06/12/2022 Lượt xem: 181
Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cấp mã số mã vạch; Quy định về giám định tư pháp trong hoạt động khoa học và công nghệ; Quy địnhĐịnh mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ sự nghiệp công liên quan đến đo lường; Hướng dẫn sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp; Định mức kinh tế - kỹ thuật các dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực thông tin, thống kê, thư viện KH&CN 1. Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cấp mã số mã vạch Thông tư 232/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cấp mã số mã vạch đã được Bộ Tài chính ban hành ngày 11/11/2016. Thông tư quy định, tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam nộp hồ sơ đăng ký sử dụng mã số mã vạch, duy trì sử dụng mã số mã vạch hoặc nộp hồ sơ đề nghị xác nhận sử dụng mã số mã vạch nước ngoài phải nộp phí cấp mã số mã vạch. Thông tư quy định mức thu phí như sau: * Mức thu phí cấp và hướng dẫn sử dụng mã số mã vạch:
* Mức thu phí đăng ký (xác nhận) sử dụng mã số mã vạch nước ngoài:
* Mức thu phí duy trì sử dụng mã số mã vạch hàng năm (niên phí):
Khi nhận được Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm nộp phí duy trì sử dụng mã số mã vạch cho năm đầu tiên theo quy định tại khoản 3 Điều 4 của Thông tư (năm được cấp mã số mã vạch); các năm tiếp theo, thời hạn nộp phí chậm nhất là ngày 30 tháng 6 hàng năm. Thông tư còn quy định chi tiết việc kê khai, nộp phí, quản lý và sử dụng phí. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 và thay thế Thông tư số 88/2002/TT-BTC ngày 02 tháng 10 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp, quản lý sử dụng phí cấp mã số mã vạch và Thông tư số 36/2007/TT-BTC ngày 11 tháng 4 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 88/2002/TT-BTC ngày 02 tháng 10 năm 2002. Toàn văn Thông tư xem tại: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thue-Phi-Le-Phi/Thong-tu-232-2016-TT-BTC-muc-che-do-thu-nop-quan-ly-su-dung-phi-cap-ma-so-ma-vach-322502.aspx 2. Quy định về giám định tư pháp trong hoạt động khoa học và công nghệ Ngày 20/4/2022, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư 03/2022/TT-BKHCN quy định về giám định tư pháp trong hoạt động khoa học và công nghệ. Thông tư này quy định về giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc, thực hiện giám định tư pháp trong hoạt động khoa học và công nghệ. Thông tư áp dụng đối với đơn vị trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, cơ quan chuyên môn về khoa học và công nghệ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan. Giám định tư pháp trong hoạt động khoa học và công nghệ được quy định tại Thông tư này bao gồm giám định tư pháp thuộc các lĩnh vực: tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa (sau đây gọi tắt là tiêu chuẩn đo lường chất lượng); công nghệ, thiết bị, máy móc; sở hữu công nghiệp; năng lượng nguyên tử. Thông tư quy định về: Tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong hoạt động khoa học và công nghệ; Tiêu chuẩn lựa chọn người giám định tư pháp theo vụ việc trong hoạt động khoa học và công nghệ; Tiêu chuẩn lựa chọn tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc trong hoạt động khoa học và công nghệ; Công nhận và đăng tải danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc; Điều chỉnh danh sách, hủy bỏ công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc;Bổ nhiệm, miễn nhiệm, đăng tải danh sách giám định viên tư pháp trong hoạt động khoa học và công nghệ. Thông tư còn quy định chi tiết về: Cử tổ chức, cá nhân tham gia giám định tư pháp trong hoạt động khoa học và công nghệ; Quy trình giám định tư pháp; Thành lập Hội đồng giám định tư pháp trong hoạt động khoa học và công nghệ; Căn cứ thực hiện giám định tư pháp, chi phí và chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp trong hoạt động khoa học và công nghệ; Thực hiện giám định tư pháp trong hoạt động khoa học và công nghệ; Thời hạn giám định; Kết luận giám định tư pháp; Hồ sơ giám định tư pháp. Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này. Thủ trưởng đơn vị liên quan trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thủ trưởng cơ quan chuyên môn về khoa học và công nghệ và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 6 năm 2022 và thay thế Thông tư số 35/2014/TT-BKHCN ngày 11/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về giám định tư pháp trong hoạt động khoa học và công nghệ. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật được viện dẫn trong Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng các văn bản quy phạm pháp luật mới thì áp dụng theo các văn bản quy phạm pháp luật mới. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Khoa học và Công nghệ để xem xét, giải quyết. Toàn văn Thông tư xem tại: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thu-tuc-To-tung/Thong-tu-03-2022-TT-BKHCN-giam-dinh-tu-phap-trong-hoat-dong-khoa-hoc-512815.aspx 3. Quy định Định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ sự nghiệp công liên quan đến đo lường Ngày 31/5/2022, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư 04/2022/TT-BKHCN về việc quy định Định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước về duy trì, bảo quản và sử dụng hệ thống chuẩn đo lường quốc gia; xây dựng quy trình kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường. Thông tư này quy định 31 (ba mươi mốt) định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước về duy trì, bảo quản và sử dụng hệ thống chuẩn đo lường quốc gia; xây dựng quy trình kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường. Định mức kinh tế - kỹ thuật bao gồm các định mức thành phần sau: Định mức lao động (bằng tổng định mức lao động trực tiếp và định mức lao động gián tiếp (quản lý, phục vụ) - quy định theo tỷ lệ phần trăm của định mức lao động trực tiếp); định mức máy móc, thiết bị; định mức vật tư. Định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước về duy trì, bảo quản và sử dụng hệ thống chuẩn đo lường quốc gia; xây dựng quy trình kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường là mức tối đa các chi phí, tiêu hao các yếu tố về lao động, thiết bị và vật tư để hoàn thành một đơn vị sản phẩm hoặc một khối lượng công việc đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền quy định. Định mức kinh tế - kỹ thuật là định mức hao phí cần thiết về lao động, máy móc thiết bị, vật tư để hoàn thành một đơn vị sản phẩm hoặc một khối lượng công việc nhất định theo quy trình duy trì, bảo quản và sử dụng hệ thống chuẩn đo lường quốc gia; quy trình kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường. Định mức kinh tế - kỹ thuật phục vụ xây dựng dự toán và đơn giá cho dịch vụ có sử dụng kinh phí theo phương thức do Nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công căn cứ vào chất lượng đầu ra hoặc đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công. Các cơ quan, tổ chức thực hiện duy trì, bảo quản và sử dụng hệ thống chuẩn đo lường quốc gia mở rộng (ngoài các chuẩn quốc gia được quy định tại Thông tư này), căn cứ vào yêu cầu kỹ thuật; điều kiện, tình hình thực tế cơ quan, tổ chức, địa bàn để áp dụng toàn bộ hoặc từng phần định mức quy định kèm theo Thông tư này, trừ trường hợp có quy định khác. Định mức kinh tế - kỹ thuật quy định tại Thông tư này xây dựng trên cơ sở 31 quy trình thực hiện dịch vụ tương ứng đã được phê duyệt. Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn, phổ biến, tuyên truyền, triển khai thực hiện Thông tư này. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 7 năm 2022. Toàn văn Thông tư xem tại: http://www.most.gov.vn/vn/Pages/ChiTietVanBan.aspx?vID=29083&TypeVB=1 4. Hướng dẫn sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp. Ngày 31/5/2022, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư 05/2022/TT-BKHCN về việc hướng dẫn sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp (viết tắt là Quỹ). Theo Thông tư, doanh nghiệp có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc quản lý, sử dụng quỹ đúng mục đích theo quy định tại khoản 3 Điều 63 Luật Khoa học và Công nghệ; Thông báo việc thành lập Quỹ cho cơ quan chuyên môn về khoa học và công nghệ (KH&CN) thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đăng ký nộp thuế trong vòng 30 ngày kể từ ngày thành lập Quỹ; Xây dựng, phê duyệt và gửi Quy chế khoa học và công nghệ của doanh nghiệp, Quy chế chi tiêu, sử dụng Quỹ cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý doanh nghiệp cùng thời điểm nộp báo cáo trích, sử dụng Quỹ trong kỳ trích lập đầu tiên theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định số 95/2014/NĐ-CP; Báo cáo trích lập, điều chuyển và sử dụng Quỹ gửi về các cơ quan theo quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 11 Nghị định số 95/2014/NĐ-CP; Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước trong việc thanh tra, kiểm tra việc quản lý và sử dụng Quỹ theo quy định pháp luật. Thông tư quy định Quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp chi thực hiện nhiệm vụ KH&CN: Thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia, cấp bộ, cấp tỉnh; Thực hiện nhiệm vụ KH&CN của doanh nghiệp; Chi thực hiện nhiệm vụ KH&CN trong trường hợp nhiệm vụ bị dừng thực hiện vì nguyên nhân khách quan được xác định theo Quy chế KH&CN của doanh nghiệp. Quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp được chi cho các hoạt động hỗ trợ phát triển KH&CN của doanh nghiệp bao gồm: Trang bị cơ sở vật chất - kỹ thuật cho hoạt động KH&CN của doanh nghiệp; Mua quyền sử dụng, quyền sở hữu; Mua máy móc, thiết bị cho đổi mới công nghệ phục vụ trực tiếp hoạt động sản xuất, kinh doanh để thay thế một phần hay toàn bộ công nghệ đã, đang sử dụng bằng công nghệ khác tiên tiến hơn nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hoặc cải tiến phát triển sản phẩm mới của doanh nghiệp; Trả lương, chi thuê chuyên gia hoặc hợp đồng với tổ chức khoa học và công nghệ trong nước và nước ngoài để thực hiện các hoạt động KH&CN của doanh nghiệp theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 10 Nghị định số 95/2014/NĐ-CP; Chi đào tạo nhân lực KH&CN của doanh nghiệp; Chi cho hoạt động sáng kiến; Chi cho hoạt động hợp tác về khoa học và công nghệ với các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong nước và nước ngoài; Chi cho đánh giá, thử nghiệm, giám định, kiểm định, quảng bá, thương mại hóa sản phẩm mới, công nghệ mới; đăng ký quyền sở hữu trí tuệ theo quy định tại điểm h khoản 3 Điều 10 Nghị định số 95/2014/NĐ-CP được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan; Chi tài trợ, hỗ trợ kinh phí thực hiện các nhiệm vụ thuộc Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” theo quy định tại Thông tư số 45/2019/TT-BTC ngày 19 tháng 7 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định quản lý tài chính thực hiện Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”. Bên cạnh đó, Quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp còn được chi thực hiện hoạt động chuyển giao công nghệ; chi phục vụ hoạt động quản lý Quỹ. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2022 và áp dụng cho việc sử dụng Quỹ khoa học và công nghệ tại doanh nghiệp từ kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2022. Toàn văn Thông tư xem tại: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Thong-tu-05-2022-TT-BKHCN-huong-dan-su-dung-Quy-phat-trien-khoa-hoc-doanh-nghiep-515441.aspx 5. Định mức kinh tế - kỹ thuật các dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực thông tin, thống kê, thư viện KH&CN Ngày 31/5/2022, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư 06/2022/TT-BKHCN về định mức kinh tế - kỹ thuật các dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực thông tin, thống kê, thư viện khoa học và công nghệ. Định mức kinh tế - kỹ thuật ban hành kèm theo Thông tư này quy định các mức hao phí về lao động, máy móc thiết bị, vật tư trong việc thực hiện dịch vụ thông tin, thống kê, thư viện khoa học và công nghệ. Đối tượng áp dụng định mức kinh tế - kỹ thuật ban hành kèm theo Thông tư này bao gồm: Các cơ quan, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước thực hiện dịch vụ thông tin, thống kê, thư viện khoa học và công nghệ; Các cơ quan, tổ chức khác liên quan đến hoạt động thông tin, thống kê, thư viện khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước. Khuyến khích cơ quan, tổ chức có hoạt động dịch vụ thông tin, thống kê, thư viện khoa học và công nghệ không sử dụng ngân sách nhà nước áp dụng định mức kinh tế - kỹ thuật ban hành kèm theo Thông tư này. Định mức kinh tế - kỹ thuật các dịch vụ thông tin, thống kê và thư viện KH&CN xây dựng trên cơ sở phương pháp thống kê tổng hợp; phương pháp phân tích, thực nghiệm và phương pháp so sánh, cụ thể như sau: - Phương pháp thống kê tổng hợp là phương pháp xây dựng định mức trên cơ sở số liệu thống kê ở thời kỳ trước được tổng hợp, phân tích và kết hợp với kinh nghiệm của cán bộ định mức, nhân viên kỹ thuật và cán bộ quản lý trực tiếp thực hiện dịch vụ. Phương pháp thống kê tổng hợp sử dụng để tính toán xác định trị số định mức đối với những nội dung công việc có trình tự thực hiện, tiêu hao thời gian lao động không ổn định; chu kỳ thực hiện không diễn ra hàng ngày và không diễn ra tại thời điểm tiến hành khảo sát. - Phương pháp phân tích, thực nghiệm là phương pháp xây dựng định mức trong đó các hao phí về thời gian lao động, thời gian sử dụng máy, vật tư để thực hiện các nội dung công việc được xác định trên cơ sở chụp ảnh, bấm giờ và tiến hành trong điều kiện tổ chức - kỹ thuật hiện tại của đơn vị. số liệu quan sát thực hiện trực tiếp tại nơi làm việc cùng với những nhân tố ảnh hưởng tới các thành phần hao phí và các quy trình, quy định có liên quan là cơ sở để tính toán các trị số định mức. Việc xác định hao phí về thời gian bằng biện pháp chụp ảnh, bấm giờ áp dụng với những công việc đang diễn ra trên thực tế hoặc có thể mô phỏng lại tại thời điểm khảo sát, có tính chất chu kỳ và thời gian thực hiện là hữu hạn (dưới 10 phút đối với biện pháp bấm giờ, trên 10 phút đối với biện pháp chụp ảnh). Phương pháp phân tích, thực nghiệm áp dụng đối với những nội dung công việc có chu kỳ thực hiện theo ngày và xuất hiện tại thời điểm tiến hành khảo sát. - Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng để kiểm tra lại, hỗ trợ làm tăng thêm tính khoa học cho các kết quả định mức đã được xác định bằng phương pháp thống kê tổng hợp và phân tích, thực nghiệm. Trên cơ sở so sánh nội dung các bước công việc, quá trình thực hiện, điều kiện tổ chức thực hiện để điều chỉnh trị số định mức cho phù hợp. Định mức kinh tế - kỹ thuật các dịch vụ thông tin, thống kê, thư viện KH&CN quy định tại Thông tư này được xây dựng trên cơ sở 46 quy trình thực hiện dịch vụ tương ứng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nội dung định mức kinh tế - kỹ thuật bao gồm các hao phí về lao động, về nguyên vật liệu và về máy móc thiết bị sử dụng để hoàn thành việc thực hiện một dịch vụ, trong đó: - Hao phí lao động là thời gian lao động trực tiếp và gián tiếp cần thiết của các cấp bậc lao động bình quân để hoàn thành việc thực hiện một dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực thông tin, thống kê, thư viện KH&CN. Mức hao phí của lao động trực tiếp được tính bằng công, mỗi công tương ứng với 8 giờ làm việc. Mức hao phí của lao động gián tiếp (quản lý, phục vụ) tính theo tỷ lệ phần trăm (%) của hao phí lao động trực tiếp quy định tại định mức kinh tế - kỹ thuật tương ứng ban hành kèm theo Thông tư này. - Hao phí nguyên vật liệu là các loại vật liệu cần thiết được sử dụng trực tiếp để hoàn thành việc thực hiện một dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực thông tin, thống kê, thư viện KH&CN. Mức hao phí trong định mức được tính bằng số lượng từng loại vật liệu cụ thể. - Hao phí máy móc, thiết bị là các loại máy móc, thiết bị được sử dụng trực tiếp để hoàn thành việc thực hiện một dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực thông tin, thống kê, thư viện KH&CN. Mức hao phí trong định mức được tính bằng ca làm việc, mỗi ca tương ứng với 8 giờ làm việc. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 7 năm 2022. Toàn văn Thông tư xem tại: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Thong-tu-06-2022-TT-BKHCN-dinh-muc-dich-vu-su-nghiep-cong-thong-tin-thong-ke-khoa-hoc-cong-nghe-515588.aspx
Bản tin quy phạm pháp luật số 05.2023 ( 25/07/2023 )
Yêu cầu đối với nhiệm vụ KH&CN cấp Quốc gia; Điều kiện, tiêu chuẩn người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài được thuê đảm nhiệm chức danh lãnh đạo tổ chức KH&CN công lập; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Chất thải chứa các nhân phóng xạ có nguồn gốc tự nhiên; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với thiết bị X-quang đo mật độ xương dùng trong ...
Bản tin quy phạm pháp luật số 04.2023 ( 25/07/2023 )
Ban hành Định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước; Hướng dẫn một số nội dung chuyên môn phục vụ công tác xây dựng dự toán thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách Nhà nước; Hướng dẫn xử lý rủi ro trong hoạt động cho vay trực tiếp của Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia; Sửa đổi, bổ sung một số đi...
Bản tin quy phạm pháp luật số 03.2023 ( 25/07/2023 )
Quy định chi tiết một số nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa của một số nhóm hàng hóa bằng phương thức điện tử; Hướng dẫn về Hội đồng quản lý trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập; Danh mục và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ tại chính quyền địa phương; ...
Bản tin quy phạm pháp luật số 02.2023 ( 30/06/2023 )
Định mức kinh tế - kỹ thuật cho nhóm dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước đối với hoạt động tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; Tiêu chuẩn mới với viên chức ngành khoa học và công nghệ; Yêu cầu đối với các nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai...
|
Truy cập hôm nay : 5
Truy cập trong 7 ngày :40
Tổng lượt truy cập : 7,050
|