Banner Ngày 3/5/2024
Thông báo về kết quả trúng tuyển kỳ tuyển dụng viên chức của Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ tỉnh Sóc Trăng năm 2023. ( 04/03/2024 )

1. Yêu cầu đối với nhiệm vụ KH&CN cấp Quốc gia

Ngày 25/5/2023, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư 06/2023/TT-BKHCN quy định trình tự, thủ tục xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia sử dụng ngân sách Nhà nước.

Thông tư này quy định trình tự, thủ tục xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia sử dụng ngân sách nhà nước (sau đây gọi tắt là nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia) dưới các hình thức đề tài khoa học và công nghệ (sau đây gọi tắt là đề tài), dự án sản xuất thử nghiệm (sau đây gọi tắt là dự án), đề án khoa học. Các nhiệm vụ do các quỹ trong lĩnh vực khoa học và công nghệ tài trợ, hỗ trợ không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này.

Thông tư quy định Đề xuất đặt hàng đáp ứng một trong các căn cứ sau đây:

(1) Yêu cầu của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước;

(2) Chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; chiến lược, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực;

(3) Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của quốc gia;

(4) Phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ khoa học và công nghệ 05 năm và hằng năm;

(5) Các chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia;

(6) Những vấn đề khoa học và công nghệ đặc biệt quan trọng nhằm giải quyết yêu cầu cấp bách của quốc gia về quốc phòng, an ninh, thiên tai, dịch bệnh và phát triển khoa học và công nghệ.

Thông tư quy định Đề tài, dự án, đề án khoa học phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu chung và yêu cầu riêng cho từng loại hình nhiệm vụ, cụ thể như sau:

Yêu cầu chung: Có tính cấp thiết, có tầm quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh trong phạm vi cả nước, có vai trò quan trọng nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ quốc gia; Các vấn đề khoa học cần phải huy động nguồn lực khoa học và công nghệ (nhân lực khoa học và công nghệ hoặc nguồn tài chính) của quốc gia hoặc góp phần giải quyết những nhiệm vụ mang tính liên vùng, liên ngành; Vấn đề khoa học và công nghệ nhằm giải quyết yêu cầu khẩn cấp của quốc gia về quốc phòng, an ninh, thiên tai, dịch bệnh và phát triển khoa học và công nghệ; Không trùng lặp với các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia đã và đang thực hiện.

Yêu cầu riêng đối với đề tài: Đề tài trong lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ gồm: khoa học tự nhiên; khoa học kỹ thuật và công nghệ; khoa học y, dược; khoa học nông nghiệp, phải đáp ứng một trong các yêu cầu sau: Công nghệ hoặc sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến: (i) Có triển vọng lớn tạo sự chuyển biến về năng suất, chất lượng, hiệu quả nhưng chưa được nghiên cứu, ứng dụng ở Việt Nam; hoặc (ii) Được hoàn thành ở dạng mẫu (vật liệu; thiết bị; máy móc; dây chuyền công nghệ; giống cây trồng; giống vật nuôi); hoặc (iii) Có khả năng được cấp bằng độc quyền sáng chế, giải pháp hữu ích hoặc có khả năng được cấp bằng bảo hộ giống cây trồng; Có phương án khả thi để phát triển công nghệ hoặc sản phẩm khoa học và công nghệ trong giai đoạn sản xuất thử nghiệm. Đề tài trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn: Có tính mới; kết quả nghiên cứu bảo đảm tạo ra luận cứ khoa học, giải pháp kịp thời cho việc giải quyết vấn đề thực tiễn trong hoạch định và thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, pháp luật của Nhà nước; Đề tài trong các lĩnh vực khác: Sản phẩm khoa học và công nghệ bảo đảm tính mới, tính tiên tiến so với các kết quả đã được tạo ra tại Việt Nam hoặc quốc tế thông qua các công bố trong nước và quốc tế, có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và an sinh xã hội.

Yêu cầu riêng đối với dự án: Có xuất xứ công nghệ từ: Công nghệ được chuyển giao theo hợp đồng chuyển giao công nghệ; công nghệ hoặc sản phẩm khoa học và công nghệ được tạo ra từ kết quả nghiên cứu của đề tài nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ đã được hội đồng tư vấn khoa học và công nghệ đánh giá, nghiệm thu; kết quả khai thác sáng chế, giải pháp hữu ích; Công nghệ hoặc sản phẩm khoa học và công nghệ được tạo ra ổn định ở quy mô sản xuất loạt nhỏ và có tính khả thi trong ứng dụng hoặc phát triển sản phẩm ở quy mô sản xuất hàng loạt; Có khả năng huy động được nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước để thực hiện.

Yêu cầu riêng đối với đề án khoa học: Có kết quả nghiên cứu làm cơ sở để xây dựng cơ chế, chính sách, pháp luật với đầy đủ luận cứ khoa học và thực tiễn phục vụ việc hoạch định và thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Thông tư có hiệu lực từ ngày 09/7/2023.

          Toàn văn Thông tư xem tập tin đính kèm:

https://www.most.gov.vn/vn/Pages/ChiTietVanBan.aspx?vID=29150&TypeVB=1

2. Điều kiện, tiêu chuẩn người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài được thuê đảm nhiệm chức danh lãnh đạo tổ chức KH&CN công lập

Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư 07/2023/TT-BKHCN quy định việc thuê đảm nhiệm chức danh lãnh đạo tổ chức khoa học và công nghệ công lập đối với người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động khoa học và công nghệ tại Việt Nam.

Thông tư này áp dụng đối với: Cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ là người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động khoa học và công nghệ tại Việt Nam; Cơ quan nhà nước, tổ chức khoa học và công nghệ công lập sử dụng đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan. Thông tư này không áp dụng đối với tổ chức khoa học và công nghệ công lập nghiên cứu chiến lược, chính sách phục vụ hoạch định đường lối, chủ trương của Đảng; tổ chức khoa học và công nghệ công lập thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh hoặc thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ thuộc danh mục bí mật nhà nước theo quy định pháp luật.

Thông tư quy địnhTổ chức khoa học và công nghệ công lập được thuê người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài đảm nhiệm chức danh lãnh đạo khi bảo đảm các điều kiện sau: Triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ mà người Việt Nam ở trong nước chưa có kinh nghiệm hoặc cần có sự hợp tác, trao đổi kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ tiên tiến từ nước ngoài; Hoạt động trong lĩnh vực chuyên môn hoặc triển khai định hướng nghiên cứu mà người Việt Nam ở trong nước chưa có kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý đáp ứng yêu cầu.

Tổ chức khoa học và công nghệ công lập chỉ được thuê người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài đảm nhiệm chức danh lãnh đạo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này. Tổng số chức danh lãnh đạo do người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài được thuê đảm nhiệm chiếm tỷ lệ không quá 30% tổng số chức danh lãnh đạo của tổ chức khoa học và công nghệ công lập.

Điều kiện, tiêu chuẩn người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài được thuê đảm nhiệm chức danh lãnh đạo tổ chức khoa học và công nghệ công lập được Thông tư quy đinh như sau:

(1) Có trình độ chuyên môn, kết quả hoạt động khoa học và công nghệ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 87/2014/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 27/2020/NĐ-CP và có sức khỏe đáp ứng yêu cầu công việc.

(2) Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang chấp hành hình phạt; bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc cấm làm công việc nhất định chưa được xóa án tích theo quy định pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài nơi đang cư trú và làm việc.

(3) Không phải là người đang làm việc cho tổ chức chính trị hoặc tổ chức chính trị - xã hội ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam có hoạt động chống phá chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước Việt Nam.

(4) Đủ điều kiện theo quy định pháp luật về lao động để được phép làm việc tại Việt Nam.

(5) Người được thuê đảm nhiệm chức danh người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu tổ chức khoa học và công nghệ công lập ngoài các điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều này phải có kinh nghiệm ít nhất 03 năm đảm nhiệm chức danh lãnh đạo nhóm nghiên cứu tại các Viện Nghiên cứu, Trường Đại học, tổ chức khoa học và công nghệ nước ngoài, tập đoàn, doanh nghiệp của nước ngoài về chuyên ngành liên quan trực tiếp đến lĩnh vực hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ công lập.

Thông tư có hiệu lực từ ngày 10/7/2023.

Toàn văn Thông tư xem tập tin đính kèm:

https://www.most.gov.vn/vn/Pages/ChiTietVanBan.aspx?vID=29149&TypeVB=1

3. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Chất thải chứa các nhân phóng xạ có nguồn gốc tự nhiên

Ngày 25/5/2023, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư số 08/2023/TT-BKHCN ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Chất thải chứa các nhân phóng xạ có nguồn gốc tự nhiên.

Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Chất thải chứa các nhân phóng xạ có nguồn gốc tự nhiên (sau đây viết tắt là chất thải NORM). Số hiệu: QCVN 23:2023/BKHCN.

Quy chuẩn kỹ thuật này áp dụng đối với: Tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có hoạt động làm phát sinh chất thải NORM trên lãnh thổ Việt Nam (sau đây viết tắt là chủ nguồn chất thải); Tổ chức, cá nhân làm công tác thu gom, xử lý, vận chuyển và lưu giữ chất thải NORM mà không phải là chủ nguồn chất thải (sau đây viết tắt là cơ sở xử lý, lưu giữ); Cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Quy định chung về bảo đảm an toàn bức xạ: Hoạt động quản lý chất thải NORM (thu gom, xử lý, điều kiện hóa và lưu giữ) phải bảo đảm an toàn bức xạ theo quy định nêu tại Thông tư số 19/2012/TT-BKHCN ngày 08 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về kiểm soát và bảo đảm an toàn bức xạ trong chiếu xạ nghề nghiệp và chiếu xạ công chúng (sau đây viết tắt là Thông tư số 19/2012/TT-BKHCN); Không được bổ sung thêm các thành phần không chứa chất phóng xạ vào chất thải NORM nhằm mục đích giảm nồng độ hoạt độ phóng xạ trong chất thải NORM để đạt được tiêu chuẩn cho phép thải ra môi trường.

Quản lý quặng đuôi NORM: Quặng đuôi NORM phát sinh từ hoạt động khai thác, chế biến quặng urani, quặng thori, đất hiếm, sa khoáng titan và ngành công nghiệp liên quan đến hoạt động khai thác, chế biến sa khoáng titan phải được quản lý theo quy định nêu tại Thông tư số 41/2020/TT-BCT ngày 30 tháng 11 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về quản lý vận hành hồ chứa quặng đuôi trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản và các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn quốc tế có liên quan khác.

Quản lý chất thải NORM dạng lỏng: Chất thải NORM dạng lỏng phải được thu gom và xử lý theo một hoặc một vài biện pháp kỹ thuật sau: Bốc hơi, lọc, trao đổi ion, kết tủa hoặc keo tụ, thẩm thấu v.v. và phải bảo đảm: Phương pháp xử lý phù hợp với đặc tính của chất thải NORM dạng lỏng; Các thành phần chất thải thứ cấp dạng rắn phát sinh từ quá trình xử lý chất thải NORM dạng lỏng phải được xử lý và điều kiện hóa theo quy định về quản lý chất thải NORM dạng rắn nêu tại Mục 3.4 của Quy chuẩn kỹ thuật này; Nước thải sau khi xử lý được xả thải ra ngoài môi trường nếu bảo đảm tổng hoạt độ phóng xạ anpha và tổng hoạt độ phóng xạ beta nhỏ hơn hoặc bằng mức cho phép quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 40:2011/BTNMT về nước thải công nghiệp ban hành kèm theo Thông tư số 47/2011/TT-BTNMT ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 7 năm 2023.

Toàn văn Thông tư xem tập tin đính kèm:

https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Thong-tu-08-2023-TT-BKHCN-Quy-chuan-Chat-thai-chua-cac-nhan-phong-xa-co-nguon-goc-tu-nhien-568372.aspx

4. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với thiết bị X-quang đo mật độ xương dùng trong y tế

Ngày 25/5/2023, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư 09/2023/TT-BKHCN ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với thiết bị X-quang đo mật độ xương dùng trong y tế.

Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với thiết bị X-quang đo mật độ xương dùng trong y tế. Số hiệu: QCVN 24:2023/BKHCN.

Quy chuẩn kỹ thuật này quy định các yêu cầu kỹ thuật, yêu cầu quản lý đối với hoạt động kiểm định và quy trình kiểm định đối với thiết bị X-quang đo mật độ xương dùng trong y tế (sau đây gọi tắt là thiết bị X-quang).

Yêu cầu đối với các đặc trưng làm việc của thiết bị X-quang:Thiết bị X-quang phải đáp ứng các yêu cầu nêu tại Bảng 1 của Quy chuẩn kỹ thuật này.

Bảng 1. Yêu cầu đối với thiết bị X-quang

TT Nội dung kiểm tra Loại thiết bị X-quang Yêu cầu  
Thiết bị có bóng phát chuyển động Thiết bị có bóng phát cố định  
I Kiểm tra ngoại quan  
1 Thông tin thiết bị x x Thiết bị phải có nhãn mác hoặc hồ sơ thể hiện đầy đủ các thông tin về quốc gia/hãng sản xuất, năm sản xuất, mã hiệu, số xêri của thiết bị và các bộ phận chính cấu thành thiết bị (trường hợp bị mất hoặc mờ số xêri, tổ chức thực hiện kiểm định phải đánh số xêri cho thiết bị).  
 
 
2 Bảng điều khiển để thiết lập thông số làm việc của thiết bị và vị trí bàn bệnh nhân. x   Bảng điều khiển phải hoạt động tốt, rõ ràng và dễ quan sát.  
3 Bàn bệnh nhân, bộ phận và cơ cấu cơ khí x   Phải dịch chuyển nhẹ nhàng, chắc chắn và an toàn  
Cơ cấu nâng, hạ hệ thống bóng phát và bộ ghi nhận hình ảnh (nếu có)   x  
4 Tín hiệu cảnh báo phát tia x x Có tín hiệu cảnh báo bằng âm thanh hoặc màu sắc khi thiết bị X-quang phát tia X.  
5 Nút bấm khẩn cấp x   Nút bấm khẩn cấp phải hoạt động ổn định, cho phép dừng phát tia X ngay lập tức sau khi bấm nút.  
II Thời gian phát tia (Áp dụng đối với thiết bị X-quang có chùm tia X dạng hình quạt di rộng - wide fan beam và chùm tia X dạng hình nón - cone beam)  
1 Độ chính xác của thời gian phát tia x x Độ lệch tương đối giữa giá trị thời gian đo được so với giá trị thời gian phát tia cài đặt phải nằm trong khoảng ± 20%.  
III Liều lối ra (Áp dụng đối với thiết bị X-quang có chùm tia X dạng hình quạt dải rộng - wide fan beam và chùm tia X dạng hình nón - cone beam)  
1 Độ lặp lại liều lối ra x x Độ lệch giữa giá trị liều lối ra đo được lớn nhất và nhỏ nhất tại cùng một thông số đặt so với giá trị liều lối ra trung bình của ít nhất 3 lần đo phải nằm trong khoảng ± 20%.  
2 Độ tuyến tính liều lối ra x   Độ tuyến tính liều lối ra phải nằm trong khoảng ± 20%.  
IV BMD  
1 Độ chính xác của BMD (chế độ quét xương cột sống) x   Phải đáp ứng tiêu chí chấp nhận của hãng sản xuất thiết bị X-quang  
Độ chính xác của BMD (chế độ chiếu xương cẳng tay)   x  
2 Độ lặp lại của BMD (chế độ quét xương cột sống) x   Hệ số biến thiên (COV) phải nhỏ hơn hoặc bằng 3 %.  
  Độ lặp lại của BMD (chế độ chiếu xương cẳng ta      

Kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2023, thiết bị X-quang đo mật độ xương dùng trong y tế phải đáp ứng các quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 24:2023/BKHCN. Đối với thiết bị X-quang đo mật độ xương đã đưa vào sử dụng trước ngày QCVN 24:2023/BKHCN có hiệu lực: Giấy chứng nhận kiểm định còn hiệu lực tiếp tục được công nhận cho đến khi phải thực hiện kiểm đinh lại theo quy định tại QCVN 24:2023/BKHCN; Trường hợp thiết bị được sản xuất sau ngày 01 tháng 01 năm 2017, tổ chức, cá nhân sử dụng thiết bị phải trang bị phantom đánh giá độ chính xác của mật độ xương cho từng thiết bị theo quy định tại Mục 4.1.2 của QCVN 24:2023/BKHCN trước ngày 25 tháng 5 năm 2024.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 7 năm 2023.

Toàn văn Thông tư xem tập tin đính kèm:

https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Thong-tu-09-2023-TT-BKHCN-Quy-chuan-thiet-bi-X-quang-do-mat-do-xuong-dung-trong-y-te-568373.aspx

5. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 26/2019/TT-BKHCN

Ngày 01/6/2023, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư 10/2023/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 26/2019/TT-BKHCN ngày 25/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết xây dựng, thẩm định và ban hành quy chuẩn kỹ thuật.

Thông tư quy định Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2019/TT-BKHCN như sau: 

Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 3 như sau:

2. Quy chuẩn kỹ thuật địa phương là quy chuẩn kỹ thuật do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành kèm theo văn bản quy phạm pháp luật để áp dụng trong phạm vi quản lý của địa phương đối với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình đặc thù của địa phương và yêu cầu cụ thể về kiểm soát an toàn, môi trường cho phù hợp với đặc điểm địa lý, khí hậu, thủy văn và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Quy chuẩn kỹ thuật địa phương viết tắt là: QCĐP.”.

Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 13 như sau:

“4. Tùy theo mức độ phức tạp của đối tượng quản lý, nội dung quy định kỹ thuật, kết cấu của quy chuẩn kỹ thuật cơ bản được bố cục như sau:

a) Phần, chương, mục, điều, điểm, đoạn, phụ lục; hoặc

b) Phần, điều, điểm, đoạn; hoặc

c) Điều, điểm, đoạn.

Phần, chương, mục, điều, phụ lục trong quy chuẩn kỹ thuật phải có tiêu đề. Tiêu đề là cụm từ chỉ nội dung chính của phần, chương, mục, điều, phụ lục.

Bố cục và đánh số thứ tự trong quy chuẩn kỹ thuật được thực hiện theo Mẫu quy định tại Phụ lục X kèm theo Thông tư này.”.

Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 14 như sau:

“4. Hồ sơ, thủ tục đăng ký quy chuẩn kỹ thuật đã ban hành thực hiện theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP.

Bản đăng ký quy chuẩn kỹ thuật được lập theo Mẫu quy định tại Phụ lục XI kèm theo Thông tư này.”.

Thông tư còn Bổ sung, thay thế, bãi bỏ một số quy định của Thông tư số 26/2019/TT-BKHCN:

Thay thế, bỏ một số từ, cụm từ tại các điều, khoản, điểm sau đây:

a) Bỏ cụm từ “có xác nhận của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương” tại điểm a6 khoản 4 Điều 8;

b) Thay thế từ “Bước 4” bằng từ “Bước 5” tại khoản 5 Điều 8.

Bãi bỏ khoản 3 Điều 11.

Thay thế, bổ sung một số Phụ lục như sau:

a) Thay thế từ “QCVN” bằng từ “QCĐP” tại mục 5 và mục 8 Phụ lục IV;

b) Bổ sung Phụ lục X vào sau Phụ lục IX;

c) Bổ sung Phụ lục XI vào sau Phụ lục X.

 

PHỤ LỤC X

Mẫu: BỐ CỤC VÀ ĐÁNH SỐ THỨ TỰ QUY CHUẨN KỸ THUẬT

Bố cục Đánh số
Phần I
Chương I.I
Mục I.I.I
Điều 1
Điểm (cấp 1) 1.1
Điểm (cấp 2) 1.1.1
Điểm (cấp 3) 1.1.1.1
Điểm (cấp 4) 1.1.1.1.1
Điểm (cấp 5) 1.1.1.1.1.1
Đoạn Không đánh số, sử dụng chữ hoặc dấu, ví dụ: a, b... hoặc -, +...
Phụ lục A

PHỤ LỤC XI

Mẫu: BẢN ĐĂNG KÝ QUY CHUẨN KỸ THUẬT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BẢN ĐĂNG KÝ QUY CHUẨN KỸ THUẬT

Số:....(số thứ tự đăng ký/năm đăng ký)

1. Tên Bộ/cơ quan ngang Bộ/UBND tỉnh, thành phố ban hành quy chuẩn kỹ thuật:
2. Số, ký hiệu của văn bản ban hành quy chuẩn kỹ thuật:
3. Ký hiệu quy chuẩn kỹ thuật:
4. Lần ban hành, sửa đổi (nếu có):
5. Tên của quy chuẩn kỹ thuật (bằng tiếng Việt):
6. Phạm vi điều chỉnh:
7. Đối tượng điều chỉnh:
8. Tóm tắt nội dung:
9. Số trang:
10. Thời gian có hiệu lực:

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm hướng dẫn, triển khai thực hiện Thông tư này. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Thông tư này.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 18 tháng 7 năm 2023.

Toàn văn Thông tư xem tập tin đính kèm:

https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Thong-tu-10-2023-TT-BKHCN-sua-doi-Thong-tu-26-2019-TT-BKHCN-570741.aspx

  • slideshow_large
  • slideshow_large
  • slideshow_large
  • slideshow_large
  • slideshow_large
Truy cập hôm nay : 17
Truy cập trong 7 ngày :38
Tổng lượt truy cập : 6,406