II, loại III) và phối trộn với dung dịch xúc tác (là muối của Fe3+ và Cu2+);

- Hỗn hợp nguyên liệu sau khi phối trộn được nghiền ở máy nghiền 3 trục. Tại quá trình nghiền, diễn ra phản ứng giữa axit phosphoric dư với muối phosphate (trong quặng apatit) và phản ứng giữa monocalcium phosphate trong lân trắng với tricalcium phosphate (trong quặng apatit) để tạo dicalcium phosphate. Chính quá trình phản ứng này sẽ làm giảm axit dư, axit tan cho sản phẩm lân trắng.

2. Đã bổ sung thiết bị và hoàn thiện hệ thống dây chuyền thiết bị chế biến lân trắng với công suất 10.000 tấn/năm

3. Đã xử lý 2.027 tấn lân trắng và thu được 3.330 tấn sản phẩm lân sau khi xử lý. Sản phẩm đáp ứng được các yêu cầu:

- Độ ẩm ≤ 10% (so với yêu cầu là ≤ 10%)

- Hàm lượng P2O5 hữu hiệu 18% (so với yêu cầu ≥ 16%)

- Hàm lượng P2O5 tan < 0,6% (so với yêu cầu < 1%)

- Hiệu suất thu hồi P ≥ 97% (so với yêu cầu ≥ 80%)

Dự án thành công đã góp phần đáng kể trong việc giảm chất thải rắn cho các nhà máy sản xuất DCP. Chất thải rắn chứa lân (lân trắng) còn được chế biến thành sản phẩm sử dụng trong sản xuất phân bón với nhu cầu sử dụng rất lớn.

Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài (Mã số 18459/2020) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.

Theo vista.gov.vn

4. Nghiên cứu chế tạo KÍT chẩn đoán nhanh đồng thời các virus gây bệnh tai xanh (PRRS), dịch tiêu chảy cấp (PED), dịch tả lợn (CSF) và bệnh còi cọc do circo virus (PCV2) bằng kỹ thuật LAMP

Kỹ thuật khuếch đại đẳng nhiệt (LAMP- Loop mediated isothermal amplification) là kỹ thuật tổng hợp DNA bằng 4 mồi đặc hiệu nhận biết 6 vùng khác biệt trên một gen đích từ một nguồn khuôn duy nhất, tạo nên một dạng sản phẩm DNA có cấu trúc vòm đã được phát triển bởi Notomi và cộng sự. Kỹ thuật này khắc phục sự phụ thuộc vào thiết bị đắt tiền thông qua việc loại bỏ sự luân nhiệt và khuếch đại DNA trong thời gian ngắn. Do có những ưu điểm nói trên LAMP đã trở thành một công cụ để phát hiện nhanh các loại virus và vi khuẩn gây bệnh.

 

Mặc dù kỹ thuật LAMP có rất nhiều ưu điểm, tuy nhiên vẫn còn rất ít nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật này trong phát hiện dịch bệnh ở gia súc, gia cầm tại Việt Nam. Bốn loại virus PRRS (porcine reproductive and respiratory syndrome), CSF (classical swine fever), PED (porcine epidemic diarrhea) và PCV2 (porcine circo virus type 2) đều là những tác nhân gây dịch bệnh quan trọng tác động lớn đến ngành chăn nuôi lợn ở nước ta. Các yếu tố chủ chốt kiểm soát và loại bỏ các tác nhân nói trên bao gồm giám sát và phát hiện dịch sớm, nhận diện nhanh các đàn lợn nhiễm từ đó có những biện pháp dập tắt dịch hiệu quả. Để tiến hành phát hiện sàng lọc bốn loại virus nói trên, ngăn chặn dịch bệnh bùng phát xảy ra ở cấp cơ sở, cần thiết lập một phương pháp phát hiện đơn giản, nhanh và nhạy với yêu cầu trang thiết bị cơ bản. Do đó, nhóm nghiên cứu Viện thú y do TS. Phạm Minh Hằng làm chủ nhiệm đã đề xuất thực hiện đề tài: “Nghiên cứu chế tạo KÍT chẩn đoán nhanh đồng thời các virus gây bệnh tai xanh (PRRS), dịch tiêu chảy cấp (PED), dịch tả lợn (CSF) và bệnh còi cọc do circo virus (PCV2) bằng kỹ thuật LAMP” nhằm chế tạo được KÍT chẩn đoán nhanh đồng thời các tác nhân virus gây bệnh tai xanh (PRRS), dịch tiêu chảy cấp (PED), dịch tả lợn (CSF) và bệnh lợn còi cọc do circo virus (PCV2) bằng kỹ thuật LAMP ứng dụng trong giám sát dịch bệnh ở địa phương

Sau một thời gian triển khai thực hiện, nhóm đề tài đưa ra những kết luận như sau:

1. Đã thiết kế được 24 mồi cho phản ứng LAMP phát hiện bốn loại virus PRRSV, CSFV, PEDV, PCV2 và phát hiện PRRSV và CSFV độc lực;

2. Xác định được hàm lượng các chất cho phản ứng LAMP 20 mM Tris-HCl (pH 8,8), 10 mM KCl, 10 mM (NH4) 2SO4, 8 mM MgSO4 và 0,1% Triton X-100, betaine 0,8 M, hỗn hợp dNTP 1,0 mM, 8U Bst 3 DNA Polymerase;

3. Tìm được 3 phương pháp tách chiết đồng thời virus RNA và DNA từ các mẫu bệnh phẩm là QIAamp CADOR PATHOGEN MINI KIT, Viral Gene-spinTM Viral DNA/RNA Extraction Kit và E.Z.N.A.® Universal Pathogen Kit;

4. Tạo được 6 đối chứng dương;

5. Xác định được thông số tối ưu hóa với nồng độ mồi ngoài (BW, FW) là 0,2µM, mồi trong (BIP, FIP) là 0,8µM, thời gian 60 phút và nhiệt độ 63oC cho phản ứng LAMP phát hiện virus PRRS, CSF, PED và PCV2;

6. Xây dựng một bảng hướng dẫn chi tiết phản ứng RT, phản ứng LAMP và phương pháp đọc kết quả. Thiết kế hộp đựng KIT chứa 13 thành phần cho phản ứng;

7. Giới hạn cho việc phát hiện gen đích của LAMP ở nồng độ 0,1ng/µl và không có sản phẩm LAMP với các mồi khác gen đích;

8. Thời hạn bảo quản KIT LAMP ở 4°C (trong 4 ngày); -20oC (12 tháng); -30oC (18 tháng);

9. Quy trình sản xuất KIT, Quy trình sử dụng KIT và Quy trình bảo quản KIT đã được công nhận tại cấp cơ sở;

10. Đã sản xuất 36 KIT gồm 1080 phản ứng và KIT được công nhận TBKT;

11. Thu thập được 424 mẫu phân và mẫu swab trực tràng tại các địa phương: Quảng Ninh, Phú Thọ, Thái Nguyên, Yên Bái, Thái Bình và Sóc Sơn và 1 mẫu vắc-xin đông khô dịch tả lợn;

12. Đã xét nghiệm 425 mẫu (85 mẫu gộp) trong đó có 3 mẫu gộp dương tính với CSFV, 5 mẫu gộp dương tính PRRSV, 6 mẫu gộp dương tính PEDV và 4 mẫu dương tính PCV2;

13. KIT LAMP có độ nhạy, độ đặc hiệu và độ chính xác đối với mẫu thu thập tại thực địa từ 95,5-100%, 97,2 - 98,4% và 96,7-98,33;

14. KIT LAMP vẫn còn một số nhược điểm như đọc kết quả bằng mắt thường độ chính xác không cao, dễ tạp nhiễm hay khó thực hiện tại thực địa;

Bên cạnh những kết quả thu được, Đề tài kiến nghị cần có một số nghiên cứu sâu hơn nữa để loại bỏ một số nhược điểm của kỹ thuật LAMP.

Như vậy, Đề tài được triển khai là điều kiện để cập nhật, bồi dưỡng, nâng cao những kiến thức về kỹ thuật sinh học phân tử mới cho đội ngũ cán bộ nghiên cứu và cán bộ thú y cơ sở trong quá trình phát triển chương trình nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam. Nhóm đề tài xây dựng được quy trình sản xuất KÍT chẩn đoán dựa trên kỹ thuật tái bản đằng nhiệt (Loop mediated isothemal amplification). Đây là một công nghệ mới trong việc phát triển các KIT chẩn đoán nhanh, đặc hiệu và tiện dụng có thể áp dụng cho nhiều lĩnh vực đặc biệt là trong chẩn đoán sàng lọc mẫu giám sát hàng năm ở các Chi cục Chăn nuôi và Thú y. Đề tài đã phát triển thành công KIT sàng lọc phát hiện nhanh cùng lúc cả bốn loại virus trong cùng một mẫu bệnh phẩm là mẫu phân hoặc mẫu swab nên giảm được chi phí, thời gian và thuận tiện cho việc lấy mẫu và xét nghiệm mẫu trong công tác giám sát dịch bệnh hàng năm tại các Chi cục Chăn nuôi và Thú y các tỉnh.

Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài (Mã số 18460/2020) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.

Theo vista.gov.vn

5. Nghiên cứu và chế tạo vật liệu lai hóa nhằm giảm giá thành cho điện cực đối của pin năng lượng mặt trời nhạy quang (DSCs)

Nhằm nghiên cứu và tổng hợp các loại vật liệu lai hóa giữa ô xít kim loại và hạt nano Pt trong điều kiện khô, nhằm loại bỏ việc sử dụng các tác nhân hóa học cũng như dung môi ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như môi trường, nhóm nghiên cứu Trường Đại học PHENIKAA do TS. Đào Văn Dương làm chủ nhiệm đã đề xuất thực hiện đề tài: “Nghiên cứu và chế tạo vật liệu lai hóa nhằm giảm giá thành cho điện cực đối của pin năng lượng mặt trời nhạy quang (DSCs)”.

 

Để đạt được mục đích đề ta, đề tài lựa chọn chế tạo một số vật liệu ô xít kim loại chuyển tiếp như WO3, NiO, và SnO2 có cấu trúc nano bằng phương pháp hóa, tiếp đến hạt nano Pt sẽ được lai hóa lên vật liệu ô xít bằng phương pháp khử khô sử dụng các tác nhân khử là nhiệt độ hoặc plasma. Các phương pháp này hoàn toàn có thể thực hiện ở điều kiện Việt Nam mà không đòi hỏi các thiết bị hiện đại, và đắt tiền.

Sau một thời gian triển khai thực hiện, đề tài thu được một số kết quả như sau:

- Tổng hợp thành công các ô xít kim loại chuyển tiếp với cấu trúc đặc biệt tạo độ xốp lớn và diện tích bề mặt cao như NiO, WO3, SnO2. Các kết quả được công bố trên tạp chí: Vietnam Journal of Chemistry, 2019, 57, 784-791; Solar Energy 2020, 197, 546; Solar Energy, 2021, 214, 214.

 - Tổng hợp thành công các vật liệu lai hóa sử dụng các phương pháp thân thiện môi trường như nhiệt phân, công nghệ plasma: NiO/Pt, NiO/Cdot, WO3/Pt, PtSe/graphene, Ru/graphene, Ru/CNT, Pt/TiO2. Các kết quả được công bố trên tạp chí: Solar Energy 2020, 197, 546; Solar Energy, 2020 inpress; Journal of Electroanalytical Chemistry 2020, 857, 113769; Journal of Science: Advanced Materials and Devices 2020, 5, 184- 184.

- Khảo sát tính chất điện hóa của vật liệu lai hóa cho thấy khả năng xúc tác của vật liệu lai hóa là cao hơn vật liệu Pt truyền thống. Các kết quả được công bố trên tạp chí: Solar Energy 2020, 197, 546; Solar Energy, 2021, 214, 214; Journal of Electroanalytical Chemistry 2020, 857, 113769; Journal of Science: Advanced Materials and Devices 2020, 5, 184-184.

- Ứng dụng vật liệu lai hóa trong pin năng lượng mặt trời DSC cho hiệu suất cao hơn pin năng lượng mặt trời chế tạo bằng Pt. Các kết quả được công bố trên tạp chí: Solar Energy 2020, 197, 546; Solar Energy, 2021, 214, 214; Journal of Electroanalytical Chemistry 2020, 857, 113769; Journal of Science: Advanced Materials and Devices 2020, 5, 184- 184.

- Tổng hợp các vật liệu lai hóa khác như Ru/graphene, Ru/CNT, PtSe/graphene và ứng dụng là điện cực đối của pin năng lượng mặt trời DSC. Các kết quả được công bố trên tạp chí: Solar Energy, 2019, 191, 420-426; Synthetic Metals 2020, 260, 116299; Materials Today Energy 2020, 16, 100384; Journal of Sol-Gel Science and Technology, 2019, 91, 342-352.

 - Ngoài ứng dụng trong pin năng lượng mặt trời, đề tài còn mở rộng ứng dụng trong thiết bị tạo hơi nước dùng năng lượng mặt trời. Các kết quả được công bố trên tạp chí: Nano Energy, 2020, 68, 104324; Journal of Power Sources, 2020, 448, 227388; Science of The Total Environment 2021, 759, 143490.

Các kết quả của đề tài góp phần tạo ra vật liệu mới ứng dụng trong pin năng lượng mặt trời DSC với giá thành thấp nhằm thay thế vật liệu Pt truyền thống ngày càng cạn kiệt và giá thành cao. Ngoài ra, với những tính chất đặc biệt của vật liệu lai hóa, chúng có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác như sensor, ắc qui Li-ion, thiết bị thu hồi nước sạch, vân vân. Các công nghệ mới để tổng hợp vật liệu như công nghệ plasma khử khô được phát triển trong đề tài hứa hẹn sẽ được phát triển mạnh trong tương lai nhờ công nghệ đơn giản, thân thiện môi trường, thời gian khử gắn và không cần phải sử dụng bất kỳ hóa chất nào.

Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài (Mã số 18464/2020) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.

Theo vista.gov.vn

6. Nghiên cứu chế tạo vật liệu tích hợp đa chức năng UCNP@NMOF nanocomposite định hướng ứng dụng trong chẩn đoán và điều trị ung thư trúng đích

Nhằm xây dựng và làm chủ quy trình tích hợp các mẫu vật liệu UCNP@NMOF nanocomposite cấu trúc lõi-vỏ; xây dựng hệ phân phối thuốc điều trị ung thư hướng mục tiêu UCNP@NMOF-aptamer complexes; tiếp tục phát triển hệ vật liệu tích hợp đa chức năng Fe3O4@UCNP@NMOF nanocomposite có thể đồng thời ứng dụng để chụp ảnh phát quang chuyển đổi ngược, chụp ảnh cộng hưởng từ MIR, dẫn và nhả thuốc trúng đích có chỉ dẫn hình ảnh…, nhóm nghiên cứu Viện Khoa Học Vật Liệu, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam do TS. Lâm Thị Kiều Giang làm chủ nhiệm đã đề xuất thực hiện đề tài: “Nghiên cứu chế tạo vật liệu tích hợp đa chức năng UCNP@NMOF nanocomposite định hướng ứng dụng trong chẩn đoán và điều trị ung thư trúng đích”.

 

Sau một thời gian triển khai thực hiện, đề tài thu được một số kết quả sau:

1. Đã chế tạo thành công hệ vật liệu tích hợp đa chức năng UCNP@NMOF nanocomposite

Trong nội dung nghiên cứu này, đề tài đã chế tạo thành công nhiều loại vật liệu khung cơ kim kích thước nano và vật liệu nano có khả năng phát quang Up-conversion và Downconversion điển hình như: NaYF4:Er3+, Yb3+; NaYF4:Er3+, Yb3+@NaYF4; NaYF4:Er3+ , Yb3+@SiO2; Các loại vật liệu khung cơ kim MIL-88A; MIL-100; MIL-101_NH2; ZIF-8; ZrMOF; Zr-MOF:RE3+ (RE= Eu, Tb, /Er, Yb); Gd-MOF; Gd-MOF:RE3+; Y-MOF:RE3+ v.v. Trên cơ sở các hệ vật liệu khung cơ kim kích thước nano và vật liệu nano có khả năng phát quang Upconversion và Down-conversion, đề tài cũng đã chế tạo thành công hệ vật liệu tích hợp đa chức năng UCNP@NMOF nanocomposite điển hình như: NaYF4:Er3+, Yb3+@MIL-100; NaYF4:Er3+, Yb3+@ZIF-8; NaYF4:Tm3+, Yb3+@MIL-100; NaYF4:Tm3+, Yb3+@ZIF-8… NaGdF4:Er3+, Yb3+@MIL-100; NaGdF4:Er3+, Yb3+@ZIF-8; NaGdF4:Tm3+, Yb3+@MIL-100; NaGdF4:Tm3+ , Yb3+@ZIF-8; NaYF4:Er3+, Yb3+@Y-MOF; NaYF4:Er3+, Yb3+@Y-MOF:Eu3+, Tb3+; NaYF4:Er3+, Yb3+@Zr-MOF; NaYF4:Er3+, Yb3+@Zr-MOF:Eu3+, Tb3+ v.v... Tất cả các mẫu vật liệu đã chế tạo đều được nghiên cứu chi tiết bằng các thiết bị đo hiện đại như FESEM, TEM, HRTEM, EDX, X-ray, FTIR, BET, TGA, DTA, Hệ đo huỳnh quang phân giải cao, Hệ đo huỳnh quang phân giải thời gian…

Các kết quả đạt được đã chứng tỏ các mẫu vật liệu đã chế tạo kể trên đều là các hệ vật liệu mới, có ý nghĩa khoa học lớn, đã và đang thu hút được sự quan tâm chú ý của nhiều nhóm nghiên cứu trong và ngoài nước và có triển vọng ứng dụng trong các lĩnh vực quang y sinh, chụp ảnh sinh học; cảm biến…

2. Đã xây dựng quy trình chức năng hóa bề mặt và gắn kết hệ vật liệu UCNP@NMOF nanocomposite với các aptamer dẫn đường và các tác nhân điều trị ung thư

Trong nội dung nghiên cứu này, đề tài đã tiến hành tổng hợp tài liệu, xây dựng các quy trình chức năng hóa bề mặt các mẫu vật liệu UCNP@NMOF nanocomposite; quy trình gắn kết hệ vật liệu UCNP@NMOF nanocomposite với các aptamer dẫn đường đặc trưng cho các liệu pháp điều trị ung thư trúng đích và chế tạo thành công một số loại mẫu vật liệu như: NaYF4:Er3+, Yb3+@MIL-100/FA; NaYF4:Er3+, Yb3+@ZIF-8/FA; NaYF4:Er3+, Yb3+@SiO2@MIL-100/FA; NaYF4:Er3+, Yb3+@ZIF-8/PAA; NaYF4:Er3+, Yb3+@MIL-100/PAA; NaYF4:Er3+, Yb3+@ZIF8/FITC; NaYF4:Er3+, Yb3+@MIL-100/FITC; NaYF4:Er3+, Yb3+@MIL-100/DOX; NaYF4:Er3+, Yb3+@ NaYF4@MIL-100; NaYF4:Er3+, Yb3+@ NaYF4@ZIF-8; NaYF4:Er3+, Yb3+@MIL100/siRNA... Các mẫu vật liệu sau đó đã được tiếp tục tiến nghiên cứu ảnh hưởng của lớp vật liệu chức năng đến cấu trúc và tính chất quang của hệ vật liệu UCNP@NMOF nanocomposite.

Các kết quả nghiên cứu, chế tạo và triển vọng ứng dụng trong lĩnh vực quang y sinh, chụp ảnh tế bào, vận chuyển thuốc… đạt được trong nội dung này hoàn toàn cập nhật với tình hình nghiên cứu hiện nay ở trong nước và trên thế giới.

Một số kết quả đo sự phụ thuộc của cường độ phát xạ chuyển đổi ngược đến thời gian giải phóng thuốc đã chứng tỏ các mẫu NaYF4:Er3+, Yb3+@MIL-100; NaYF4:Er3+, Yb3+@ NaYF4@MIL-100; NaYF4:Er3+, Yb3+@ZIF-8; NaYF4:Er3+, Yb3+@NaYF4@ZIF-8... đều có khả năng nạp thuốc điều trị ung thư hướng đích doxorubicin hydrochloride (DOX) và camptothecin (CPT).

Một số kết quả đạt được đang được nhóm nghiên cứu tiếp tục khai thác để viết bài gửi đăng trên các tạp chí trong nước và quốc tế trong giai đoạn tới.

3. Đã xây dựng thành công quy trình chế tạo hệ vật liệu tích hợp đa chức năng Fe3O4@UCNP@NMOF nanocomposite nhằm ứng dụng trong chẩn đoán và điều trị ung thư đa trị trúng đích

Trong nội dung nghiên cứu này, đề tài cũng đã tiến hành tổng hợp tài liệu, xây dựng quy trình và chế tạo thành công nhiều mẫu vật liệu tích hợp đa chức năng Fe3O4@UCNP@NMOF nanocomposite điển hình như Fe3O4@NaYF4:Er3+, Yb3+@MIL-100; Fe3O4@NaYF4:Tm3+, Yb3+@MIL-100; Fe3O4@NaGdF4:Er3+, Yb3+@MIL-100; Fe3O4@NaYF4:Er3+, Yb3+@ZIF-8; Fe3O4@NaYF4:Tm3+, Yb3+@ZIF-8; Fe3O4@NaGdF4:Er3+, Yb3+@ZIF-8... Các mẫu vật liệu sau đó được tiếp tục sử dụng các thiết bị FESEM, TEM, HRTEM, EDX, X-ray, FTIR, BET, TGA, DTA, Hệ đo huỳnh quang phân giải cao, Hệ đo huỳnh quang phân giải thời gian… để nghiên cứu ảnh hưởng của lớp vật liệu vỏ (Fe3O4; MIL-100; ZIF-8) đến các quá trình động học phát quang của hệ vật liệu đã chế tạo.

Kết quả thu được cho thấy các mẫu vật liệu tích hợp đa chức năng Fe3O4@UCNP@NMOF nanocomposite đã chế tạo đều có khả năng phát quang mạnh trong vùng xanh lá cây, đỏ và hồng ngoại gần (cực đại ở 800 nm). Các giản đồ tọa độ màu CIE 1931 tính toán được tương ứng với các ảnh ghi được từ máy ảnh sau khi mẫu được kích thích bằng laser hồng ngoại bước sóng 976 nm một lần nữa khẳng định vùng phát quang từ xanh lá cây đến đỏ của các mẫu đã chế tạo, chứng tỏ mẫu có tiềm năng ứng dụng lớn trong các lĩnh vực chụp ảnh và dán nhãn sinh học.

Ngoài ra, các kết quả nghiên cứu cũng chứng tỏ sự có mặt của ô xit sắt từ (Fe3O4) trong các mẫu Fe3O4@UCNP@NMOF nanocomposite đã chế tạo cũng mở ra nhiềutriển vọng ứng dụng trong lĩnh vực điều trị ung thư đa trị trúng đích như: nhiệt trị liệu, tăng tương phản cho chụp ảnh cộng hưởng từ MRI, dẫn thuốc hướng đích, chụp ảnh và dán nhán sinh học, liệu pháp quang động (photodynamic therapy - PDT), cảm biến nhiệt độ… Các kết quả này cũng được nhiều nhóm nghiên cứu trên thế giới công bố trong những năm gần đây.

Một số kết quả điển hình đạt được trong nội dung này đang được nhóm nghiên cứu tiếp tục xử lý, hoàn thiện và viết bài công bố trên các tạp chí trong nước và quốc tế trong thời gian tới.

Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài (Mã số 18466/2020) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.

Theo vista.gov.vn

7. Nghiên cứu khả năng ứng dụng dầu sinh học làm dầu cách điện cho máy biến áp phân phối

Máy biến áp được xem là một trong những thiết bị quan trọng nhất trong hệ thống điện. Nếu máy biến áp bị sự cố, sự cung cấp điện sẽ lập tức bị gián đoạn dẫn đến sự thiệt hại nặng cho nền kinh tế. Hiện nay, hầu hết máy biến áp cấp phân phối và truyền tải đều được cách điện bằng dầu khoáng bởi vì sự tối ưu về kỹ thuật và kinh tế so với các chất lỏng cách điện khác.

 

Dầu máy biến áp có nguồn gốc từ dầu mỏ (dầu khoáng) được sử dụng làm dầu cách điện trong các máy biến áp điện lực từ rất lâu bởi vì đặc tính vật lý, hóa học và khả năng cách điện cao của nó cũng như giá thành thấp. Tuy nhiên, nhược điểm cố hữu của dầu máy biến áp là khả năng phân hủy thấp và gây ô nhiễm khi xảy ra sự cố làm rò rỉ dầu ra môi trường. Ngoài ra, nguồn dầu thô ngày càng cạn kiệt và có thể sẽ dẫn đến sự thiếu hụt nguồn cung trong tương lai gần. Do đó, việc thiết kế một loại chất cách điện mới có khả năng phân hủy hoàn toàn và thân thiện với môi trường để thay thế dầu khoáng là vấn đề thu hút sự quan tâm của các công ty điện lực, nhà sản xuất và nhà khoa học cũng như của chính phủ của nhiều quốc gia.

Trong thời gian gần đây, nhiều loại dầu sinh học có nguồn gốc thực vật đang được nghiên cứu và phát triển. Trong số đó Envirotemp FR3 có nguồn gốc từ dầu đậu nành và BIOTEMP được trích ly từ hạt hướng dương được chứng minh có thể thay thế dầu khoáng. Việt Nam có nguồn cung dồi dào các loại hạt và phế phẩm nông nghiệp có thể sản xuất dầu cách điện sinh học. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào về khả năng sử dụng dầu sinh học làm dầu cách điện ở nước ta. Như đã đề cập ở trên, dầu cách điện sinh học có hai đặc tính nổi bật là khả năng phân hủy hoàn toàn và rất thân thiện với môi trường. Vì vậy nhu cầu thay thế dầu cách điện khoáng bằng dầu cách điện sinh học trong các các máy biến áp phân phối ngày càng lớn. Ngoài ra, dầu cách điện sinh học được sản xuất từ nguồn thực vật được trồng trong tự nhiên nên hoàn toàn có thể chủ động nguồn cung và phát triển bền vững. Hiện nay với giá thành của dầu cách điện sinh học cao so với dầu cách điện khoáng là một rào cản trong việc áp dụng đại trà cho các máy biến áp phân phối.

Nhằm góp phần tìm ra một số nguồn nguyên liệu tiềm năng khác để sản xuất dầu cách điện sinh học bên cạnh nguồn nguyên liệu hạt đậu nành và hạt hướng dương, đa dạng hóa nguồn cung và gián tiếp hạ giá thành dầu cách điện sinh học, nhóm đề tài Trường Đại Học Cần Thơ do TS. Nguyễn Văn Dũng làm chủ nhiệm đã đề xuất thực hiện đề tài: “Nghiên cứu khả năng ứng dụng dầu sinh học làm dầu cách điện cho máy biến áp phân phối”. Việc nghiên cứu và phát triển dầu cách điện sinh học để thay thế dầu khoáng dùng trong các máy biến áp phân phối là rất cần thiết và phù hợp với định hướng phát triển bền vững của thế giới nói chung và nước ta nói riêng.

Sau một thời gian triển khai thực hiện, đề tài đưa ra một số kết luận như sau:

Các đặc tính lý, hóa điện của dầu gạo, dầu bắp và dầu phộng đã được nghiên cứu trong điều kiện lão hóa với các chất chống oxy hóa khác nhau. Tính ổn định oxy hóa của dầu gạo, dầu bắp và dầu phộng đã được cải thiện một cách hiệu quả bằng cách sử dụng TBHQ kết hợp với BHT hoặc NaugalubeÒ 750. Việc sử dụng TBHQ, BHT và NaugalubeÒ 750 đã làm giảm quá trình lão hóa của dầu thực vật. Với sự hiện diện của các chất chống oxy hóa này, hiệu suất của dầu thực vật đã được cải thiện và có thể so sánh với dầu khoáng.

Các đặc tính phóng điện đánh thủng giấy Kraft và bìa cách điện tẩm dầu gạo, dầu bắp và dầu phộng đã được nghiên cứu. Kết quả thí nghiệm cho thấy cả độ điện áp đánh thủng thể tích và bề mặt của các mẫu giấy Kraft và bìa cách điện có tẩm dầu thực vật đều cao như của các mẫu tẩm dầu khoáng. Sự lão hóa ảnh hưởng đáng kể đến cả độ bền điện thể tích và độ bền điện bề mặt của giấy Kraft và bìa cách điện. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng giảm dần khi tăng độ dày của giấy. Sau khi lão hóa, độ bền điện của các mẫu bìa cách điện tẩm dầu thực vật giảm đáng kể nhưng vẫn cao hơn so với các mẫu được tẩm dầu khoáng. Rõ ràng, về mặt phóng điện, hiệu suất của giấy Kraft và bìa cách điện ngâm trong dầu gạo, dầu bắp và dầu phộng thậm chí còn tốt hơn so với trường hợp ngâm các mẫu cách điện trong dầu khoáng. Các chất chống oxy hóa như TBHQ, BHT và NaugalubeÒ 750 đã làm giảm quá trình lão hóa của giấy Kraft cũng như của bìa cách điện một cách hiệu quả.

Như vậy kết quả nghiên cứu cho thấy triển vọng sử dụng dầu thực vật kết hợp với giấy/bìa cách điện để thay thế hệ thống giấy/dầu khoáng trong các máy biến áp phân phối.

Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài (Mã số 18467/2020) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.

Theo vista.gov.vn

8. Nghiên cứu thiết kế, chế tạo các thiết bị Cloud IoT đa năng ứng dụng trong công nghiệp

Internet vạn vật (IoT - Internet of Things) là mạng lưới thiết bị kết nối với nhau bằng internet. Các thiết bị này có thể đại diện cho mọi vật thể có trong thực tế như thiết bị sản xuất, phương tiện xe cộ, con người, động vật, đến các chi tiết nhỏ như khoá cửa, công tắc điện… Hiện nay, IoT đang là cơ sở để xây dựng Thành phố thông minh (Smart City), Lưới điện thông minh (Smart Grid), Tòa nhà thông minh (Smart Building), Ngôi nhà thông minh (Smart Home), Trang trại thông minh (Smart Farm)…

 

Theo báo cáo của giám đốc Bill Morelli ở tổ chức IHS Markit Ltd. đến năm 2019, IoT đem lại 40,6 tỉ USD từ các sản phẩm thiết bị kết nối vào hạ tầng Internet nhờ các ứng dụng. Đến năm 2025 thì tổng doanh số của các sản phẩm và giải pháp trong lĩnh vực IoT sẽ đạt được 11.110 tỉ USD. Như vậy, với ước tính sẽ có hơn 26 tỷ đối tượng kết nối IoT vào năm 2020 (theo Gartner), có thể phân loại các ứng dụng theo 9 miền trải khắp các lĩnh vực sản xuất - kinh tế - xã hội. Thị trường phân đoạn IoT có thể bao gồm bất kì, từ các công tắc IoT, các hệ thống chiếu sáng thông minh, cho đến các hệ thống cao cấp hơn mà đòi hỏi lý thuyết điều khiển chuyên biệt, nội dung đồ họa phong phú và nhiều tính năng hơn. Sự tăng trưởng chính trong IoT là thiết bị, linh kiện điện tử... được kết hợp sử dụng trong an ninh thương mại, điều khiển trung tâm, router hoặc điện thoại di động.

Tuy nhiên sự phát triển các hệ thống IoT đi kèm với những thách thức thiết kế khác nhau cần đổi mới trong các thiết bị, linh kiện bán dẫn IoT. Để mang lại hiệu quả hơn trong mảng thị trường này, điều quan trọng là phải hiểu hệ thống kiến trúc, điều kiện môi trường, nhu cầu kết nối và chức năng tổng thể cần cho ứng dụng hiệu quả.

Cuộc Cách mạng Công nghệ 4.0 (CMCN 4.0) hiện nay được xây dựng và phát triển trên nền tảng số hoá của CMCN 3.0 và ra đời thực tế ảo, các đối tượng thông minh và sự gắn kết giữa không gian thực và không gian số. CMCN 4.0 không chỉ là sự phát triển tiếp nối các thành tựu KH&CN của nhân loại, mà nó có tính cách mạng, có thể làm biến đổi sâu sắc toàn bộ hệ thống quản lý của một quốc gia, của thế giới, làm đảo lộn các phương thức truyền thống trong giao tiếp, mua bán, sinh hoạt…

Các thành tố cơ bản của CMCN 4.0 bao gồm Internet kết nối vạn vật IoT (Internet of Things); Điện toán đám mây (Cloud Computing); Trí tuệ nhân tạo AI (Artificial Intelligence); Máy in 3D (Printer 3D); Năng lượng tái tạo và Công nghệ sinh học. Trong Nội dung này, Đề tài thực hiện nghiên cứu tổng quan, tập trung vào khảo sát, phân tích, đánh giá các hệ thống IoT để đề xuất cấu hình và các yêu cầu cho hệ thống ứng dụng trong công nghiệp.

Xuất phát từ thực tiễn, Cơ quan chủ trì Phân Viện Nghiên cứu Điện tử, Tin học, Tự động hóa tại Tp. HCM cùng phối hợp với Chủ nhiệm đề tài TS. Trần Viết Thắng thực hiện “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo các thiết bị Cloud IoT đa năng ứng dụng trong công nghiệp” với mục tiêu nghiên cứu thiết kế, chế tạo một cụm IoT Cloud gồm Gateway và các node để ứng dụng thực tế.

Hiện nay, các giao thức bảo mật thường được tích hợp trên các trình duyệt web như Chrome, Firefox... hoặc trên các hệ điều hành cài đặt sẵn trên smart phone. Tuy nhiên mức độ bảo mật của chúng là thấp. Các thiết bị kết nối mạng nói chung đều được cài đặt Firmware. Tuy nhiên, chúng thường được phát hiện các lỗ hổng để bị xâm nhập.

Một số cách thức phổ biến mà tin tặc (hacker/hacker) thường sử dụng để xâm nhập hệ thống kết nối Internet như sau: Tấn công theo cách quét các cổng I / O vật lý; Tấn công qua cập nhật chương trình cơ sở; Tấn công qua giao diện JTAG; Tấn công gián tiếp (tấn công kênh bên).

Hai giải pháp chính để bảo mật thông tin ở cấp độ 3 là: 1) Sử dụng giải pháp bảo mật phổ biến là mã hoá thông tin trước khi truyền đi và giải mã thông tin sau khi nhận dữ liệu. 2) Cài đặt Firmware có cấp độ bảo mật cao cho các thiết bị kết nối mạng.

Đề tài sử dụng phần mềm lập trình và mô phỏng trên Octave MATLAB. Octave MATLAB cung cấp các khả năng cho giải pháp số của các bài toán tuyến tính và phi tuyến, cũng như để thực hiện các thí nghiệm số khác. Nó cũng cung cấp khả năng đồ họa mở rộng để trực quan hóa và thao tác dữ liệu. GNU Octave thường được sử dụng thông qua giao diện tương tác của nó (GUI), nhưng nó cũng có thể được sử dụng để viết các chương trình không tương tác và người dùng không phải cài đặt trước trên máy tính. Ngôn ngữ GNU Octave phần lớn tương thích với MATLAB để hầu hết các chương trình có thể dễ dàng chỉnh sửa, lưu trữ. Ngoài ra, các chức năng đã biết từ thư viện và từ 100 lệnh gọi (Command line) và chức năng hệ thống UNIX tiêu chuẩn được hỗ trợ. 100/100++ và mã Fortran có thể được gọi từ Octave bằng cách tạo tệp hoặc sử dụng tệp Hex tương thích MATLAB.

Nhóm thực hiện đề tài đã khảo sát một số chức năng cơ bản và có sử dụng một số cảm biến để thực nghiệm các chức năng của mạch đảm nhiệm vai trò Gateway và IoT node.

Đề tài đã hoàn thành 5 nội dung nghiên cứu chính, trong đó đã nghiên cứu khảo sát các cấu hính IoT Cloud trên thế giới, các giải pháp thiết kế cho sản phẩm đăng ký, giải pháp bảo mật và thực thi bảo mật trên IoT cloud được thiết kế, vỏ hộp cho sản phẩm in 3D.

Đề tài đã lựa chọn giải pháp thiết kế IoT Cloud và Node cảm biến đa chức năng trên cơ sở vi điều khiển STM32.

Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 18449/2021) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.

Theo vista.gov.vn

9. Nghiên cứu sản xuất đường trehalose từ tinh bột bằng công nghệ enzyme ứng dụng trong công nghiệp thực phẩm

Trehalose (α -D-glucopyranosyl α -D-glucopyranoside) là đường không khử được cấu tạo từ hai phân tử glucose liên kết với nhau theo liên kết α-1,1-glycosid. Treahlose có tính chất ổn định và là chất bảo vệ chống lại hiện tượng sốc nhiệt, biến tính protein trong quá trình sấy khô/làm lạnh, cung cấp giá trị dinh dưỡng, nâng cao chất lượng và độ ổn định của sản phẩm, đo đó trehalose được sử dụng nhiều và không có giới hạn trong thành phần phụ gia thực phẩm, dược phẩm...

 

Trong công nghệ sản xuất trehalose, phương pháp biến đổi sinh học bởi enzyme là phương pháp tiếp cận mới và được ưu tiên sử dụng hơn so với phương pháp chiết xuất từ sinh khối vi sinh vật hay thực vật. Một trong những enzyme dùng để sản xuất trehalose quy mô công nghiệp là hệ enzyme gồm maltooligosyl trehalose synthase (MTSase, EC 5.4.99.15) và maltooligosyl trehalose trehalohydrolase (MTHase, EC 3.2.1.141). MTSase xúc tác cho phản ứng thủy phân maltooligosaccharit thành maltooligosyl trehalose bằng chuyển đổi glycosyl hóa nội phân tử, sau đó MTHase thủy phân đặc hiệu maltooligosyl trehalose thành trehalose.

Hiện nay, hai enzyme MTSase và MTHase không xuất hiện trên thị trường dưới dạng thương mại, hai enzyme này được sản xuất độc quyền theo quy trình của Hayashibara sử dụng sản xuất đường trehalose công nghiệp tại Nhật Bản. Do vậy nghiên cứu sản xuất MTSase/MTHase là enzyme được sử dụng để sản xuất đường trehalose là nhu cầu cần thiết. Đặc biệt trên thị trường Việt Nam hiện nay trehalose chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài nên giá thành tương đối cao. Vì vậy, việc nghiên cứu sản xuất enzyme trehalase tái tổ hợp và ứng dụng cho sản xuất đường trehalose không chỉ có ý nghĩa khoa học mà còn có giá trị kinh tế xã hội.

Xuất phát từ thực tiễn trên, Cơ quan chủ trì Viện công nghệ thực phẩm cùng phối hợp với Chủ nhiệm đề tài PGS. TS. Lê Đức Mạnh thực hiện “Nghiên cứu sản xuất đường trehalose từ tinh bột bằng công nghệ enzyme ứng dụng trong công nghiệp thực phẩm” với mục tiêu: Xây dựng được quy trình công nghệ, mô hình thiết bị và sản xuất được đường trehalose từ tinh bột bằng enzyme tái tổ hợp (MTSase, MTHase) để thay thế sản phẩm ngoại nhập ứng dụng trong công nghiệp chế biến thực phẩm.

Tại Hoa Kỳ, trehalose chỉ được sử dụng trong các sản phẩm kháng thể đơn dòng Herceptin, Avastin, Ucentis và protein tái tổ hợp Advate với hàm lượng 20- 100mg/ml. Tại Nhật Bản, một số sản phẩm thương mại có chứa trehalose như Sawachion, Imidapril và Bio-Three HI, tuy nhiên so với các đường khác như sacharose hoặc mannitol việc sử dụng trehalose trong các sản phẩm dược phẩm thương mại bị hạn chế.

Một trong những dung dịch bảo quản mô ghép hiện nay được nghiên cứu, phát triển và ứng dụng thành công tại trường Đại học Kyoto là “dung dịch liên bào Kyoto chứa trehalose”. Trong đó, trehalose chiếm hàm lượng lớn trong dung dịch (41 mg/ml, đạt 50% khối lượng dung dịch), có vai trò làm ổn định màng tế bào, hạn chế các tế bào nội mô bị tổn thương do phù nề và do nhiệt độ không ổn định. Hiệu quả của trehalose trong việc cải thiện sự ổn định của các mô phổi do khả năng ổn định màng tế bào, do đó ngăn chặn tổn thương do thiếu máu cục bộ phổi và cần thiết để ké dài thời gian bảo quản ở nhiệt độ thấp.

Ngoài ra, các nghiên cứu trên động vật thấy rằng trehalose có tác dụng tích cực đối với các bệnh thoái hóa thần kinh như bệnh Alzheimer và bệnh Parkinson bởi sự ổn định protein, giảm đông tụ protein. Tuy nhiên, lại không thể quan sát được trên cơ thể người vì trehalose đã bị thủy phân thành hai phân tử glucose trong ruột non.

Sau thời gian nghiên cứu, đề tài đã thu được những kết quả như sau:

Đã nghiên cứu công nghệ tạo chủng tái tổ hợp sinh tổng hợp enzyme MTSase và MTHase.

- Tuyển chọn được 13 chủng trong tổng số 23 chủng vi khuẩn có khả năng sinh tổng hợp enzyme maltooligosyltrehalose trehalohydrolase và maltooligosyltrehalose synthase. Trình tự đoạn gene 16S rRNA có độ tương đồng hơn 99-100% tương ứng với các chủng Pseudomonas và Sulfobolus solfataricus đã đăng kí trên Genbank.

- Nhân dòng thành công 2 gene mth và mts mã hóa cho hai enzyme tương ứng MTHase và MTSase từ chủng Sulfobolus solfataricus. Việc giải trình tự gene mth gồm 1680 bp mã hóa cho 560 amino acid. Trình tự gene mth đã được đăng ký Genbank với mã số MN163002. Đồng thời thành công trong việc tạo dòng gen mã hóa cho enzyme MTSase. Việc giải trình tự gen cho thấy gene mts gồm 2169 bp mã hóa cho MTSase gồm 732 axit amin. Trình tự gene mts đã được đăng ký trên Genbank với mã số MN163003.

Xây dựng quy trình công nghệ và mô hình thiết bị sản xuất chế phẩm enzyme MTSase và MTHase tái tổ hợp quy mô 50 lít lên men/mẻ.

- Đã nghiên cứu điều kiện lên men tổng hợp enzyme tái tổ hợp trên thiết bị 10 lít: môi trường: 7 lít, tiếp giống 5%, tốc độ khuấy: 200 vòng/phút, tốc độ cấp khí: 0,5- 0,7lít khí/lít môi trường/phút, thời gian 32 giờ; Chủng B. subtilis WBpAMTS điều kiện pH 7,0, bổ sung acetoin 0,5% tại 9 giờ lên men; Chủng B. subtilis WBpAMTH: pH 7,5, bổ sung acetoin 0,5% tại 12 giờ lên men. Hoạt tính enzyme MTSase đạt 2910 U/ml MTHase đạt 2835 U/ml.

- Đã nghiên cứu điều kiện lên men tổng hợp enzyme tái tổ hợp trên thiết bị 50 lít/mẻ: môi trường 30 lít, tiếp giống 5%, tốc độ khuấy: 200 vòng/phút, tốc độ cấp khí: 0,5-0,7lít khí/lít môi trường/phút, thời gian 30 giờ. Chủng B. subtilis WBpAMTS pH 7,0, bổ sung acetoin 0,5% tại 8 giờ lên men; Chủng B. subtilis WBpAMTH: pH 7,5, bổ sung acetoin 0,5% tại 10 giờ lên men. Enzyme MTSase đạt 2815 U/ml, MTHase đạt 2803 U/ml.

Đã nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ và mô hình thiết bị sản xuất đường trehalose quy mô 500 kg nguyên liệu/mẻ.

- Đã nghiên cứu công nghệ sản xuất maltooligosaccharit: khảo sát nguồn nguyên liệu và xây dựng tiêu chuẩn nguyên liệu tinh bột sắn sử dụng cho công nghệ sản xuất trehalose từ maltooligosaccharit; điều kiện dịch hóa: tinh bột 30%; enzyme Ban480L 0,3 U/ml so với dịch tinh bột; pH = 6,5 nhiệt độ 70 độ C; thời gian 20 phút, DE dịch hóa đạt 12,5; điều kiện đường hóa: enzyme isoamylase 1,0 U/ml, dịch thủy phân 28ᵒBx, pH 6,5 nhiệt độ 50ᵒC và thời gian 2,5 giờ, DE đường hóa đạt 14,0.

- Đã nghiên cứu công nghệ sản xuất đường trehalose từ maltooligosaccharit: nồng độ dịch cơ chất: 28o Bx; nồng độ enzyme MTSase/MTHase: 20 U/ml; pH = 6,5, nhiệt độ: 55 độ C; bổ sung enzyme CGTase 0,4 U/ml dịch cơ chất sau 8 giờ phản ứng; kết thúc quá trình sau 16 giờ, hàm lượng trehalose đạt 86,2% so với đường tổng.

Ứng dụng sản phẩm trehalose vào sản phẩm sữa chua tại Công ty Cổ phần Sữa Ba Vì.

Đã nghiên bổ sung trehalose để nâng cao chất lượng và độ ổn định của sản phẩm sữa chua: thành phần gồm: đường trehalose 6,0 %; đường kính 4,0 %; sữa bột gầy 10,0 %; sữa tươi; chế phẩm vi khuẩn khởi động 0,03%, điều kiện lên men 42-43 độ C, thời gian 9 giờ, đường trehalose sau quá trình lên men hàm lượng >5,0 %;

- Đã tổ chức sản xuất được 1000 hộp sữa chua có bổ sung trehalose tại Công ty CP Sữa Ba Vì: hàm lượng trehalose sau lên men đạt >5,0%, chỉ tiêu chất lượng đạt TCVN 7030:2016.

Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 18451/2021) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.

Theo vista.gov.vn

10. Tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường vùng trung du và miền núi phía Bắc

Trong kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2017-2020, vùng trung du và miền núi Bắc Bộ được định hướng cơ cấu: “Tập trung phát triển các cây công nghiệp có lợi thế (chè, cây ăn quả, cây dược liệu), lúa chất lượng cao, lúa bản địa có giá trị kinh tế cao. Phát triển mạnh chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò, dê, ngựa), phục tráng giống và phát triển các loại vật nuôi đặc sản, bản địa cung cấp cho thị trường trong nước; hình thành các vùng chăn nuôi an toàn, áp dụng kỹ thuật tiên tiến, công nghệ cao. Bảo vệ chặt chẽ rừng tự nhiên, phát triển mạnh rừng sản xuất và các lâm sản ngoài gỗ, xây dựng vùng gỗ nguyên liệu lớn nhất cả nước. Phát triển nuôi thủy sản ở các hồ thủy lợi, thủy điện và trên các vùng nước ven sông, suối gắn với bảo tồn và phát triển nguồn lợi quý hiếm; đồng thời, khai thác lợi thế để phát triển các loại thủy sản nước lạnh, giá trị cao (cá hồi, cá tầm...); Phát triển các hệ thống thủy lợi vừa và nhỏ, các phương pháp tưới tiên tiến, phù hợp địa hình của vùng, cung cấp nước cho các vùng khan hiếm nước, vùng đất dốc; thực hiện các giải pháp hiệu quả cho công tác dự báo, cảnh báo và ứng phó với thiên tai (bão, lũ, sạt lở,...)”.

 

Tuy nhiên, trong quá trình tái cơ cấu nông nghiệp, các địa phương trong vùng chưa thực sự quan tâm đến vấn đề môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm thực hiện mục tiêu thứ ba trong đề án Tái cơ cấu nông nghiệp (TCCNN) đã đặt ra. Các phương pháp triển khai kế hoạch TCCNN của các địa phương có những nơi còn chưa thực sự phù hợp với đặc điểm tự nhiên, văn hoá sản xuất của người dân, vẫn còn nảy sinh các vấn đề môi trường nông nghiệp, nông thôn.

Xuất phát từ thực tiễn trên, Cơ quan chủ trì Viện Địa lý Nhân văn cùng phối hợp với Chủ nhiệm đề tài TS. Phạm Thị Trầm thực hiện với mục tiêu “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường vùng trung du và miền núi phía Bắc” với mục tiêu: Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về tái cơ cấu nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường vùng trung du và miền núi phía Bắc, đề tài đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường của vùng nghiên cứu.

Tái cơ cấu nông nghiệp là một trong những nhiệm vụ chiến lược, quan trọng hàng đầu của các quốc gia trong phát triển bền vững kinh tế - xã hội, đặc biệt là với các quốc gia đang phát triển - nơi nông nghiệp là lợi thế và là ngành kinh tế thế mạnh. Tuy nhiên, về mặt lý luận lại có nhiều quan điểm và cách hiểu khác nhau về tái cơ cấu nông nghiệp, song có thể hiểu “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp là việc thay đổi chiến lược, mục tiêu, cách thức tổ chức và hoạt động trong chuỗi giá trị ngành nông nghiệp (chủ thể sản xuất, hình thức sản xuất, phương thức quản lý, cách phân phối và tiêu thụ sản phẩm) nhằm: khai thác, tận dụng tối đa lợi thế so sánh để tạo ra hiệu quả kinh tế (nâng cao năng suất, giá trị sản phẩm, tạo ra được các nông sản có chất lượng, giá trị cao, phù hợp với nhu cầu của thị trường); tạo ra năng lực cạnh tranh và đảm bảo sự phát triển bền vững ngành nông nghiệp (phát triển hài hòa các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường)”.

Trong quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp cần chú ý đến các vấn đề sau về vai trò của các chủ thể trong sản xuất nông nghiệp, sắp xếp lại và lựa chọn các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy quá trình chuyển dịch các nguồn lực theo hướng tích tụ tăng quy mô sản xuất, quản lý tốt vấn đề môi trường trong sản xuất nông nghiệp.

Trong bối cảnh mới của nền nông nghiệp hiện đại, tái cơ cấu nông nghiệp có vai trò cung cấp lương thực, thực phẩm, bảo đảm chủng loại, chất lượng sản phẩm và khối lượng; tăng thu nhập cho nông dân, bảo vệ cư dân nông thôn khỏi các rủi ro, bất ổn; đưa ngành nông nghiệp trở thành một ngành kinh tế có hiệu quả cao, thu nhập lớn và khả năng xuất khẩu mạnh; là thị trường ổn định có quy mô lớn cho công nghiệp, dịch vụ; biến nông nghiệp thành tấm đệm cho nền kinh tế và hộ gia đình trước các cú sốc về mặt kinh tế - xã hội. Tái cơ cấu nông nghiệp còn phải thể hiện được vai trò dịch vụ môi trường như: giảm thải cacbon, trồng rừng, tái tạo nguồn nước, tái tạo và bảo vệ nguồn đa dạng sinh học, phòng, chống thiên tai, chống xói mòn, bảo vệ cảnh quan, phát triển du lịch sinh thái, cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường…

Sau thời gian nghiên cứu, đề tài đã thu được những kết quả như sau:

TCCNN là việc thay đổi chiến lược, mục tiêu, cách thức tổ chức và hoạt động trong chuỗi giá trị ngành nông nghiệp nhằm khai thác, tận dụng tối đa lợi thế so sánh để tạo ra hiệu quả kinh tế (nâng cao năng suất, giá trị sản phẩm, tạo ra được các nông sản có chất lượng, giá trị cao, phù hợp với nhu cầu của thị trường); tạo ra năng lực cạnh tranh và đảm bảo sự phát triển bền vững ngành nông nghiệp (phát triển hài hòa các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường).

Nội dung thực hiện TCCNN gắn với BVMT bao gồm việc nhận thức và hiểu rõ tầm quan trọng của tự nhiên cũng như tài nguyên thiên nhiên đối với sự sống và sự phát triển bền vững nông nghiệp; giữ gìn, phòng ngừa và hạn chế các tác động của hoạt động sản xuất nông nghiệp đến các thành phần môi trường; và khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục hồi môi trường trong quá trình tái cơ cấu nông nghiệp.

Trong giai đoạn triển khai thực hiện đề án, vùng trung du miền núi phía Bắc đã đạt được các kết quả tích cực, chuyển biến theo hướng tăng tỷ trọng ngành và giá trị tăng cao. Trong lĩnh vực trồng trọt, cơ cấu cây trồng được chuyển dịch, phát triển theo hướng hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn. Phương thức chăn nuôi chuyển mạnh từ nhỏ lẻ, tự phát sang công nghiệp, bán công nghiệp quy mô lớn; chăn nuôi nông hộ an toàn dịch bệnh và bền vững. tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành thủy sản của vùng tăng cao nhất so với các vùng khác trên cả nước. Công tác bảo vệ, phát triển rừng có nhiều chuyển biến tích cực; chất lượng, giá trị rừng trồng được cải thiện, đứng thứ 2 cả nước về độ che phủ rừng. Mở rộng được thị trường tiêu thụ sản phẩm với chất lượng và loại hình nông sản ngày càng tăng cao, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong nước và một số thị trường quốc tế. Một số sản phẩm đặc sản địa phương đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lý như: cam Cao Phong (Hòa Bình), xoài Yên Châu (Sơn La), gạo tám Mường Thanh (Điện Biên), nếp Tú Lệ, Nàng Hương (Yên Bái), gạo Séng cù (Lào Cai) giúp truy xuất nguồn gốc, tăng khả năng cạnh tranh, tăng thu nhập cho nông dân.

Trên cơ sở phân tích thực trạng, bối cảnh tác động trong và ngoài nước đối với quá trình TCCNN của vùng, đề tài đã đưa ra quan điểm TCCNN gắn với BVMT, đồng thời đề xuất các định hướng không gian ưu tiên phát triển nông-lâm-thuỷ hải sản theo các nội dung TCCNN gắn với BVMT. Các giải pháp thực hiện TCCNN gắn với BVMT được đề xuất gồm 5 nhóm: nhóm giải pháp nâng cao về nhận thức, nhóm giải pháp về chính sách, nhóm giải pháp về quy hoạch, nhóm giải pháp về ứng dụng khoa học công nghệ và nhóm giải pháp về tổ chức sản xuất. Nội dung đề xuất các nhóm giải pháp tập trung vào việc nâng thúc đẩy quá trình TCCNN gắn với BVMT, phù hợp với đặc điểm sinh thái, đặc điểm xã hội, nhân văn và phù hợp chức năng môi trường của vùng.

Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 18457/2021) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.

Theo vista.gov.vn

  • slideshow_large
  • slideshow_large
  • slideshow_large
  • slideshow_large
  • slideshow_large
Truy cập hôm nay : 17
Truy cập trong 7 ngày :38
Tổng lượt truy cập : 6,406