Banner Ngày 26/4/2024
Thông báo về kết quả trúng tuyển kỳ tuyển dụng viên chức của Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ tỉnh Sóc Trăng năm 2023. ( 04/03/2024 )

Nghị định 126/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, hoạt động khoa học và công nghệ; Thông tư 35/2021/TT-BTC Quy định cơ chế quản lý tài chính thực hiện Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đọan 2021 - 2030;Nghị định 13/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định quy định thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Luật Đo lường; Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 07/2018/TT-BKHCN và Thông tư 08/2019/TT-BKHCN; Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 142/2020/NĐ-CP

1. Nghị định 126/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, hoạt động khoa học và công nghệ

Ngày 30/12/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định 126/2021/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ; năng lượng nguyên tử (viết tắt là Nghị định 126).

Nghị định 126 gồm 7 điều, sửa đối, bổ sung một số Nghị định như sau:

- Điều 1: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày 29/8/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp;

- Điều 2: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 119/2017/NĐ-CP ngày 01/11/2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

- Điều 3: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ;

- Điều 4: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 107/2013/NĐ-CP ngày 20/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.

Nghị định 126 cònbãi bỏ một số quy định tại Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, Nghị định số 119/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Nghị định số 107/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2022. Đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ; năng lượng nguyên tử xảy ra trước ngày Nghị định này có hiệu lực, sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết mà Nghị định này không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn thì áp dụng các quy định tại Nghị định này; Đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã được ban hành hoặc đã được thi hành xong trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính còn khiếu nại thì áp dụng quy định của Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, Nghị định số 119/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa, Nghị định số 51/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ, Nghị định số 107/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.

Toàn văn Nghị định xem tại:

https://vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-toanvan.aspx?ItemID=154199&Keyword=Ngh%E1%BB%8B%20%C4%91%E1%BB%8Bnh%20s%E1%BB%91%20126/2021/N%C4%90-CP

2. Thông tư số 35/2021/TT-BTC Quy định cơ chế quản lý tài chính thực hiện Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đọan 2021 - 2030

Ngày 19/5/2021, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 35/2021/TT-BTC về việc quy định cơ chế quản lý tài chính thực hiện Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021-2030 (viết tắt là Thông tư 35).

Thông tư 35 quy định Nội dung và mức chi: để thực hiện công tác thông tin, truyền thông về năng suất chất lượng; đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động nâng cao năng suất chất lượng; tăng cường năng lực hoạt động tiêu chuẩn hóa và đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; phục vụ công tác quản lý, hoạt động chung của Chương trình 1322 tại trung ương và địa phương.

Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan trung ương và địa phương tổ chức các hoạt động đào tạo về năng suất chất lượng theo quy định tại Quyết định số 1322/QĐ-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình 1322. Nội dung và mức chi đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động nâng cao năng suất chất lượng thực hiện theo các quy định sau:

1. Xây dựng, ban hành tiêu chí, tiêu chuẩn chuyên gia năng suất: Thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN ngày 22 tháng 4 năm 2015 của Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước (sau đây gọi là Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN).

2. Biên soạn tài liệu phục vụ công tác đào tạo, tập huấn về nâng cao năng suất chất lượng: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 76/2018/TT-BTC ngày 17 tháng 8 năm 2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn nội dung, mức chi xây dựng chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình môn học đối với giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp.

3. Chi tổ chức các khóa đào tạo:

+ Tổ chức các khóa đào tạo trong nước đối với chuyên gia năng suất chất lượng, giảng viên năng suất chất lượng, cán bộ lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp và người lao động kiến thức, kỹ năng về năng suất chất lượng; mở rộng đào tạo kiến thức về năng suất chất lượng trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 36/2018/TT-BTC ngày 30 tháng 3 năm 2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;

+ Tổ chức các khóa đào tạo tại nước ngoài cho các chuyên gia năng suất chất lượng đạt trình độ khu vực và quốc tế: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 88/2017/TT-BTC ngày 22 tháng 8 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định cơ chế tài chính thực hiện Đề án đào tạo, bồi dưỡng nhân lực khoa học và công nghệ ở trong nước và nước ngoài bằng ngân sách nhà nước.

4. Thuê chuyên gia, giảng viên trong nước và nước ngoài tham gia các khóa đào tạo chuyên gia năng suất chất lượng đạt tiêu chuẩn quy định:

+ Yêu cầu về trình độ, năng lực của chuyên gia thực hiện theo quy định Bộ Khoa học và Công nghệ;

+ Đơn vị được giao nhiệm vụ tổ chức các chương trình đào tạo căn cứ nội dung yêu cầu công việc thuê chuyên gia thực hiện thương thảo mức tiền thuê chuyên gia, thuyết minh rõ kết quả của việc thuê chuyên gia, tiêu chí đánh giá kết quả thuê chuyên gia để trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt về số lượng và mức kinh phí thuê chuyên gia theo hợp đồng khoán việc.

Căn cứ mức tiền thuê chuyên gia quy định tại Thông tư số 02/2015/TT-BLĐTBXH ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định mức lương đối với chuyên gia tư vấn trong nước làm cơ sở dự toán gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn áp dụng hình thức hợp đồng theo thời gian sử dụng vốn nhà nước, Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền phê duyệt chương trình đào tạo quyết định mức chi trả cụ thể cho chuyên gia trong phạm vi dự toán được phê duyệt.

Thông tư 35  còn quy định chi tiết Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng, công cụ hỗ trợ cho sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh; tham gia các chương trình đào tạo của quốc tế; Lập dự toán ngân sách nhà nước, chấp hành ngân sách nhà nước và quyết toán ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình 1322.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 5 tháng 7 năm 2021.

Toàn văn Thông tư xem tại:

https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Thong-tu-35-2021-TT-BTC-ho-tro-doanh-nghiep-nang-cao-nang-suat-va-chat-luong-san-pham-475248.aspx

3. Nghị định 13/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định quy định thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Luật Đo lường

Ngày 21/01/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định 13/2022/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008, Nghị định 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Nghị định 86/2012/NĐ-CP ngày 19/10/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Đo lường.

Đối với Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa: Sửa đổi, bổ sung quy định với nguyên liệu, vật tư, hàng mẫu để gia công cho nước ngoài, để sản xuất hàng xuất khẩu; nguyên liệu để sản xuất hàng hóa tiêu thụ nội địa, lưu thông trên thị trường trong trường hợp hàng hóa đã được quản lý chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng (trừ nguyên liệu nhập khẩu để sử dụng sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản và phụ tùng, linh kiện, tổng thành, hệ thống của phương tiện giao thông thuộc sản phẩm, hàng hóa nhóm 2)”; Các loại hàng hóa khác không nhằm mục đích kinh doanh (loại hình phi mậu dịch) theo quyết định của Bộ trưởng bộ quản lý ngành, lĩnh vực”.

Trong quy định quản lý nhà nước về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa tại Nghị định số 74/2018/NĐ-CP, Nghị định 13/2022/NĐ-CP quy định rõ, bổ sung Điều 19đ như sau: Bộ Khoa học và Công nghệ giúp Chính phủ quản lý nhà nước về hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa; hướng dẫn nâng cao năng lực kỹ thuật cho hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa và hỗ trợ phát triển sản phẩm, hàng hóa chủ lực, phát triển kinh tế-xã hội của các bộ quản lý ngành, lĩnh vực và địa phương; quy định hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa bảo đảm kết nối, chia sẻ dữ liệu; quản lý sử dụng mã truy vết sản phẩm, mã truy vết địa điểm và vật mang dữ liệu; quản lý tổ chức triển khai, thực hiện truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm, hàng hóa trong phạm vi, lĩnh vực được phân công quản lý.

Các bộ quản lý ngành, lĩnh vực chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý tổ chức triển khai thực hiện truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm, hàng hóa trong phạm vi, lĩnh vực được phân công quản lý. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với các bộ quản lý ngành, lĩnh vực tổ chức triển khai thực hiện hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa tại địa phương. Căn cứ nhu cầu quản lý, các bộ quản lý ngành, lĩnh vực xác định sản phẩm, hàng hóa phải thực hiện truy xuất nguồn gốc và công bố công khai trên Cổng thông tin điện tử của bộ quản lý ngành, lĩnh vực”.

Ngoài ra, Nghị định 13/2022/NĐ-CP cũng quy định về việc bãi bỏ khoản 2 Điều 17 Nghị định số 86/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đo lường.

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 3 năm 2022.

 Toàn văn Nghị định xem tại:

https://vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-van-ban-goc.aspx?ItemID=152699

4. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 07/2018/TT-BKHCN và Thông tư 08/2019/TT-BKHCN

Ngày 16/02/2022, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư 01/2022/TT-BKHCN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 07/2018/TT-BKHCN ngày 06/6/2018 và Thông tư 08/2019/TT-BKHCN ngày 25/9/2019 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ(viết tắt là Thông tư 01).

Thông tư 01sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 4 Thông tư số 07/2018/TT-BKHCN ngày 06 tháng 6 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Sửa đổi 1:2018 QCVN 9:2012/BKHCN Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tương thích điện từ đối với thiết bị điện và điện tử gia dụng và các mục đích tương tự như sau:

Thiết bị điện và điện tử đã được sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu trước thời điểm tương ứng quy định tại Điều 2 Thông tư này được tiếp tục lưu thông trên thị trường nhưng không quá 06 tháng (sáu tháng) kể từ thời điểm quy định tại Điều 2 Thông tư này.

Lò vi sóng (kể cả loại kết hợp), bếp điện (bao gồm bếp điện từ) đã được sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu trước ngày 01 tháng 7 năm 2021 được tiếp tục lưu thông trên thị trường nhưng không quá 18 tháng (mười tám tháng)”.

Thông tư 01 còn Sửa đổi, bổ sung Điều 3 và khoản 2 Điều 4 Thông tư số 08/2019/TT-BKHCN ngày 25 tháng 9 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành QCVN 19:2019/BKHCN Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm chiếu sáng bằng công nghệ LED

Sửa đổi, bổ sung Điều 3 như sau:

“Điều 3. Điều khoản chuyển tiếp

1. Các sản phẩm quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo QCVN 19:2019/BKHCN được sản xuất, nhập khẩu trước lộ trình quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này tiếp tục được lưu thông trên thị trường đến hết ngày 01 tháng 6 năm 2022.

2. Các sản phẩm quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo QCVN 19:2019/BKHCN được sản xuất, nhập khẩu trước lộ trình quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này tiếp tục được lưu thông trên thị trường đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2023.”.

Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 4 như sau:

“2. Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2023, các sản phẩm quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo QCVN 19:2019/BKHCN phải đáp ứng tất cả các yêu cầu quy định tại Mục 2 (Yêu cầu kỹ thuật) của QCVN 19:2019/BKHCN trước khi lưu thông trên thị trường.”.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2022. Các quy định sửa đổi, bổ sung về thiết bị điện, điện tử quy định tại Điều 1 và sản phẩm chiếu sáng bằng công nghệ LED quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư này được áp dụng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.

 Toàn văn Thông tư xem tại:

https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Thong-tu-01-2022-TT-BKHCN-sua-doi-Thong-tu-07-2018-TT-BKHCN-va-08-2019-TT-BKHCN-504827.aspx

5. Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 142/2020/NĐ-CP

Ngày 25/02/2022, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư 02/2022/TT-BKHCN về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 142/2020/NĐ-CP ngày 09/12/2020 của Chính phủ quy định về việc tiến hành công việc bức xạ và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử (Viết tắt là Thông tư 02).

Thông tư 02 quy định chi tiết thẩm quyền cấp Giấy phép, Giấy đăng ký, Chứng chỉ nhân viên bức xạ, Chứng chỉ hành nghề như sau:

Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy phép đối với các công việc sau: Vận hành thiết bị chiếu xạ để khử trùng, tạo đột biến và xử lý vật liệu (sử dụng trong công nghiệp); Sản xuất, chế biến chất phóng xạ; Vận chuyển quá cảnh vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân; Đóng gói, vận chuyển vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân; Nhập khẩu vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân và thiết bị hạt nhân; Xuất khẩu vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân và thiết bị hạt nhân.

Cục An toàn bức xạ và hạt nhân cấp Giấy phép, Giấy đăng ký, Chứng chỉ nhân viên bức xạ, Chứng chỉ hành nghề, trừ các trường hợp quy định tại các khoản 1, khoản 3 và khoản 4 Điều này.

Cục Năng lượng nguyên tử cấp Giấy đăng ký và Chứng chỉ hành nghề đối với các dịch vụ sau: Tư vấn công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, bao gồm: Tư vấn công nghệ bức xạ, tư vấn công nghệ hạt nhân cho tổ chức, cá nhân tiến hành các hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử; Đánh giá công nghệ bức xạ, công nghệ hạt nhân; giám định công nghệ bức xạ, công nghệ hạt nhân; Đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ đối với cá nhân thực hiện các dịch vụ quy định tại điểm a và điểm b khoản này.

Cơ quan chuyên môn về khoa học và công nghệ thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) cấp Giấy phép cho tổ chức, cá nhân sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế và Chứng chỉ nhân viên bức xạ cho người phụ trách an toàn tại cơ sở X-quang chẩn đoán trong y tế hoạt động trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là tỉnh) theo quy định tại Thông tư số 01/2021/TT-BKHCN ngày 01 tháng 3 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn về khoa học và công nghệ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.

Thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế được lắp đặt, sử dụng tại tỉnh nào thì cơ quan chuyên môn về khoa học và công nghệ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh của tỉnh đó cấp Giấy phép. Thiết bị X-quang di động được sử dụng tại các tỉnh khác nhau thì thẩm quyền cấp Giấy phép của cơ quan chuyên môn về khoa học và công nghệ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký hoạt động.

Cơ quan cấp Giấy phép, Giấy đăng ký, Chứng chỉ nhân viên bức xạ, Chứng chỉ hành nghề có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, gia hạn, cấp lại theo quy định tại Nghị định số 142/2020/NĐ-CP.

Ngoài ra,Thông tư còn quy định chi tiết về Lập hồ sơ và thẩm định hồ sơ; Sửa đổi, bổ sung Giấy phép.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 4 năm 2022. Thông tư số 08/2010/TT-BKHCN ngày 22 tháng 7 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về việc khai báo, cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ và cấp Chứng chỉ nhân viên bức xạ và Thông tư số 06/2016/TT-BKHCN ngày 22 tháng 4 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về việc cấp Giấy đăng ký và cấp Chứng chỉ hành nghề đối với một số hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.

Toàn văn Thông tư xem tại:

https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Thong-tu-02-2022-TT-BKHCN-huong-dan-Nghi-dinh-142-2020-ND-CP-505021.aspx 

  • slideshow_large
  • slideshow_large
  • slideshow_large
  • slideshow_large
  • slideshow_large
Truy cập hôm nay : 13
Truy cập trong 7 ngày :57
Tổng lượt truy cập : 6,382