09/12/2022 Lượt xem: 355
1. Nhãn hiệu “Buon Ma Thuot Coffee” được bảo hộ ở những quốc gia nào? Nhãn hiệu “Buon Ma Thuot Coffee” đã được bảo hộ tại 32 quốc gia, trong đó bảo hộ dưới hình thức “Nhãn hiệu tập thể” tại Trung Quốc, Singapore và Canada. Mới đây, Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột tổ chức hội nghị “Toàn thể hội viên hiệp hội và phát động cuộc thi Rang cà phê Việt Nam 2022, cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam 2023”. Đến nay tổng số hội viên của Hiệp hội là 208 hội viên (tăng 27 hội viên). Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột cho biết Nhãn hiệu “Buon Ma Thuot Coffee” đến nay đã được bảo hộ tại 32 quốc gia với các hình thức bảo hộ khác nhau. "Bảo hộ dưới hình thức “Chỉ dẫn địa lý” tại 28 quốc gia: gồm 27 quốc gia trong khối EU và Thái Lan; Bảo hộ dưới hình thức “Nhãn hiệu tập thể” tại 3 quốc gia gồm Trung Quốc, Singapore, Canada; Bảo hộ dưới hình thức “Tên gọi xuất xứ hàng hóa” tại Nga", đại diện Hiệp hội cho hay.
Một doanh nghiệp kinh doanh cà phê tại TP Buôn Ma Thuột. Sở Khoa học và Công nghệ Đắk Lắk cho biết Hiệp hội có 12 đơn vị được cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột cho sản phẩm cà phê nhân Robusta. Trong nửa đầu nhiệm kỳ III (2019 – 2024), Hiệp hội đã hỗ trợ hội viên trong việc sử dụng chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột như: Hỗ trợ 3 đơn vị thay đổi loại hình công ty (từ Công ty TNHH MTV sang Công ty cổ phần); 8 đơn vị xây dựng hồ sơ đăng ký gia hạn và gia hạn thành công quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột cho sản phẩm cà phê nhân… Hàng năm có khoảng 60 - 70 tấn cà phê rang xay mang thương hiệu chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột được mua bán trên thị trường nội địa, với giá trị tăng thêm khoảng 3 – 5%. Được biết, thời gian tới, Hiệp hội tiếp tục phối hợp với các Sở ngành tổ chức Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 – năm 2023; Tổ chức tập huấn cho nông dân về chế biến cà phê chất lượng cao, Rang cà phê chất lượng cao, Thử nếm cà phê…; Tìm kiếm các nguồn lực để hỗ trợ hội viên tham gia các sự kiện quảng bá trong và ngoài nước nhằm mở rộng thị trường, nâng cao giá trị gia tăng cho cà phê có chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột, cà phê đặc sản Việt Nam… Bên cạnh đó, Hiệp hội tổ chức phát động cuộc thi Rang cà phê Việt Nam 2022, cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam 2023. https://sohuutritue.net.vn/ 2. Farmext: Sáng chế 'made in Vietnam' giúp nâng cao hiệu suất nuôi tômFarmext là sản phẩm được phát triển bởi anhóm start-up do anh Trần Duy Phong dẫn đầu. Đây là thiết bị giúp cảnh bảo các bất thường về nồng độ oxy, pH trong ao, từ đó, điều chỉnh hệ thống quạt nước để tạo môi trường sống phù hợp nhất cho tôm nuôi. Farmext là thiết bị "made in Vietnam" được phát triển bởi nhóm khởi nghiệp Tép Bạc, do anh Trần Duy Phong (36 tuổi) dẫn đầu. Anh Trần Duy Phong cho biết, những việc này trước kia nông dân phải túc trực, theo dõi ao nuôi liên tục. Theo kinh nghiệm, khi nhận thấy nồng độ oxy xuống thấp, họ phải bật máy quạt nước và tắt khi nồng độ oxy cao, tần xuất thực hiện có thể lên tới 8 lần mỗi ngày vô cùng tốn sức. Với Farmext được thiết kế theo hình thức có thể đặt nổi trên mặt nước, bên dưới có bốn đầu dò là các cảm biến đo nồng độ oxy, nhiệt độ, pH và độ mặn. Khi thả thiết bị vào ao, mỗi 5 phút, máy cập nhật dữ liệu lên điện thoại của chủ ao tôm. Nếu nồng độ oxy xuống dưới ngưỡng cho phép (theo cài đặt từ đầu), hệ thống sẽ tự động vận hành máy quạt nước trong ao và dừng khi nồng độ oxy cao.
Thiết bị đo chỉ số môi trường tự động được nhóm lắp đặt tại một ao tôm tại Cà Mau. Ảnh: NVCC sản phẩm được nhóm phát triển thêm công nghệ tự vệ sinh đầu dò giúp đảm bảo hoạt động chính xác, tăng độ bền lên trên 2 năm. Máy đo chỉ số môi trường có thể được lắp đặt một thiết bị trong mỗi ao diện tích 500 - 2.000 m2. Theo nhóm, tùy vào độ xáo trộn môi trường trong ao để bố trí mật độ thiết bị. Với nhiều ao có độ đồng nhất về môi trường, có thể chỉ cần lắp đặt một máy đo. Nói về lý do phát triển thiết bị, Phong cho biết, gia đình có 11 ao nuôi tôm, diện tích hơn 10 ha ở huyện Hồng Dân, Bạc Liêu nên hiểu được sự vất vả của nông dân nuôi tôm. Theo lối sản xuất truyền thống, dựa nhiều vào kinh nghiệm, nghề nuôi tôm như đánh bạc bởi chỉ một sơ sẩy nhỏ, môi trường sống không đảm bảo, dịch bệnh, tôm có thể chết hàng loạt, dẫn đến thua lỗ. Để giảm thiểu rủi ro, sau khi tốt nghiệp ngành thủy sản, Đại học Nông lâm TP HCM, Phong cùng các đồng sự phát triển sản phẩm giúp nông dân quản lý các chỉ số môi trường bằng công nghệ, với giá thành phù hợp và dễ sử dụng. Nhóm cũng phát triển thêm tủ điều khiển các thiết bị: máy sục khí, máy cho ăn, máy quạt nước... Khi lắp đặt tủ này người dùng có thể điều khiển các thiết bị trên điện thoại thông qua phần mềm cũng do nhóm phát triển. Các dữ liệu môi trường, lượng thức ăn... được cập nhật thường xuyên phục vụ việc truy xuất nguồn gốc, chất lượng sản phẩm khi nông dân muốn phát triển thương hiệu tôm, xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Theo tính toán, hệ thống Farmext giúp nông dân tăng 26% lợi nhuận, giảm các loại chi phí như tiền điện lãng phí khi vận hành máy quạt nước bằng tay, chi phí công lao động... và giảm rủi ro trong quá trình nuôi tôm. Công nghệ này được nhóm đăng ký cấp bằng giải pháp hữu ích ở Cục Sở hữu Trí tuệ. Thiết bị được dụ kiến thương mại hóa với mức giá khoảng 29 triệu đồng. https://sohuutritue.net.vn/ 3. Việt Nam sáng chế thành công robot phục vụ sản xuất phân bón vi sinhMới đây, nhóm các nhà khoa học do TS. Đỗ Trần Thắng thuộc Viện Cơ học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, đã phát triển thành công công nghệ Robot ứng dụng trong dây chuyền sản xuất phân bón vi sinh phục vụ nông nghiệp. Theo công bố, trước đó, nhóm nghiên cứu đã phát triển thành công một mẫu cánh tay máy 6 bậc tự do có tên là SM6 định hướng ứng dụng trong sản xuất công nghiệp và nhiều lĩnh vực khác. Hệ thống Robot SM6 là một sản phẩm chính của dự án: “Hoàn thiện, làm chủ công nghệ thiết kế, chế tạo Robot công nghiệp 6 bậc tự do và ứng dụng sản phẩm vào dây chuyền sản xuất công nghiệp” do Viện Cơ học chủ trì, thuộc Chương trình “Phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 347/QĐ-TTg ngày 22/02/2013 giao Bộ Công Thương quản lý. Dự án đã được Bộ Công Thương nghiệm thu ngày 23/8/2018. Kế thừa kết quả nghiên cứu đó, từ năm2019-2021 nhóm các nhà khoa học Viện Cơ học đã tiếp tục thực hiện đề tài nghiên cứu về phát triển công nghệ Robot ứng dụng trong dây chuyền sản xuất phân bón vi sinh phục vụ nông nghiệp. Trong quá trình nghiên cứu, nhóm các nhà khoa học đã thực hiện nhiều nội dung công việc để phát triển công cụ tính toán, mô phỏng nhằm tối ưu hóa robot SM6 trước đó cả về quy trình, phần cứng và phần mềm. Trên cơ sở phân tích quy trình sản xuất chế phẩm vi sinh nhằm tự động hóa quá trình bằng giải pháp dây chuyền tự động, bán tự động; và với định hướng sản phẩm của đề tài là nhằm phục vụ sản xuất nhỏ, bán tự động hoặc tự động hóa hoàn toàn, thích ứng với khả năng gia công tại Việt Nam, phù hợp với giá thành và tăng khả năng lựa chọn các các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đề tài đã tập trung vào xây dựng, thiết kế các công đoạn chiết/rót chế phẩm dạng lỏng vào chai, đóng nắp, dán nhãn và đặt vào hộp để đóng gói, chuyển ra công đoạn tiếp theo. Các công đoạn này được thực hiện bởi cánh tay robot và là những giải pháp có thể được tích hợp lại từng phần hoặc toàn bộ trong dây chuyền tùy biến vào lựa chọn của đơn vị sản xuất.
Sau 3 năm thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu đã thành công phát triển thuật toán phần mềm, thiết kế cơ khí tối ưu cho một mẫu cánh tay robot SM6 giúp phát triển ứng dụng cho robot trong dây chuyền sản xuất phân bón vi sinh. Robot SM6 là một sản phẩm mẫu làm tiền đề để nghiên cứu tính khả thi cho việc nhân rộng (sản xuất hàng loạt) phục vụ nhu cầu sử dụng cánh tay robot trong sản xuất tại Việt Nam. Theo các nhà khoa học, hiện nhóm nghiên cứu cũng đã thành công làm chủ công nghệ quá trình thiết kế và chế tạo tay máy cho các ứng dụng trong công nghiệp phụ trợ phù hợp với điều kiện Việt Nam, dựa trên nhu cầu thực tế của thị trường. Bên cạnh đó, các kết quả được tạo ra từ quá trình nghiên cứu cũng được đưa vào sử dụng để phục vụ đào tạo đội ngũ nghiên cứu khoa học và công nghệ về ngành Cơ điện tử, đặc biệt trong lĩnh vực robot. Với sản phẩm cụ thể là SM6 robot và các kiến thức có được trong thời gian thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu hoàn toàn có thể: Thiết kế và chế tạo các loại robot phù hợp với yêu cầu cụ thể của khách hàng, đơn vị sử dụng, doanh nghiệp. Ngoài ra, phần mềm SM6 robot cũng được đưa thành sản phẩm có tính chất thương phẩm để ứng dụng vào việc điều khiển các robot khác được thiết kế và chế tạo tại Việt Nam. https://sohuutritue.net.vn/ 4. Machine Vision System: Công nghệ thay thế công nhân QC trong chuỗi sản xuấtNhóm các kỹ sư tại thành phố Hồ Chí Minh do anh Bùi Đức Minh mới đây đã phát triển thành công một hệ thống tích hợp công nghệ thị giác máy tính và AI, thay thế công nhân kiểm tra chất lượng (QC) phát hiện các lỗi trên sản phẩm. Khâu kiểm tra chất lượng - Bộ phận QC được biết đến là một trong những yếu tố quyết định đối với chất lượng đầu ra của các lô hàng hóa. Người công nhân kiểm tra chất lượng để đảm bảo được các yêu cầu đề ra cho sản phẩm cần phải liên tục tập trung tinh thần trong ca làm việc và nâng mức độ tỉnh táo lên mức tối đa để kịp thời phát hiện và loại bỏ hàng lỗi không cho chúng được xuất ra thị trường. Trên thực tế, khảo sát với nhân viên QC, họ tâm sự chỉ tập trung được khoảng hơn 15 phút đầu mỗi ca. Thời gian sau đó, do áp lực công việc hay làm ca đêm, có những khi họ không nhận ra lỗi, chủ yếu với những chi tiết nhỏ. Nhận thức được thực tế này, nhóm startup do do Bùi Đức Minh (43 tuổi, quận 3, TP HCM) dẫn đầu cùng 10 bạn trẻ khác đã nghiên cứu, phát triển ra Hệ thống có tên Machine Vision System. Được biết, Bùi Đức Minh là sinh viên ốt nghiệp kỹ sư tự động hóa tại Đại học Bách khoa TP HCM năm 2002 và từng có nhiều năm làm việc tại các doanh nghiệp sản xuất bao bì, thực phẩm. Với kiến thức chuyên môn, năm 2016 Minh nghỉ việc ở doanh nghiệp, kết nối với 10 bạn trẻ có kinh nghiệm phát triển dự án khởi nghiệp sử dụng công nghệ thị giác máy tính và AI để tạo nên một hệ thống giúp các nhà máy có thêm công cụ kiểm tra chất lượng sản phẩm chính xác hơn, thay thế lực lượng công nhân QC.
Sau 5 năm nghiên cứu, hệ thống Machine Vision System ra đời với tỷ lệ nội địa hóa trên 75% và đưa vào thử nghiệm. Machine Vision System được thiết kế với một băng chuyền chạy đưa sản phẩm vào khu vực kiểm tra. Trên đó được thiết kế một phòng tối, bố trí hệ thống camera thông minh theo nhiều hướng, góc khác nhau. Các camera có khả năng phóng đại nhiều lần để kiểm tra các lỗi nhỏ mà mắt thường khó quan sát. Xung quanh camera được bố trí nhiều đèn chiếu sáng hỗ trợ chụp ảnh sản phẩm. Dữ liệu từ camera được kết nối với phần mềm quản lý và module AI chứa các dữ liệu được máy tính học. Các ảnh chụp sản phẩm từ camera sau đó sẽ được đưa lên kho dữ liệu máy tính để so sánh với cơ sở dữ liệu trong hệ thống. Khi có sai số, tín hiệu sẽ truyền đến các xilanh gạt sản phẩm vào các hốc được thiết kế hai bên băng chuyền.
Sơ đồ các thiết bị phần cứng của hệ thống. Ảnh: NVCC Hệ thống có thể kiểm tra lỗi ở các linh kiện điện tử, thực phẩm, dược phẩm, nông sản... ở các lỗi có dị vật trong sản phẩm, biến dạng hình thể, dán nhãn sai. Ngoài ra hệ thống có thể đếm số lượng, phân loại sản phẩm, đọc mã QR. Tốc độ xử lý mỗi sản phẩm chưa đến một giây, tỷ lệ chính xác trên 98%. "Trong một ca, hay một ngày dựa vào số lượng sản phẩm bị lỗi, loại lỗi mà người quản lý nắm được các khâu sản xuất đang gặp vấn đề gì để có thể điều chỉnh. Với một lỗi mới, người quản lý có thể cập nhật vào phần mềm để AI học và cập nhật dữ liệu", Minh nói. Hiện trên thị trường có một số công nghệ kiểm tra lỗi sản phẩm nhưng chủ yếu của nước ngoài, giá thành cao và tính năng chưa phù hợp với một số sản phẩm trong nước. Hệ thống do nhóm phát triển có chi phí từ 800 triệu - 2 tỷ đồng, rẻ hơn 4 lần so với các sản phẩm nước ngoài. Nhóm cho biết, hệ thống có thể thiết kế tùy quy mô sản xuất của nhà máy và loại hàng hóa cần kiểm tra. Những nhà máy sản xuất cũ, chưa ứng dụng công nghệ có thể được thiết kế phù hợp để hoạt động. "Hệ thống có thể thay thế hoàn toàn nhân sự làm QC. Tính trung bình, chi phí doanh nghiệp trả lương trong một năm cho QC đủ để đầu tư hệ thống", Minh nói. Theo kết quả thử nghiệm Machine Vision System tại một doanh nghiệp sản xuất nước yến tại Đà Nẵng sau hơn 3 tháng, hệ thống đã giúp đơn vị này tiết kiệm được hàng chục lao động làm QC, đồng thời hạn chế tình trạng hàng bị lỗi. Đánh giá về hệ thống này, TS Phạm Văn Tấn, nguyên Phó giám đốc Phân viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch TP HCM cho biết, Machine Vision System có tiềm năng ứng dụng cao cho nhiều loại sản phẩm. Tuy nhiên, nếu muốn sử dụng hệ thống để kiểm tra chất lượng trái cây thì sẽ cần phải có thêm nhiều nghiên cứu, điều chỉnh, bổ sung phù hợp. Bởi, đối với trái cây, hệ thống cần phải chụp được toàn bộ bề mặt trái. Tuy nhiên, ở thiết kế hiện tại, vị trí tiếp xúc với băng chuyền của trái cây sẽ khiến camera khó chụp ảnh. Nếu trái bị hỏng hay khuyết tật ngay ở đó thì hệ thống khó nhận diện. https://sohuutritue.net.vn/ 5. Gia Lai: Chân dung lão nông Phạm Văn Bình và những sáng chế hữu íchAnh Phạm Văn Bình (44 tuổi, xã Phú Cần, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) là cái tên không còn xa lạ với người dân nơi đây khi cho ra đời nhiều sáng chế đã góp phần thay đổi cách thức sản xuất truyền thống của nông dân. Là một nông dân chân đất nên anh Phạm Văn Bình đã thấu hiểu được những khó khăn, vất vả của người nông dân trong công cuộc sản xuất nông nghiệp. Cùng với đam mê học hỏi, thích sáng tạo, năm 2013 anh Bình đã bắt tay vào nghiên cứu chế tạo ra chiếc máy phun thuốc đầu tiên gắn trên xe máy. Theo anh Bình, chiếc máy vận hành khá đơn giản. Máy được thiết kế có 2 bình chứa dung tích 60 lít treo hai bên xe gắn máy, công suất một giờ phun xong một ha. Thay vì mất 2-3 ngày công như trước, giờ chỉ mất 2 giờ, một người có thể phun thuốc xong cho cả rẫy khoai mì. Việc chạy xe để phun thuốc cũng giúp người thao tác đã hít phải chất độc hại. "Mỗi khi phun thuốc diệt cỏ cho rẫy mì, nhiều nông dân khá vất vả, lưng đeo bình phun nặng. Từ đó, tôi nghiên cứu để tạo ra chiếc máy phun thuốc chạy bằng cơ gắn trên xe máy nhằm giải phóng sức lao động, qua đó giúp cho bà con giảm chi phí thuê nhân công và tăng hiệu quả kinh tế", anh Bình chia sẻ.
Các thiết kế của anh Bình đều hướng đến mục đích giải phóng sức lao động, để công việc nhà nông đỡ vất vả. Cũng theo anh Bình, máy phun thuốc có kết cấu đơn giản nhưng hiệu quả mang lại rất lớn. Máy có thể phun tại chỗ hoặc vừa chạy xe vừa phun. Đồng thời, máy có thể lắp trên những chiếc máy cày để thuận tiện hơn khi sử dụng. Đặc biệt, máy còn có hệ thống nâng đẩy béc phun cao tự động, đảm bảo phun tới cả cây trồng có tán cao 1-5m. Người dùng chỉ cần cầm một đầu dây và kéo đến chỗ cần phun, cuộn dây này sẽ tự động thả ra, phun xong chỉ bật công tắc là dây tự động thu về. Thành công chế tạo máy phun thuốc chạy bằng cơ, anh Bình tiếp tục nâng cấp sản phẩm của mình bằng việc sử dụng năng lượng mặt trời để bảo vệ môi trường. Với sáng chế này, anh đã đạt giải nhì tại Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Gia Lai lần thứ IX năm 2019. Tiếp nối thành công trên, anh Bình tiếp tục nghiên cứu và sáng chế ra máy phun thuốc điều khiển từ xa. Với chiếc máy này, bà con có thể đứng xa từ 300-500m để phun thuốc cho cây trồng. “Trung bình, một chiếc máy phun thuốc sử dụng năng lượng mặt trời có giá khoảng 3-5 triệu đồng. Giá cả rẻ hơn rất nhiều so với các loại máy móc trên thị trường nên được nhiều nông dân trong huyện tin dùng. Trong hơn 2 năm qua, tôi đã xuất bán hàng trăm chiếc máy phun thuốc cho nông dân vùng chảo lửa Krông Pa và các tỉnh như: Phú Yên, Đắk Lắk, Ninh Thuận...”, anh Bình cho biết.
Đầu năm 2021, “vua sáng chế” Phạm Văn Bình tiếp tục sáng chế thành công chiếc máy cắt hom mì sử dụng năng lượng mặt trời. Khi chiếc máy hoàn thiện, ngay lập tức đã được đông đảo khách hàng đón nhận bởi đánh trúng vào nhu cầu của nông dân. Cây mì vốn là cây trồng chủ lực của huyện Krông Pa, trước khi vào vụ, bà con phải chặt hom mì bằng tay, mất rất nhiều thời gian và chi phí thuê nhân công. Tuy nhiên từ khi chiếc máy cắt hom mì được sáng chế, bà con vùng chảo lửa rất vui vì tiết kiệm được nhiều chi phí, công sức. “Máy có kết cấu gồm 1 bộ khung sắt, tấm pin năng lượng mặt trời 50W, bình ắc quy 12V, 10 lưỡi cưa lọng gỗ. Một bộ nắn dòng từ pin mặt trời thành điện 12V để nạp vào ắc quy. Chiếc máy này, tốc độ cắt nhanh gấp 10 đến 20 lần so với làm thủ công. Máy cắt hom mì không chỉ mang lại hiệu quả cao, tiết kiệm được thời gian và công sức mà còn giúp cho hom mì nguyên vẹn”, anh Bình phân tích. Anh Bình khẳng định sẽ chỉ sử dụng năng lượng xanh trong tất cả những sáng chế để bảo vệ môi trường. “Cha đẻ” của những sáng chế hữu dụng này cũng mong muốn nhận được sự hỗ trợ, góp ý thêm của các nhà khoa học, chuyên gia và sớm được hướng dẫn thủ tục, hồ sơ đăng ký bản quyền sáng tạo. Ông Nguyễn Đình Nhung-Chủ tịch Hội Nông dân huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) đánh giá: “Các sáng chế của anh Bình đã được nhiều nông dân ứng dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, giải phóng sức lao động, tăng năng suất. Điều này càng có ý nghĩa khi giúp nông dân thay đổi phương thức sản xuất truyền thống sang cơ giới hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Hơn nữa, các loại máy sử dụng pin năng lượng mặt trời còn rất phù hợp với địa bàn huyện Krông Pa, vùng đất ít mưa nhiều nắng”. Tại huyện Krông Pa, anh Nguyễn Văn Quý cũng là một lão nông có tiếng với những sáng chế hữu ích. Anh ấp ủ mong ước sáng chế ra máy móc phục vụ sản xuất giúp giải phóng sức lao động, bảo vệ sức khỏe. Theo anh, quá trình chăm sóc cây trồng, người nông dân phải tiếp xúc rất nhiều với hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, ảnh hưởng đến sức khỏe. Từ trăn trở đó, sau khi tốt nghiệp THPT, anh đăng ký theo học 2 năm chuyên ngành Cơ khí tại Trường Trung cấp Nghề Gia Lai (nay là Trường Cao đẳng Gia Lai). Năm 2013, sau khi tốt nghiệp, anh trở về nhà phụ cha mẹ làm nông và lập gia đình. Nhưng ước mơ làm cơ khí từ nhỏ luôn thôi thúc, năm 2019, anh dồn vốn mở một xưởng cơ khí nhỏ sản xuất cửa sắt tại nhà... Đầu năm 2020, anh bắt tay vào sáng chế máy phun thuốc cỏ bán tự động.
Sản phẩm này cấu tạo đơn giản như một chiếc máy cày mini , gồm một động cơ 5,5 sức ngựa, bộ chuyển động, vô lăng, cần số, phía sau là một phi chứa nước dung tích 100 lít. Hai bên là 2 cánh tay phun thuốc, rộng mỗi bên 2,5m, tổng cộng gắn 20 béc phun. Hiện tại, máy vận hành trơn tru. Anh Quý đã cho chạy thử trong vườn điều của gia đình và đạt kết quả như mong muốn. Sau đó, anh Quý cải tiến, bổ sung thêm một số chi tiết giúp tăng công năng cho máy. Phía trước máy còn khoảng trống, anh liền lắp thêm một lưỡi dao và 2 lưỡi phay để tận dụng cắt cỏ. Phía sau máy, có thể tháo bỏ phần thùng phi chứa nước và 2 cánh tay để lắp lưỡi cày phục vụ cày và lấp đất khi trồng mì. Ngoài ra, cũng có thể lắp xe lôi vào để kéo, chở nông sản với khối lượng nhỏ. https://sohuutritue.net.vn/
✭ BÀI VIẾT LIÊN QUAN |
Truy cập hôm nay : 5
Truy cập trong 7 ngày :40
Tổng lượt truy cập : 7,774
|